Còn ống động mạch: Bệnh tim bẩm sinh đáng ngại
Còn ống động mạch tạo ra sự lưu thông bất thường giữa đại tuần hoàn (động mạch chủ) và tiểu tuần hoàn (động mạch phổi).
Vì vậy, về mặt điều trị cần làm ngưng sự lưu thông bất thường này càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng trầm trọng về sau này.
Ống động mạch là một cấu trúc bẩm sinh nối thân động mạch phổi và động mạch chủ xuống. Vị trí nối ở cách chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái 5-10mm. Trong thời kì bào thai, phổi chưa hoạt động, sức cản phổi cao, máu từ thất phải vào hệ tuần hoàn phổi ít, chủ yếu qua ống động mạch vào động mạch chủ.
Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong khoảng 10-15 giờ sau khi sinh và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng ống động mạch. Nếu ống động mạch không được đóng trong thời kì này sẽ gây ra tật còn ống động mạch.
Sự nguy hiểm của dị tật còn ống động mạch
Mức độ nặng và diễn biến của bệnh phụ thuộc vào kích thước ống, độ chênh áp giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Luồng thông bất thường sau khi sinh này sẽ dẫn đến giãn buồng tâm thất trái, rồi gây tình trạng suy tim ứ huyết và tiến triển đến suy tim toàn bộ.
Luồng thông trái – phải của ống động mạch làm giảm lưu lượng của động mạch chủ đoạn từ đoạn eo động mạch chủ trở xuống (chủ yếu ở động mạch chủ xuống) và có thể gây ra các triệu chứng ngoại biên thường gặp đầu tiên ở chi dưới.
Cuối cùng, với sự diễn biến tự nhiên của bệnh dần dần dẫn đến tăng áp động mạch phổi nặng. Đến khi áp lực động mạch phổi trở nên cao hơn áp lực động mạch chủ làm luồng thông đảo chiều (shunt đảo chiều phải – trái) gây ra hội chứng Eisenmenger, lúc này không thể điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay can thiệp được nữa.
Hình ảnh còn ống động mạch.
Triệu chứng bệnh còn ống động mạch
Ở mỗi lứa tuổi, triệu chứng của còn ống động mạch sẽ khác nhau.
Video đang HOT
Từ 3-6 tuần tuổi trẻ có thể biểu hiện thở nhanh, vã mồ hôi, khó khăn khi ăn, ăn kém, giảm cân; Trẻ hay bị ho khan, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi.
Người trưởng thành còn ống động mạch, thường đi khám vì triệu chứng của suy tim (khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm..), rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng tím (xuất hiện ở chi dưới) gặp khi shunt đã đảo chiều, dòng máu không còn từ động mạch chủ sang động mạch phổi qua ống động mạch nữa mà ngược lại đi từ động mạch phổi sang động mạch chủ.
Đối tượng nguy cơ
Trẻ sinh non tháng; Giới nữ: tỉ lệ trẻ nữ mắc bệnh cao hơn trẻ nam 2 lần; Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh; Trẻ sinh ra mắc các bệnh di truyền: hội chứng Down, hội chứng Noonan, hội chứng Cri-du-chat… có tỉ lệ còn ống động mạch cao hơn; Mẹ bị nhiễm Rubella trong khi có thai; Sinh nở ở vùng cao: trẻ sinh ra ở vùng cao có nguy cơ còn ống động mạch cao hơn
Các biện pháp chẩn đoán bệnh
Siêu âm tim: là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và có độ chính xác cao. Trên siêu âm có thể xác định được kích thước ống, chiều shunt, đo chức năng các buồng tim, áp lực động mạch phổi ước tính để có quyết định điều trị; Điện tâm đồ: có thể thấy tăng gánh thất trái, thất phải hoặc cả hai thất; Chụp Xquang ngực.
Các biện pháp điều trị bệnh
Điều trị thuốc: đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để đóng ống động mạch (ibuprofen, indomethacin). NSAID không có tác dụng với trẻ đủ tháng và người lớn.
Đối với trẻ sinh đủ tháng, trẻ em cân nặng dưới 6kg: nếu không có triệu chứng, có thể tiếp tục trì hoãn can thiệp đến khi dưới 6kg. Nếu các triệu chứng suy tim không kiểm soát được bằng thuốc, có thể phẫu thuật trong những trường hợp cụ thể.
