Con ơi ngủ đi, bố mẹ ‘đói’ lắm rồi!
Có lẽ vì bị “nhìn đói” quá lâu nên cả hai đều cảm thấy 1 lần “yêu” chưa đủ. Cả đêm hôm ấy anh chị đã mải mê chinh chiến và yêu đương.
Hỏng “súng” vì con
Vợ chồng chị Thủy- Hòa tuy đã cưới nhau được 6 năm, có 2 mặt con nhưng do đặc thù công việc mỗi năm anh chỉ về nhà được 2-3 lần nên chuyện “yêu” của anh chị lúc nào cũng “hừng hực” như hồi mới cưới, đêm nào cũng là đêm tân hôn.
Nhưng có một điều “nan giải” đối với cả hai vợ chồng là hai nhóc tì cứ thấy bố về sẽ quấn lấy bố, hết bắt bố chơi cùng rồi khi đi ngủ đứa nào cũng muốn ngủ cùng với bố. Nên hầu như lần nào anh Hòa về cũng chỉ được cùng vợ “đánh trận giả” vào lúc hai mắt đã ríp lại vì buồn ngủ.
Có lần vì công việc bận, 6 tháng anh mới về nhà một lần nên cơn “thèm vợ” cũng vì thế mà dữ dội hơn. Sau khi cơm nước xong, anh phải hứa hôm sau sẽ đưa hai nhóc đi mua đồ chơi, đi ăn kem,… thì 2 nhóc tì mới đồng ý đi ngủ sớm hơn thường lệ…3 tiếng và không yêu cầu có bố ngủ cùng (thường khi không có anh ở nhà thì 10 giờ đêm chị mới cho các con đi ngủ), anh chị “lẻn” ngay về phòng.
“Trận chiến” đang tới hồi gay cấn thì cửa phóng bật mở, đứa con út mắt nhắm mắt mở chạy sang phòng khóc òa lên, nhìn thấy bố đang nằm trên người mẹ, bé liền chạy lại đấm thùm thụp vào ngực bố mà la ” Sao bố bắt nạt mẹ”.
Sau sự cố ấy, không hiểu sao mỗi lần “chinh chiến” “súng” của anh Hòa chỉ “cầm cự” được chừng 1-2 phút là “cướp cò”, lại có lần “trên bảo” mà “dưới” mãi không chịu nghe.
“Dạo chưa có con thì chỉ khổ vì phải xa vợ, giờ có con thì thêm nỗi khổ vì mỗi lần về nhà “đói” lắm mà không dám “manh động” vì có con, nhà thì nhỏ, một tiếng động thì cả nhà nghe thấy. Có lẽ mấy hôm nữa phải đi bác sĩ khám lại, nhỡ đâu “súng ống” hỏng luôn thì nguy to”, anh Hòa cười buồn.
Video đang HOT
Đồng cảnh với vợ chồng chị Thủy là vợ chồng Mỵ- Bảo, tuy vợ chồng chị Mỵ không phải chịu cảnh “nắng hạn gặp mưa rào” do ở xa nhau nhưng lại gặp phải trở ngạu khác
Mang tiếng tổ ấm có 4 tầng nhưng tìm một địa điểm để tự do “yêu đương” ngay trong nhà cũng là bài toán nan giải với vợ chồng Mỵ.
“Phòng khách và phòng bếp là hết tầng 1. Tầng 2 là không gian cho vợ chồng mình và cô con gái nhỏ hơn 3 tuổi. Tầng 3 là phòng của bố mẹ chồng và đứa em chồng. Còn tầng thì có mỗi 1 phòng nhỏ làm phòng thờ” – Mỵ lý giải.
Với 30m mặt bằng chồng lên 4 tầng lên như thế, hồi mới sửa nhà, ai cũng bảo vợ chồng Mỵ sẽ ở không hết; nhưng bây giờ, ước mơ lớn nhất của Mỵ là có phòng cho con gái tập ngủ riêng.
Bé Nấm rất quấn bố, tối nào hai bố con cũng xem tivi rồi đọc sách rì rầm đến 11h đêm. Năn nỉ, thuyết phục, dọa nạt – thôi thì trăm phương ngàn kế Mỵ nghĩ ra để “dụ” con đi ngủ sớm nhưng đều không thành công. Đến giờ ngủ, bé Nấm nhất quyết đòi chen vào giữa bố và mẹ mới yên.
“Chờ con ngủ say thì đến gần 12h đêm. Vợ chồng mới yêu được một chút thì buồn ngủ rũ ra, lại phải hành sự thật nhẹ nhàng, chẳng may con gái mà thức giấc “thì chết”. Cháu đã hơn 3 tuổi rồi nên cái gì cũng muốn biết” – Mỵ lý giải.
Không ít lần chồng Mỵ có ý định mang bé lên chỗ ông bà nội xin ngủ cùng nhưng chỉ chơi được khoảng 10 phút là bé Nấm quấy khóc, đòi bố. Thế là chưa kịp “làm” gì, vợ chồng Mỵ phải lập cập lên đón con.
Cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, bé Nấm nhất định không rời bố mẹ nửa bước nên vợ chồng Mỵ càng khó. Giải pháp “yêu” buổi sáng cũng không mấy khả thi vì “nhiều lần lấy chân khều khều chồng dậy nhưng anh ấy ngủ say lắm hoặc có tỉnh thì cáu nhặng. Anh nhà mình không quen dậy sớm” – Mỵ “tỉ tê”.
Chán cảnh yêu vợ mà cứ phải lén lén lút lút, chồng Mỵ gợi ý vợ “đi tàu nhanh” vào giờ nghỉ trưa; nhưng “chuyên án thần tốc” này cũng chẳng bền. Tận dụng tối đa khoảng thời gian 1 giờ ăn trưa, hai vợ chồng “phóng xe như bay” về nhà, vì nhà cách cơ quan chỉ hơn 4km nhưng về đến nhà ăn nhanh hết cỡ cũng “mất toi” nửa tiếng, “Còn 30 phút chồng mình cứ giục nhanh nhanh để anh ấy còn về cơ quan làm nốt báo cáo kẻo chiều không kịp nộp” – Mỵ kể.
Vì lúc nào cũng phải “nhanh chóng và thần tốc” nên “sướng” đâu chưa thấy, chỉ thấy mệt nhoài.
Phần lớn các cặp đôi đều cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt vợ chồng khi em bé chào đời. Nếu bé còn nhỏ, người vợ mải mê chăm con đến mệt nhoài, quên “đả động” đến chồng. Nhiều anh chồng “mặc cảm” vì bị vợ bỏ rơi nên chuyện yêu càng khó khăn và tẻ nhạt hơn.
Khi con đến tuổi mẫu giáo, hành trình “yêu” của cha mẹ cũng thật gian nan. Nếu phụ huynh không kín đáo, các bé có thể vô tình chứng kiến “chuyện riêng” của cha mẹ.
Ở vào lứa tuổi tò mò và bắt đầu biết nhận thức xã hội thì chuyện đó có thể gây tổn thương tâm lý cho các bé. Nếu nhà có phòng riêng cho bé thì cha mẹ sẽ có không gian riêng tư, với những tổ ấm chật chội (bé ngủ chung giường) thì “chuyện đó” của cha mẹ càng nan giải.
Theo Người đưa tin
"Nếu cảm thấy bế tắc trong cuộc sống thì chọn cách chấp nhận đi con gái"
Đứng trước tòa đôi chân tôi run rẩy, có lẽ trong cuộc đời mình, đây là lần thứ hai tôi cảm nhận được nỗi sợ hãi và tuyệt vọng. Cuối cùng thì tôi cũng nhận ra, đôi khi nên học cách chấp nhận để cuộc sống này dễ thở hơn.
Sau khi ly hôn chồng và phải chịu đựng mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần tôi mới hiểu mỗi người đều nên học cách chấp nhận sự thật. Không biết đã bao lần mẹ nói với tôi rằng: "Con nên học cách chấp nhận đi", nhưng dường như những lời nói đó chỉ có ý nghĩa sau mỗi lần tôi vấp ngã.
Năm 18 tuổi tôi biết thế nào là bước ngoặt của cuộc đời mà người ta vẫn thường nói. Năm đó tôi vùi đầu vào sách vở, dường như toàn bộ thời gian của tôi đều dành cho bục giảng, thư viện hay bất kể nơi đâu tôi có thể mở sách ra và ghi chép, tính toán. Đơn giản, khi đó tôi nghĩ chỉ có con đường học vấn mới có thể nuôi dưỡng bản thân, chỉ có cánh cửa đại học mới đủ rộng lớn để tôi bước vào. Đỗ đại học là mục tiêu lớn nhất của tôi.
Sự mong đợi của người thân, kỳ vọng của thầy cô, bạn bè là áp lực lớn đối với tôi. Nghĩ mình giỏi, quá tự tin về bản thân khiến tôi trở nên tuyệt vọng sau khi biết kết quả thi. Số mệnh thật trớ trêu, giá như điểm số của tôi cứ trôi tuột đi, không có gì phải nuối tiếc thì có lẽ tôi đã không suy sụp đến thế. Một nửa điểm đủ để giết chết ý chí một con người. Khi biết mình thiếu nửa điểm để có thể bước chân vào cổng trường đại học Y danh tiếng tôi cứ ngỡ bản thân không thể sống nổi, trái đất như ngừng quay. Cảm giác xấu hổ, tuyệt vọng, dằn vặt bản thân bủa vây lấy tôi.
