Còn nhiều khó khăn trong lấy mẫu xét nghiệm lao: Rất cần thêm các phương pháp mới

Theo dõi VGT trên

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế về thời gian trả kết quả lâu như nuôi cấy, độ nhạy thấp, do đó, các chuyên gia cho rằng rất cần có thêm phương pháp mới nhanh, tiện lợi hơn.

Việc sàng lọc, phát hiện các ca lao mới vẫn gặp nhiều khó khăn

Tại hội thảo về phương pháp chẩn đoán mới trong điều trị, thanh toán bệnh lao, PGS-TS Nguyễn Bình Hoà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng ban điều hành Chương trình lao Quốc gia cho biết khả năng tiếp cận chẩn đoán vẫn là một rào cản đáng kể đối với việc chăm sóc và điều trị lao.

Việt Nam đứng 11/30 nước có gánh nặng về lao và bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900 trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200 ca tử vong.

Gánh nặng về bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn cao nhưng việc sàng lọc, phát hiện các ca lao mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn có khoảng 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện.

Còn nhiều khó khăn trong lấy mẫu xét nghiệm lao: Rất cần thêm các phương pháp mới - Hình 1

Bệnh nhân lao điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh: Minh Hương).

Theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn lao hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế về thời gian trả kết quả lâu như nuôi cấy, độ nhạy thấp như soi AFB trực tiếp, hay chi phí cao như Xpert và hầu hết các phương pháp đều vẫn còn có những hạn chế.

Ngoài ra, việc chẩn đoán dựa trên mẫu đờm thường khiến cho việc chẩn đoán bị kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần và khiến người bệnh không được xét nghiệm chẩn đoán lao kịp thời.

Video đang HOT

Trong đó, với phương pháp chẩn đoán lao truyền thống qua dịch đờm, nhiều người bày tỏ sự khó khăn, bất tiện khi lấy dịch đờm họng, nhất là với phụ nữ, trẻ em.

“Hậu quả của việc chẩn đoán chậm là gia tăng nguy cơ lây lan bệnh lao trong cộng đồng và làm chậm trễ trong điều trị đã dẫn đến gia tăng số ca tử vong do lao”- Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói.

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Văn phòng FIND Việt Nam – tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực y tế đánh giá, hầu hết các phương pháp chẩn đoán lao hiện nay còn nhiều hạn chế khi áp dụng cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, lao phổi ít vi khuẩn, hay bệnh nhân HIV…

Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới hiệu quả, thuận tiện và phù hợp hơn là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao sử dụng các bệnh phẩm lâm sàng không phải là đờm rất cần thiết cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, bệnh nhân không khạc được đờm, bệnh nhân HIV…

Ngoài ra, việc sử dụng bệnh phẩm khác ngoài đờm sẽ mở ra cơ hội phong phú hơn về giải pháp kỹ thuật để phát triển xét nghiệm mới.

Chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này, TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết, có đến 64,1% nhân viên y tế được hỏi cho biết khó khăn trong việc lấy mẫu đờm do 97% người bệnh không thể khạc đờm. Lý do là người bệnh không biết cách khạc đờm, một số nhóm người bệnh không có đờm, sợ lây nhiễm…

Việc đưa mẫu đờm về phòng xét nghiệm và vài tuần sau mới có kết quả cũng là rào cản. Có đến 88,6% người dân có kết quả sau khi lấy mẫu từ 1 tuần-1 tháng; 7,4% lấy mẫu trong khoảng từ 1-3 tháng, có đến 2,7% chưa bao giờ nhận được và chỉ có 1,3% có được kết quả trong khoảng dưới 1 tuần.

Thêm phương pháp lấy mẫu mới để chẩn đoán, xét nghiệm lao

Từ tháng 6/2021 – 6/2025, Chương trình Chống lao Quốc Gia – Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với FIND thực hiện Nghiên cứu đa trung tâm đánh giá độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán mới để phát hiện lao ở người trưởng thành: FEND-TB. Phương pháp mới lấy mẫu xét nghiệm bệnh lao bằng nước bọt (phết lưỡi) và nước tiểu, thay vì lấy đờm như hiện nay.

Mục đích là thu thập dữ liệu và mẫu bệnh phẩm lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao thông thường làm tiêu chuẩn tham chiếu và thực hiện các xét nghiệm.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu về một số mẫu bệnh phẩm mới trong chẩn đoán lao tại cơ sở y tế, TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh, cho biết hai phương pháp sàng lọc bệnh lao mới là: phết lưỡi và sử dụng nước tiểu để tìm vi khuẩn lao đang được thí điểm tại một số cơ sở y tế thuộc 4 tỉnh, thành phố có số ca mắc lao mới và tái phát hàng đầu là TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và An Giang.

