Con nợ mẹ một nàng dâu
Nỗi lo của mẹ vẫn còn đó khi hai cậu con trai vẫn chưa yên bề gia thất. Con vẫn biết đó là nỗi lo lắng nhất của mẹ bây giờ, bởi mẹ nói đời người ngắn chẳng tày gang, sớm hay muộn ai cũng phải có một gia đình riêng.
Ảnh minh họa
Sinh ra, mẹ đã là người khắc khổ. Nhà ông ngoại có cả thảy 4 người con, mẹ là chị cả phải lo toan cơm nước cho gia đình từ khi mới năm hay sáu tuổi gì đó (theo lời mẹ kể lại). Ngày còn nhỏ, nhà có nghề phụ là làm rổ rá, lồng bàn đậy mâm cơm cho thiên hạ. Mẹ phải đi gánh nứa mua từ ngoài bãi sông Hồng cách nhà gần chục cây số về để làm hàng nan.
Lớn lên một chút, bà thường hay buộc mỗi đầu đòn gánh hai chục chiếc lồng bàn và đi bán khắp các chợ vùng quê, đôi khi lên cả khu chợ phố Khâm Thiên, Trương Định. Mẹ biết đến Hà Nội từ đó, mặc dù mẹ cũng sinh ra tại Hà Nội. Rồi mẹ cũng thi đỗ và được cử đi học Sư phạm. Đạp xe hơn hai mươi cây số đi đến Trường Bưởi (trường Sư phạm ngày xưa ở gần đường Bưởi bây giờ), đi lên thị trấn Phùng (ngày đó trường sơ tán về đấy chống địch ném bom). Mẹ bảo có những hôm thiếu cơm đói bụng, mấy chị em học cùng rủ nhau ra nhà dân gần đó làm công giúp họ, được họ trả công bằng mấy cây mía về ăn cho đỡ đói.
Rồi mẹ cũng học xong ra trường, về làm giáo viên vỡ lòng gõ đầu bọn trẻ con làng trên xóm dưới. Ngày đó để ăn còn khó chứ nói gì đến việc học hành. Lớp học của mẹ, học sinh đều là con em trong làng, đói khổ lắm. Mẹ bảo, có những đứa đi học quần rách cả gấu, mẹ lại thương tình mang kim chỉ ra khâu cho. Có những đứa đi học gãi đầu rơi cả chấy ra vở, giờ giải lao mẹ lại gọi ra chải đầu bắt chấy cho. Mẹ vẫn bảo phú quý sinh lễ nghĩa. Giờ thầy cô giáo được phụ huynh và học sinh trọng vọng lắm, nghĩ mà thương cho cái thời xưa ấy! Ai bảo mẹ làm cô giáo làng cơ chứ.
Lâu dần, các thế hệ con em trong làng đều “bị” mẹ gõ đầu, hết anh chị lại đến em út. Mấy chục năm trong nghề gõ đầu trẻ, mẹ được người ta gọi bằng cái tên “bà giáo” bởi có nhà hai thế hệ bố mẹ – con đều do mẹ dạy những chữ đầu tiên. Ngày bé, có lần mẹ cùng mấy chị bạn sang nhà ông chú làm nghề bói toán, thầy bói bảo bốc một que diêm lên để thầy xem. Xem bói que diêm cho mẹ xong, đã phán “cháu sau này lấy chồng cũng cơ bản lắm, rồi cũng có nhà ngói, sân gạch, cây mít”. Nửa tín nửa nghi, mẹ nghĩ thầy bói đoán mò, chứ ai bốc diêm mà xem được số mệnh bao giờ.
Thế rồi mẹ gặp bố – bộ đội đóng quân gần nhà và hai người kết duyên từ đó. Nhà cũng là nhà ngói, cũng trồng cây mít, ấy nhưng hai mươi mấy năm sân vẫn chưa được lát gạch, chỉ có lối đi duy nhất rộng hơn nửa mét được xếp gạch vỡ để vào nhà. Vậy là mẹ đã có được 2/3 niềm tin vào lời thầy bói, nghĩ mà mừng.
Video đang HOT
Năm anh em được mẹ sinh ra trong vòng chín năm có lẻ. Mẹ tần tảo nuôi nấng dạy dỗ. Bố sức khỏe yếu, đau yếu luôn do di chứng chiến tranh và sức ép của trận bom để lại. Ngoài giờ lên lớp, mẹ lại tìm cách đi kiếm ăn cho năm cái tàu há mồm ở nhà. Khi đi mót khoai, lúc thì đi gặt lúa thuê cho người ta. Ấy vậy nên đến giờ con vẫn nhớ cảnh mẹ đi mót khoai ngoài ruộng, cuốc đất đến bở hơi tai mới thấy một củ khoai tia nhỏ nhỏ, thế là mừng quýnh cả lên.
