Con nuôi – hạnh phúc nhân đôi hay bi kịch?
“Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: “Có phải con từ bụng mẹ ra không?”. Tôi đáp: “Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ
20 năm sau, Kati Pohler gặp lại cha mẹ ruột. Em không oán giận ai, chỉ có thêm gia đình, thêm người yêu thương mình và người mình yêu thương.
“Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: “Có phải con từ bụng mẹ ra không?”. Tôi đáp: “Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ
Ba tuần tuổi, tôi bị mẹ ruột đặt trong thau nhôm, bỏ giữa đường dẫn ra cánh đồng, cho ai nhặt thì nhặt.
Chuyện trên chỉ là “phép giải” của ba mẹ trước đứa trẻ khó nuôi là tôi. Sơ sinh, cân nặng 1,9kg, tôi liên tục quấy khóc, cũng chẳng “ham hố” bầu sữa mẹ khiến ba mẹ phải nghĩ một kịch bản đổi thân phận cho con. Ở quê tôi, chuyện dựng những màn kịch như vậy là thường: vờ mang con cho người khác, sau đó xin lại hoặc đặt những cái tên xấu xí cho dễ nuôi.
Bọn trẻ chúng tôi lớn lên, hầu hết đều quên những câu chuyện ấy. Nhưng, Ngọc, cô bạn cạnh nhà tôi thì khác. Băn khoăn không biết ba mẹ ruột mình là ai, giờ còn hay mất, có lần nào nghĩ đến mình không… luôn làm Ngọc khổ đau, bế tắc.
Video đang HOT
Bảy tuổi, một bữa đi học về, Ngọc hớt hải đi tìm mẹ, hỏi: “ Sao ba mẹ tóc thẳng, còn tóc con lại xoăn?”. Dì Tám đáp: “Sinh mi trúng mùa đông, tau suốt ngày hơ trên than, nóng quá tóc mi xoăn thôi”. Nguôi một thời gian, Ngọc đi chơi về, lại hỏi: “Sao người ta đồn mẹ không sinh được nên mua con giá hai chỉ vàng?”. Dì Tám bật cười: “Cả đám trẻ xứ này đều là con lượm, con nhặt; mi được mua hai chỉ vàng, có giá quá còn gì!”.
13 tuổi, Ngọc hỏi nữa: “Ba mẹ đều da đen, còn con trắng. Con không giống ai trong họ hàng mình hết”. “Bao nhiêu nét đẹp cả họ dồn cho mi, nên mừng thì hơn” – dì Tám nói mà điệu giọng không vui. Từ đấy, dì Tám dặn Ngọc bớt giao du, ai hỏi hay nói gì mặc kệ. Thế rồi, năm Ngọc 15 tuổi, nỗi niềm riêng lặp lại: “Người ta bảo con là con bà Lan nào đó trong xóm mình, do xuất ngoại, không thể mang theo con nên bán con lại cho mẹ”. Năm ấy, dì Tám đau buồn chuyện chồng nảy thói trăng hoa, nỗi lòng Ngọc rơi giữa cơn nát lòng của mình khiến dì nổi cáu: “Thì sao? Mi giỏi thì đi tìm họ. Ai nuôi mi lớn đến chừng này, không biết ơn nghĩa, suốt ngày thắc mắc”.
Ngọc nức nở, bỏ chạy qua nhà tôi. Dì Tám sang, kéo con về, đánh như trút giận. Từ đó, Ngọc không còn hỏi về thân phận mình nữa. Tâm sự cùng tôi, Ngọc bảo: “Tao coi ba mẹ ruột chết rồi. Còn ba mẹ nuôi thì mang ơn, nhưng tao buồn vì họ không nói thật”.