Còn nhiều khó khăn trong lấy mẫu xét nghiệm lao: Rất cần thêm các phương pháp mới - Hình 2

TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh chia sẻ về tin tưởng của người bệnh đối với mẫu phết lưỡi/ nước tiểu so với mẫu đờm để xét nghiệm, chẩn đoán lao.

Theo TS Hạnh, các phương pháp này có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống đó là quy trình lấy mẫu nhanh, nguy cơ lây nhiễm thấp, tăng tiếp cận với xét nghiệm lao, phù hợp với chiến dịch sàng lọc cộng đồng quy mô lớn… Ngoài ra, phương pháp này cũng phù hợp với những bệnh nhân ốm nặng; những người không thể khạc đờm như người già và nhóm dễ bị bỏ sót là trẻ em; bệnh nhân HIV… Hiện các nghiên cứu đang tiếp tục được thực hiện để đánh giá độ nhạy của phương pháp.

Đây là hướng tiếp cận quan trọng góp phần đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam, nguy cơ lây nhiễm thấp, giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế, mức giá thấp hơn so với xét nghiệm đờm.

Còn đối với mẫu nước tiểu, nhân viên y tế, mọi người cũng đều đánh giá có nhiều lợi thế hơn lấy mẫu đờm, giá thành tương đối rẻ…

Hiện phương pháp FEND-TB được triển khai tại các quốc gia Nam Phi, Peru, Uganda, Moldova và Việt Nam. Mạng lưới nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc việc đánh giá để có thể đưa vào áp dụng một cách sớm nhất các công cụ chẩn đoán.

Nhiều người nhập viện do bệnh hô hấp, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh khi trời lạnh

Các bác sĩ lưu ý khi thời tiết chuyển lạnh, người già và trẻ nhỏ dễ gặp phải những bệnh về đường hô hấp, thậm chí phải nhập viện.

Theo các bác sĩ, các bệnh hô hấp có đặc thù riêng. Đặc biệt, phổi là cơ quan trực tiếp giao tiếp với môi trường, hít thở luồng không khí bên ngoài môi trường vào cơ thể nên tất cả những thay đổi môi trường đều trực tiếp ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp.

Khi yếu tố bảo vệ bị giảm sút sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố nguy cơ bùng phát, người bệnh dễ bị kịch phát các đợt bệnh cấp tính, kịch phát các tình trạng nhiễm trùng về hô hấp. Đặc biệt, khi bị nhiễm lạnh, viêm phổi, người có bệnh lý nền, bệnh thường nặng hơn. Đa số trường hợp đến khám phải nhập viện là những trường hợp nặng, nguy kịch.

Nhiều người nhập viện do bệnh hô hấp, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh khi trời lạnh - Hình 1

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì viêm phế quản mãn tính do nhiễm trùng, liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết.

Ths.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì viêm phế quản mãn tính do nhiễm trùng, liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết. Trong tháng qua, thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh khiến số bệnh nhân nội trú tăng rõ rệt.

"Nếu bình thường khoa chỉ điều trị khoảng 200 lượt bệnh nhân/tháng thì tháng vừa rồi tăng lên hơn 130%. Với các trường hợp nội trú điều trị, đa số trong tình trạng phải thở oxy, suy hô hấp. Thậm chí, có nhiều trường hợp rất nặng phải thở máy xâm nhập, đặt ống nội khí quản; cũng có trường hợp tử vong. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 15 bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập, thở máy hỗ trợ; số còn lại đa số phải thở oxy vì tình trạng suy hô hấp", Ths.BS Vũ Văn Thành thông tin.

Miền Bắc đang trong những ngày giá rét, nhất là 10 ngày gần đây, nhiệt độ hạ đột ngột. Ths.BS Vũ Văn Thành khuyến cáo, với những trường hợp sẵn bệnh lý nền cần được quản lý bệnh nền thật tốt, theo dõi chuyên khoa kể cả bệnh lý về hô hấp và các bệnh lý đi kèm.

Người dân cần có chế độ bảo vệ cơ thể thật tốt như đảm bảo dinh dưỡng nhất là người cao tuổi, cần ăn uống đủ chất. Về chăm sóc, những ngày rét, người cao tuổi cần được giữ ấm, nhất là khi hay phải thức dậy về đêm, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh có thể gây bệnh về hô hấp, hoặc có thể gây những cơn đột quỵ tim, đột quỵ não. Người có bệnh nền cần hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, nếu nhất thiết phải ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang để giữ ấm đường hô hấp để phòng bệnh.

"Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần để ý trẻ không để trẻ bị nhiễm lạnh về đêm, thay tã bỉm kịp thời tránh bị lạnh do trẻ tiểu đêm... Đồng thời, để tăng sự bảo vệ chủ động, với người bệnh nền, những người trên 65 tuổi nên tiêm phòng cúm, tiêm phòng vi khuẩn phế cầu để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh về phổi, tăng khả năng phòng bệnh", Ths.BS Vũ Văn Thành khuyến cáo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
Công chúa Vpop U40 lên sóng sinh nhật TVB, dàn sao Hoa ngữ còn hát bằng tiếng Việt đầy bất ngờ
14:14:00 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Không ai tin nổi đứa trẻ ngồi khoang hạng thương gia máy bay lại làm điều này
13:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024
Vì sao Độc đạo tập cuối gây tranh cãi nhưng vẫn quá hợp lý?
15:05:00 21/11/2024

Tin mới nhất

5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng

18:22:43 21/11/2024
Các chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, làm giảm khả năng bị cảm lạnh, cúm. Bằng cách thường xuyên đưa mật ong vào chế độ ăn uống, sẽ giúp hỗ trợ cho cơ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc

17:21:47 21/11/2024
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết

08:07:11 21/11/2024
Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn cung cấp tinh bột kháng tuyệt vời, có lợi cho việc nuôi dưỡng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cao và giảm cân.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn các loại hạt giàu protein này để kiềm chế cơn đói và duy trì mức năng lượng

07:19:15 21/11/2024
Loại hạt giàu protein này có 5,73 gam protein mỗi ounce và 9 loại axit amin thiết yếu, hạt dẻ cười là một nguồn protein hoàn chỉnh. Hạt dẻ cười cũng giàu chất xơ và phytosterol, giúp kiểm soát cân nặng và giảm cholesterol.

Điều cần làm để tránh tái nhiễm giun kim

07:16:31 21/11/2024
Nếu bạn không chắc nước có an toàn hay không, hãy đun sôi trước khi uống. Nước sôi 1-3 phút sẽ giết chết ký sinh trùng. Chờ cho đến khi nước nguội trước khi uống

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

06:02:25 21/11/2024
Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ - hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái ph...

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Có thể bạn quan tâm

'Săn' chồng giàu để đổi đời, đêm tân hôn gái trẻ khóc cạn nước mắt khi phải chấp nhận sự việc kinh hoàng này

Góc tâm tình

19:38:18 21/11/2024
Đối với tôi đó chính là đêm tân hôn kinh hoàng nhất, tôi không bao giờ nghĩ mình lại rơi vào tình thế đau lòng này. Tôi không biết mình sẽ sống thế nào trong những ngày tiếp theo.

Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0

Thế giới

19:33:12 21/11/2024
Mặc dù không bị sốc trước các lựa chọn của Tổng thống Mỹ đắc cử, nhưng công chúng có thể thấy khó hiểu khi thấy số lượng nhân vật truyền hình và giải trí mà ông Trump đang khai thác cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.

Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam

Sao việt

19:28:27 21/11/2024
6 năm sau đêm đăng quang đầy tranh cãi, hoa hậu Lê Âu Ngân Anh đã lặng lẽ viết nên một hành trình mới bằng vẻ đẹp tri thức.

Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt

Netizen

19:08:04 21/11/2024
Sau khi chính thức về chung một nhà với thiếu gia Minh Đạt, Midu (Đặng Thị Mỹ Dung, sinh năm 1989) cũng có những cập nhật cởi mở hơn về cuộc sống.

Viễn cảnh Pogba tái hợp Greenwood

Sao thể thao

18:57:24 21/11/2024
Paul Pogba được cho là đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng với CLB Marseille để chuẩn bị cho khả năng trở lại thi đấu.

Bắt quả tang 7 nam nữ sử dụng ma túy, bay lắc trong quán karaoke

Pháp luật

18:29:34 21/11/2024
Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 7 đối tượng nam nữ đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bay lắc tại một quán karaoke trên địa bàn.

Bí quyết bảo vệ tóc khỏe đẹp trước những thói quen tạo kiểu thường ngày

Làm đẹp

18:28:01 21/11/2024
Kiểu tóc đẹp luôn là một phần quan trọng tạo nên phong cách cá nhân, nhưng đừng để vẻ ngoài làm tổn thương sức khỏe của mái tóc. Hãy yêu thương mái tóc bằng cách tạo kiểu một cách thông minh và chăm sóc đúng cách.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

Tin nổi bật

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Rosé (BLACKPINK) lép vế trước mỹ nhân aespa hở bạo giữa trời đông, G-Dragon "slay" giữa dàn sao Hàn ra sân bay MAMA 2024 nhờ món đồ này

Sao châu á

17:57:40 21/11/2024
Sáng nay (21/11), dàn sao Hàn từ ca sĩ, diễn viên cho tới các nhóm nhạc hàng đầu Kpop đã đồng loạt đổ bộ sân bay để lên đường sang Mnet Asian Music Awards 2024 (MAMA 2024) tại Nhật Bản.