Trong ký ức của con bây giờ vẫn còn đọng lại những rổ khoai sồn sột để nguội ăn mới ngon, vì vị ngọt của khoai sột phải để nguội mới cảm nhận được. Mà hình như có những thứ chỉ lần đầu được ăn mới làm người ta nhớ mãi, y như ” Cái bánh mỳ kẹp chả” ngày nào con biết. Niềm vui và tự hào của mẹ là con và mấy anh em đều ngoan, học hành giỏi giang cả, năm nào cũng có giấy khen mang về. Hồi đó, mẹ nói nếu nhà mình có điều kiện để đóng khung giấy khen thì chắc phải treo kín gần hết bốn bức tường mất.
Năm con vào cấp 3 cũng là năm mẹ được nhà trường động viên về hưu để thay một thế hệ bà giáo già bằng những cô giáo trẻ. Cầm được hơn hai triệu trong tay, mẹ mừng như được vàng thoi mang về sửa cái bếp để mỗi năm không phải trát đất tránh gió như trước nữa. Rồi anh cả – cánh tay phải kiếm tiền của mẹ bất ngờ bị gọi nhập ngũ. Mẹ lại điêu đứng hơn cầm đơn đi xin hoãn nghĩa vụ nhập ngũ cho anh, nhưng không được.
Hết cấp 3 con phải từ bỏ trường Bách Khoa vì học phí tận 120 nghìn (bằng nửa tháng lương hưu của mẹ), con đi học trường nghề vì vừa có học bổng đủ trang trải học phí, lại sớm được ra nghề. Cũng vì quá khó khăn mà em con từ bỏ không thi vào cấp 3 nữa, đi làm để con chuyên tâm vào việc học vì cả nhà thương con còi nhất, chỉ có đường học sau này mới mở mày mở mặt ra được.
Giờ đây cả bốn anh em trai đều có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cả, mẹ cũng mừng và cười như nông dân được mùa gặt.
Khi con ra trường, cũng may có thầy giới thiệu con mới xin được vào chỗ làm tốt, chứ ngày đó muốn vào Bưu điện Bờ Hồ làm, người ta bảo phải có 50 triệu mới xong. Mẹ bảo số mày có quý nhân phù trợ đấy. Nhà không còn lo lắng chuyện cơm áo, chạy ăn từng bữa nữa, mẹ cũng dễ thở hơn từ đấy.
Mẹ lại bảo, ngày xưa thầy bói nói mẹ phải qua tuổi 60 mới hết khổ. Đến giờ, mỗi khi có mấy mẹ con ngồi ăn cơm, mẹ bảo vẫn thấy thầy bói nói đúng. Đó là cách đây khoảng 6,7 năm, cả nhà dồn vào đủ tiền xây căn nhà mới, khang trang hơn, mẹ có sân gạch cho đủ bộ: Nhà ngói – sân gạch – cây mít. Đôi khi mẹ vẫn bảo chúng con: “nhà mình ngày xưa nghèo khó nhìn lên chẳng bằng được ai, nhưng giờ thì nhìn xuống cũng chẳng ai bằng mình. Thế là hạnh phúc vừa đủ rồi nhỉ”.
Tai họa ập xuống đầu con, nước mắt mẹ ngắn dài tuôn chảy, cũng may mọi việc qua khỏi. Mẹ bảo còn người thì sẽ có của con ạ, phúc đức nhà mình lớn lắm. Hàng ngày, mẹ vẫn phải lo cơm nước, giặt giũ phơi phóng cho các con các cháu. Mẹ trở thành osin già, không lương. Mẹ nói giờ mẹ còn sức khỏe, còn làm được cho con cho cháu thì mẹ vẫn làm, làm việc nhà và đi lại nhiều sức khỏe sẽ khá hơn. Con sợ đến một ngày nào đó sức khỏe của mẹ giảm sút, lúc đó con cháu biết cậy nhờ ai. Cầu trời phật phù hộ để mẹ của con luôn mạnh khỏe.
Nhưng nỗi lo của mẹ vẫn còn đó, khi còn hai cậu con trai vẫn chưa yên bề gia thất. Con vẫn biết đó là nỗi lo lắng nhất của mẹ bây giờ, bởi mẹ nói đời người ngắn chẳng tày gang, sớm hay muộn ai cũng phải có một gia đình riêng. Con nợ mẹ một nàng dâu. Mẹ vẫn biết con trai mẹ viết văn hay như cái điểm 10 năm ấy, nhưng mẹ đâu có đọc bài viết này của con vì mẹ không dùng máy tính. Các con của mẹ sẽ gắng trưởng thành và làm mẹ tự hào vì đã sinh ra chúng con. Con sẽ nhớ mãi những lời mẹ dạy. Mẹ – cô giáo đầu tiên và mãi mãi của đời con. Con kính trọng và yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi.