Đối với trẻ dưới 6kg: khi ống có chỉ định can thiệp, can thiệp bít ống động mạch bằng dụng cụ qua da được ưu tiên hơn phẫu thuật.
Đối với người lớn: can thiệp bít ống động mạch được đặt ra khi có dấu hiệu quá tải thể tích thất trái. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông số áp lực mạch phổi, sức cản phổi để quyết định có can thiệp hay không.
Lời khuyên của thầy thuốc
Không có biện pháp nào có thể chắc chắn phòng ngừa bệnh, tuy nhiên một thai kì khỏe mạnh có thể hạn chế được phần nào nguy cơ mắc bệnh: Bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt axcid folic; Tiêm phòng đầy đủ trước khi có thai 3 tháng; Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh lây nhiễm; Tập thể dục đều đặn; Kiểm soát đường huyết: đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ngủ nghiêng bên trái?
Thời gian ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một yếu tố tư thế ngủ nghiêng đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Người ta không thể giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm mà mỗi đêm người ta trở mình có thể từ 20 - 45 lần và ngủ với nhiều tư thế khác nhau.
Nhiều người thường ngủ ở những tư thế mà bản thân mình cảm thấy thoải mái nhất và không nghĩ đến giá trị sức khỏe của nó. Trên thực tế, tư thế năm nghiêng vê bên trai khi ngủ có rât nhiêu lợi ích cho sức khỏe ma co le nhiều người chưa biêt đên.
Ngủ nghiêng bên trái giúp giải độc cơ thể
Ảnh minh họa
Nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ giúp hệ thống bạch huyết loại bỏ tất cả các sản phẩm chất thải, độc tố bạch huyết dịch, ngăn cản đươc các bệnh nghiêm trọng cung như thai đươc các độc tố tích lũy được xả ra từ cơ thể.
Ngủ nghiêng bên trái cải thiện hệ bạch huyết
Hệ thống này bao gồm nhiều mạch vận chuyển chất lỏng trong suốt gọi là bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ tuần và hệ miễn dịch, có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Bạch huyết thường thoát sang bên trái qua ống lồng ngực.
Ảnh minh họa
Vì vậy, việc nằm ngủ nghiêng bên trái sẽ giúp quá trình loại bỏ chất độc hiệu quả hơn. Nếu nằm nghiêng về bên phải, hệ bạch huyết bị cản trở hoạt động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh do độc tố tích tụ trong cơ thể quá nhiều.
Ngủ nghiêng bên trái giúp tăng cường hệ tiêu hóa
Ngủ nghiêng trái có thể tốt cho hệ tiêu hóa hơn nghiêng phải nhờ trọng lực. Nằm nghiêng trái cho phép chất thải thức ăn di chuyển dễ dàng từ ruột già vào kết tràng xuống. Ngoài ra, quay sang trái giúp dạ dày và tuyến tụy được đặt ở tư thế tự nhiên thoải mái (dạ dày nằm bên trái cơ thể), nhờ đó giữ cho các enzyme tụy phát triển, các quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Ngủ nghiêng bên trái không còn cảm giác mệt mỏi mỗi buổi sáng
Ảnh minh họa
Ngủ nghiêng bên trái cho phép gan và túi mật bàng quang tiết ra dich mật nhiều hơn, giúp ban tiêu hóa thực phẩm tôt hơn va ban se không cam thây mêt moi vao buôi sang khi mơi thưc dây nưa.
Ngủ nghiêng bên trái tốt cho tim
Từ lâu các bác sĩ đã khuyên phụ nữ mang thai nên ngủ quay sang trái để tăng cường tuần hoàn máu đến tim. Với người bình thường, nằm nghiêng trái có thể giảm bớt áp lực cho tim vì trọng lực giúp hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn động mạch chủ hoạt động dễ dàng hơn.
Ngủ nghiêng bên trái hạn chế tiếng ngáy
Ảnh minh họa
Ngáy là hiện tượng âm rung trong không gian của đường thở. Việc nằm ngửa giúp miệng, cổ họng và lưỡi thư giãn nhưng lại làm tắc nghẽn một phần đường thở. Khi đó, lưỡi gà và các cơ màn hầu trong họng bị kéo chùng xuống tạo ra tiếng ngáy. Việc ngủ nghiêng bên trái giữ cho lưỡi và cổ họng ở vị trí nhất định.
Tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý Nhiễm giun không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ mà còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Hình minh họa. Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Do trẻ em thường rất...