Con nhớ mẹ lắm!
Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?
Vợ của anh vì một lý do ngoài ý muốn đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Một buổi tối khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên anh chỉ chào hỏi đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ comple liền lên giường nằm. Đúng lúc đó, ầm một tiếng, bát mì tôm làm bẩn hết chăn và ga trải giường, hóa ra trong chăn có một bát mì tôm. “Cái thằng ranh con này”, anh ta liền vớ một chiếc móc quần áo chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận.
Đứa con trai vừa khóc vừa nói:
- Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.
Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.
Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, chu đáo hơn, khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ đi tìm anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa con không một lời giải thích, chỉ nói “Con xin lỗi”.
Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lúc bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về ném trước mặt con trai nói:
- Sao mày lại làm những trò tai quái thế này hả?
Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:
- Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.
Mắt người bố cay cay hỏi con:
- Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?
Đứa con nói:
Video đang HOT
- Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.
Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau ông bố nói:
- Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.
Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.
“Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ chơi điện tử. Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!
Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?
Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?”
Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?
Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn. Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có nghĩa lý gì. Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác.
Những ông bố bà mẹ xin đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà dễ dàng ly hôn. Vì đau thương lớn nhất sau sự đổ vỡ đó không ai hết mà chính là thuộc về đứa con. Bạn đã kết hôn hay chưa kết hôn thì hãy nhớ một điều, xin hãy quý trọng “nó”.
Theo Guu
Phở chỉ dành cho bố
Và sau cái lần đi ăn phở ấy đã khắc sâu vào tâm trí cu Tý là: Phở không người lái chỉ dành cho những người như bố.
Sáng Chủ Nhật, như thường lệ, tôi dẫn đứa con gái 9 tuổi ra quán phở Xưa, hai mẹ con gọi mỗi người một bát, con gái ăn phở bò, mẹ ăn phở gà.
Hôm đó cũng có một người khách ăn mặc rất lịch sự đến ngồi vào bàn bên cạnh hai mẹ con. Trông anh ta còn khá trẻ, nhưng phong cách có một vẻ gì đó già dặn, từng trải cuộc đời. Anh gọi hai bát, một bát có thịt bò và một bát không thịt. Tôi thầm nghĩ chắc anh gọi cho cô người yêu sắp đến, và có thể cô ta sợ béo nên không ăn thịt. Nhưng gọi rồi mà vẫn không thấy có ai đến cả. Anh vẫn ngồi như đang suy nghĩ điều gì đó,vẻ mặt rất buồn, tôi lại nghĩ anh buồn vì lỡ hẹn với người yêu chăng?
Và đánh bạo, tôi hỏi: -Em chờ bạn à? Sao không ăn đi, nguội hết phở rồi?
- Dạ không, em không chờ ai cả.
- Thế sao không ăn? Thấy tôi cứ hỏi, người thanh niên đó nói, nếu chị không bận, chị đi uống cafe với em được không, em sẽ có thời gian để nói chị hiểu. Tôi thầm nghĩ, có lẽ anh thanh niên này có vấn đề gì rắc rồi, cần sự giúp đỡ của mình chăng?
Và tôi đã nhận lời.
Tại quán cà phê, người thanh niên đó đã kể lại về tuổi thơ khó nhọc của mình.
Khi mẹ sinh, vì vất vả nhọc nhằn nên em bé tý tẹo,vì vậy bố mẹ đặt cho cái tên là Tý.
Tý kể lại hồi học lớp ba, từ nhà Tý đến trường không xa, hàng ngày bố Tý dắt Tý đi học, hai bố con phải đi qua cái chợ nhỏ đầu làng, chợ chỉ có mấy hàng rau, hàng thịt, hàng cá, và hai quán phở...
Mỗi lần bố dắt tay em qua hàng phở, mùi nước phở thơm phức cứ làm cho bước chân em như chậm lại, em ra công mà hít hà cái mùi thơm thơm, ngầy ngậy quyến rũ đó, bụng em như có hàng ngàn con kiến cào cấu, cắn xé, rồi như có nước sôi ùng ục bên trong. Bố kéo mạnh tay em lôi đi trong sự nuối tiếc: "Tý đi nhanh lên kẻo muộn học!" .
Nhà Tý nghèo lắm. Mẹ mất vì tai nạn giao thông khi em mới tròn 2 tuổi, bố không công ăn việc làm, ai thuê gì làm nấy, hôm có việc, hôm không, cuộc sống bấp bênh, bữa đói bữa no.B ố lo cho đi học là may lắm rồi, tiền đâu mà ăn quà như các bạn.
Một hôm đi học về Tý kể: "Bố ơi, ở lớp con có bạn Hà My sáng nào mẹ bạn ấy cũng dắt đi ăn phở bố ạ".
- Uhm....
- Nhưng bạn ấy nói là không thích, bạn ấy chỉ thích ăn linh tinh thôi. Mẹ bạn ấy bảo ăn linh tinh như cóc xanh, ô mai dễ đau bụng lắm.
- À mà mai con có muốn ăn phở không, bố sẽ đãi con phở bò nhé.
- Vâng ạ, vâng con thích lắm.
Sáng hôm sau, trên đường đến trường, hai bố con cu Tý rẽ vào quán gọi hai bát phở, nhưng một bát không có thịt. Cu Tý thấy cô bán hàng bê khay có hai bát phở ra. Cô nhẹ nhàng đặt xuống bàn. Bố đẩy bát có thịt bò sang chỗ cu Tý, còn bát không có thịt bố ăn.
Cu Tý ngạc nhiên hỏi:"Sao bát của bố không có thịt hả bố?"
- À, phở này gọi là "Phở không người lái đó con".
- Bố ơi. Tại sao phở không có thịt lại là "Phở không người lái hả bố"?
- Ừ, rồi khi lớn lên con sẽ hiểu, con trai ạ.
Tý vẫn thắc mắc, tại sao lại thế ạ?
Bố trả lời: Phở không người lái là chỉ dành cho những người như bố thôi con ạ.
Tý nghĩ có lẽ bố nói đúng, vì mấy người lớn bàn bên vẫn ăn phở có người lái đó thôi.
Và sau cái lần đi ăn phở ấy đã khắc sâu vào tâm trí cu Tý là: Phở không người lái chỉ dành cho những người như bố.
Lần sau đi ăn,Tý gọi hai bát, một bát có thịt và một bát không thịt cho bố.
Và cứ như vậy đến khi Tý lớn hơn một chút, hiểu ra thì bố không còn bên Tý nữa, Tý cảm thấy ân hận vì cái sự ngây thơ của mình.
Bây giờ khi Tý đã trở thành một kỹ sư, có cái tên mới là Tâm. Có xe, có nhà, có tiền, Tâm có khả năng mua cho bố cả trăm, cả nghìn bát phở có thịt thì bố đã ra đi theo mẹ rồi.
Để nhớ ký ức xưa,thỉnh thoảng Tâm quay lại quán phở ngày xưa, lục tìm lại cho mình hình ảnh bố đẩy bát có thịt sang chỗ mình, còn bát không thịt bố ăn, mà thấy lòng thổn thức.
Theo Guu
Bố tôi là lão điên phía bên kia đường Mãi sau, người ta vẫn thấy cô gái trẻ đứng đó, chỗ người đàn ông điên ngày nào cũng ngồi, cô gào to: Ba ơi, ba ơi, ba của con ơi.....! Mười hai giờ khuya, cả xóm nhỏ xôn xao thức giấc bởi những âm thanh kinh khủng. Tiếng la hét chửi rủa của một người đàn ông,tiếng đổ vỡ loảng xoảng của...