Không ít người đã khóc khi xem đoạn phim về cô gái Kati Pohler. 20 năm trước, Trung Quốc ban hành chính sách một con khắt khe khiến cha mẹ ruột phải bỏ cô tại một chợ rau. Hy vọng một ngày gặp con, họ để lại lời nhắn cho người nhận nuôi đứa trẻ, rằng, hằng năm, vào cùng một ngày, họ sẽ đến cây Cầu Gãy để chờ con. 20 tuổi, Kati được cặp vợ chồng người Mỹ – cha mẹ nuôi – đưa về cội nguồn, gặp lại đấng sinh thành.
Bà Ruth, mẹ nuôi của Kati Pohler, trải lòng: “Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: Có phải con từ bụng mẹ ra không? Tôi đáp: Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ. Kati hài lòng với câu trả lời này, thế là lại chạy đi chơi”. Trước mọi câu hỏi của Kati về thân phận, bà Ruth đều thành thật trả lời. “Chúng tôi thương yêu Kati và con biết điều đó. Hôm nay, chúng tôi không mất gì” – bà Ruth nói về cảm giác khi đưa Kati đi nhận lại gia đình.
Những đứa trẻ luôn khát khao sự thật. Tôi đọc tâm trạng chung này trong một diễn đàn kín có tên “Hội xin con nuôi”. Nhưng các bậc phụ huynh… nuôi và chuẩn bị thành phụ huynh nuôi lại có tâm trạng khác: “Nói sự thật, liệu có… mất con? Nếu nói, thì bằng cách nào?”.
Dẫu không mang nặng đẻ đau, những người cha người mẹ kia đều yêu thương đứa con nuôi. Nhưng cách thể hiện tình yêu lại khác. Có phụ huynh sống trong nỗi lo con sẽ bớt yêu thương hoặc từ bỏ mình để tìm kiếm cha mẹ ruột nên dựng chuyện cha mẹ ruột của con đã chết, hay tàn nhẫn bỏ rơi con. Có người trót cho con biết về thân phận, nhưng luôn cản con tìm về nguồn cội.
Không ai phủ nhận tình yêu của dì Tám dành cho Ngọc, cũng không ai biết liệu bà có phải là mẹ nuôi; nhưng sự che giấu và những câu trả lời đánh đố, đe nẹt lại trở thành rào cản khiến Ngọc không cảm được trọn vẹn tình yêu của bà. Hơn thế, lại gieo rắc trong Ngọc – một đứa trẻ nhạy cảm – niềm tin mình chính là con nuôi chỉ từ một trận đòn. Công sinh hay công dưỡng đều quan trọng với bất cứ cuộc đời nào. Song, chỉ có trái tim, được sinh từ trái tim mới khiến cho “không ai mất gì” – như bà Ruth nhấn mạnh.
“Đáp lại nỗi khát khao sự thật về thân phận của con nuôi, các phụ huynh cần chọn đúng thời điểm – 6-8 tuổi, nhỏ hơn, trẻ không ý thức được câu chuyện, còn lớn hơn, trẻ có cảm giác bị phản bội và phản ứng tiêu cực; không cố giấu sự thật – bởi trẻ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của mình; trả lời mọi câu hỏi của con – dẫu câu hỏi ấy được lặp đi lặp lại; quan tâm, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc; không nói xấu cha mẹ ruột. Sau cùng, luôn khẳng định con là thành viên và là một phần không thể thiếu của gia đình hiện tại”.
Chuyên gia tâm lý Tara Mehta
Theo Tinmoi24.vn
Cả nhà suýt tan nát vì nghe lời thầy bói phán
Bố mẹ con bé là hàng xóm trước kia của nhà tôi, họ có 3 đứa con, nhưng không hiểu sao chỉ dành tình cảm cho 2 đứa còn lại, còn đứa lớn, nếu ai không biết lại tưởng là con nuôi hay con riêng.
(Ảnh minh hoạ).
Con bé có đôi mắt bồ câu to đen lay láy, cái mũi dọc dừa xinh xắn, phải nói là nó thừa hưởng tất cả các nét đẹp của bố mẹ, lúc đẻ nó ra, bố mẹ nó đặt tên nó là Tươi, những mong cuộc đời nó sau này sẽ tươi thắm. Ấy vậy mà, nó chưa tròn 1 tháng tuổi bố mẹ nó cãi nhau to, rồi mẹ nó bỏ đi vứt nó lại cho bố nó. Bố nó cũng vứt luôn nó cho bà nội bỏ đi đâu đó mấy năm.