Khi tôi tuyệt vọng nhất, mẹ dứt khoát nói với tôi: "Học cách chấp nhận đi con gái, con lớn rồi, phải tự mình đương đầu với khó khăn và những gì mình đã làm". Mỗi một người mẹ có cách dỗ dành con cái riêng, mẹ tôi chọn cách đưa con gái đến với thực tại và muốn tôi phải chấp nhận nó. Nhìn gương mặt ngấn hai dòng nước mắt, nỗi đau giấu trong đôi mắt của mẹ khiến tôi nghẹt thở. Tôi biết lúc này mình nên làm gì, việc mà tôi nên làm không phải là cứ ngồi yên trong bóng tối ôm mặt khóc, mà là phải đối diện với hiện tại, chấp nhận sự thật, hoặc là tiếp tục ôn thi hoặc là vẽ ra cho mình con đường khác ngoài học vấn.
Dù là con gái nhưng chưa bao giờ mẹ áp đặt tôi phải làm bất cứ điều gì. Sau khi trượt đại học, tôi từ bỏ ý định tiến thân bằng con đường học vấn. Là một đứa con gái mạnh mẽ, tôi biết để đi đến thành công không phải chỉ có con đường học, còn nhiều sự lựa chọn khác đang chờ tôi.
Tôi quyết định theo nghiệp cha mẹ kinh doanh váy cưới, mặc dù không có khiếu kinh doanh nhưng với đôi bàn tay khéo léo và trí sáng tạo của mình sau 2 tháng tiếp nhận công việc tôi mới nhận ra đây mới là công việc phù hợp với bản thân. Gần hai năm làm việc tôi cố gắng xây dựng nhiều mối quan hệ mới. Tôi bắt đầu biết yêu và có những buổi hẹn hò riêng. Sau một thời gian quen biết tôi quyết đánh cược số phận của mình vào hôn nhân. Người đàn ông tôi lấy làm chồng là một doanh nhân trẻ, cùng ngành nghề với tôi. Anh hơn tôi 7 tuổi, kể từ lúc quen biết, hẹn hò đến khi cưới chúng tôi có 3 tháng bên nhau. Nhiều người nói hôn nhân chóng vánh như vậy không bền, nên có thời gian tìm hiểu lâu hơn. Nhưng với tôi, tình yêu và hôn nhân như một ván bài, thắng thua là vận mệnh, không có ai dám nói mình khôn ngoan trong tình yêu.
Lấy chồng được hơn hai tháng thì mối quan hệ vợ chồng của chúng tôi rơi vào bế tắc. Công việc làm ăn của anh thua lỗ, sa sút, anh thường xuyên đi chơi qua đêm, rượu chè và tán gái bên ngoài. Nếu cứ để yên cho anh muốn làm gì thì làm người ta sẽ nói tôi là con ngốc, nhưng hễ nói chuyện với anh là anh giở thói vũ phu, lúc đầu là chửi mắng, nói tôi là sao chổi, là vận xui của anh, về sau là những trận đòn lớn bé.
Phụ nữ có thể nhẫn nhịn để níu giữ một người chồng biết tôn trọng vợ, chứ không thể chịu nhịn, chịu khổ vì một người đàn ông tồi. Lại một lần nữa tôi biết bước ngoặt lớn của cuộc đời mình hoàn toàn sụp đổ. Nếu không phải người trong cuộc sẽ không thể cảm nhận được nỗi đau và cảm giác hoang mang của người phụ nữ ly hôn chồng.
Đứng trước tòa đôi chân tôi run rẩy, có lẽ trong cuộc đời mình, đây là lần thứ hai tôi cảm nhận được nỗi sợ hãi và tuyệt vọng. Một lần nữa mẹ tôi lại là bờ vai vững chắc cho tôi tựa vào. Không trách mắng, không hỏi lý do, cũng không cảm thấy xấu hổ vì có đứa con gái bỏ chồng. Mẹ ôm tôi và nói: "Con đã lớn, con nên học cách chấp nhận và vượt qua nỗi đau", mặc cho những giọt nước mắt của tôi rơi lã chã một bờ vai mẹ.
Phụ nữ yếu đuối thật, mỏng manh thật. Nhưng trong cuộc sống dù đi theo con đường nào chắc chắn cũng sẽ tìm được lối ra. Điều quan trọng là mỗi người phải biết học cách chấp nhận sự thật và vượt qua nỗi đau. Giờ thì tôi không còn cảm thấy đau khổ, buồn chán hay tuyệt vọng vì bất kỳ lý do hay sóng gió trong cuộc sống nữa. Tôi đã bước qua nỗi đau vì tôi biết chấp nhận.
Theo Đời sống pháp luật
Vợ đòi ly hôn chỉ sau một chuyến công tác 5 năm yêu nhau, vậy mà chỉ sau khi cưới được vài tháng, sau chuyến công tác trở về vợ đòi ly hôn. Tôi 30 tuổi, vừa lấy vợ được 5 tháng, vợ kém tôi 2 tuổi, trước ki làm đám cưới, chúng tôi đã có 5 năm yêu nhau. Trải qua bao nhiêu sóng gió, vượt qua bao nhiêu sự ngăn cản...