Theo VNE
Vợ vừa sinh, chồng đã chạy theo nhân tình
Anh bỏ gia đình chạy theo nhân tình khi tôi vừa sinh con được hơn một tháng.
Tôi và chồng kết hôn được 6 năm nay. Hiện tại chúng tôi đã có một cậu con trai 6 tuổi và một bé gái gần 6 tháng tuổi. Cuộc sống vợ chồng tôi trước đây khá vui vẻ, hòa thuận... nhưng khoảng hai năm nay, anh bắt đầu thay đổi khiến cuộc sống gia đình tôi đang rơi vào địa ngục.
Khi tôi chuẩn bị sinh đứa con thứ hai thì biết anh ngoại tình. Dù tôi đã hết lời khuyên ngăn anh nên chu toàn cho gia đình, con cái nhưng anh chỉ hứa được lần đầu tiên, sau những lần đó, anh lại trở mặt và không ngần ngại công khai chuyện ngoại tình với tôi.
Khi đứa con gái được hơn một tháng, anh đã bỏ nhà ra đi sống với người tình suốt một thời gian dài. Nhưng vì giữa họ có mâu thuẫn nên anh lại quay về với gia đình, xin tôi tha thứ để làm trọn trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình.
Thế nhưng, khi anh quay về, cứ ngỡ anh hạnh phúc đã mỉm cười với chúng tôi nhưng chỉ sống với mẹ con tôi được một tháng, anh lại bỏ mặc vợ con để chạy theo tiếng gọi của nhân tình.
Tôi đã khóc lóc, níu kéo rất nhiều và mong anh quay lại để giữ mái ấm gia đình này nhưng anh phũ phàng nói: "Cô hãy cút ra khỏi cuộc đời tôi!". Tôi như chết lặng trước câu nói của anh... thật sự không thể ngờ rằng, người chồng, người cha của những đứa con tôi lại vô tâm, vô tình với chính gia đình của mình như vậy!
Chẳng nhẽ tôi chấp nhận ly dị để nuôi con một mình? (Ảnh minh họa)
Giờ đây, anh đã đi với cô ta được gần 4 tháng. Thi thoảng tôi vẫn nhắn tin, gọi điện mong anh về thăm nhà, quan tâm con cái để chúng cảm nhận được tình cảm cha con, ruột rà nhưng anh vẫn không về.
Bạn bè, người thân nhìn vào hoàn cảnh gia đình tôi ai cũng xót thương cho tôi và khuyên tôi nên sớm ly dị để giải thoát cho bản thân. Nhưng nhìn vào hai đứa con nhỏ ngây ngô, tôi không đủ can đảm để làm chuyện đó. Tôi vẫn mong anh ấy suy nghĩ lại để quay về với gia đình, cùng tôi chăm sóc hai đứa con nhỏ.
Tuy tôi đã hết lời năn nỉ, van xin nhưng anh vẫn lạnh lùng: "Tôi và cô không còn quan hệ gì nữa. Từ nay xin đừng làm phiền tôi".
Bây giờ tôi đang rất đau khổ và bế tắc. Không ngờ rằng, cuộc đời này lại phũ phàng với tôi như thế! Tôi đã hết lòng với gia đình, con cái... nhưng điều tôi nhận được chỉ là sự phản bội và đau đớn.
Càng nhìn gương mặt ngây ngô của con, tôi lại không thể kìm được những giọt nước mắt đau khổ. Cứ nghĩ sau này con mình lớn lên không có bố, tôi lại quặn lòng thương con và không biết tương lai của con mình rồi sẽ về đâu nữa...
Các bạn ạ! Bây giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng nhẽ, tôi đành chấp nhận ly dị và một mình nuôi con suốt cuộc đời còn lại?
Theo VNE
Bạn gái đã mất trinh mà còn... chảnh Cô ấy đã trao thân cho em, không còn trong trắng vậy mà lại phụ bạc em để đi yêu người khác. Em năm nay 28 tuổi, còn cô ấy là 23 tuổi. Quen nhau được 3 năm thì cô ấy đi học xa. Tháng đầu tiên xa nhau em thấy cô ấy có rất nhiều người tán tỉnh nhưng mỗi khi gặp...