Các cô nó thi thoảng vẫn kể lại, ngày đó bà nội bắt các cô ngâm gạo giã mỏi cả tay để lấy bột cho nó ăn.Tuổi thơ của nó lớn lên bên bà nội nghèo khó như vậy, thiếu sữa mẹ, thiếu cả mọi thứ...Rồi thì khi nó lên 10 tuổi, sau bao lần thuyết phục của cả 2 bên nội ngoại, bố mẹ nó về lại với nhau, nhà nó ra ở riêng, nó vừa buồn vừa vui vì không được ở cùng bà nội nữa nhưng lại được sống cùng bố mẹ.
Hàn gắn lại rồi bố mẹ nó sinh liên tiếp 2 đứa em, việc làm ăn của bố mẹ nó đang thuận lợi bỗng dưng thua lỗ liên tiếp, cứ bán cái gì cũng lỗ, nuôi con gì cũng chết. Đang lúc buồn chán bố mẹ nó được mách đến nhà ông thầy bói cao tay để giải hạn.
Ông thầy nói tuổi của nó xung khắc với bố mẹ nó, để nó trong nhà thì vợ chồng sẽ lục đục, làm ăn lụi bại, phải cho nó ra ở riêng thì nhà mới yên ổn được. Cũng trong thời gian đấy, bà nội nó mất, lấy lý do hương khói cho bà mà bố mẹ nó bắt nó ở một mình trong căn nhà trước bà nội nó ở, lúc đó, nó mới có 13 tuổi.
Nó ra ở riêng rồi, nhưng bố mẹ nó vẫn làm ăn thua lỗ, các em lại đau ốm nên đành phải cho nó về nhà trông em. Lúc này ông thầy lại bảo phải làm lễ mới hết, hết lễ nọ đến lễ kia. Suốt ngày, bố mẹ nó quát mắng và gọi nó là con phá sản... con của nợ... Nó cũng chẳng được bố mẹ yêu thương, quan tâm như trước...
Chút của nả cuối cùng trong nhà đã được đem đi cúng bái hết, cũng năm đó con bé vừa học xong cấp 3, không được thi đại học. Bố mẹ tống luôn nó đi làm giúp việc cho một người quen trên Hà Nội, vừa để đẩy nó ra khỏi nhà, vừa có tiền cho gia đình.
Cặm cụi suốt một năm, may con bé được nhà chủ thương nên động viên đi học tiếp, rồi nó tự ôn và thi đỗ đại học, vừa làm vừa học, học xong tự bươn chải xin việc. Nhờ năng lực tốt lại chịu khó nó được nhận vào làm ở công ty nước ngoài. Có tiền, nó chăm sóc cho gia đình đầy đủ, sửa nhà, mua sắm vật dụng, lo cho 2 em ăn học... Cả làng, ai cũng nói bố mẹ nó may mắn lắm mới có được nó. Bố mẹ nó giờ rất ân hận, chỉ vì nghe theo lời thầy bói nói mà bao năm qua không những đã xa lánh bỏ mặc nó, còn kéo theo bao nhiêu tiền của vào cúng bái, khiến gia đình suýt tan...
Theo Dân Trí
Lời thú nhận đêm tân hôn đã buộc tôi phải ly hôn chỉ 3 tháng sau ngày cưới Nghe anh thủ thỉ hỏi chuyện, tôi đã đắn đo rất nhiều rồi quyết định nói thật với chồng. Tôi không ngờ, anh nhảy dựng lên, tát tôi một cái trời giáng rồi đuổi ra khỏi phòng. Tôi với chồng từng yêu nhau rồi lại chia tay. Thực ra, thời điểm đó là do anh ra nước ngoài du học, yêu xa, chúng...