Con người từng sống cùng khủng long 10.000 năm trước?
Phát hiện mới tại một ngôi đền ở Campuchia dẫn đến giả thuyết rằng con người và khủng long từng chung sống cùng nhau, nhưng các chuyên gia lại có cách lý giải khác.
Hình chạm khắc gây tranh cãi tại ngôi đền ở Campuchia.
Theo Daily Star, một số người tin rằng hình chạm khắc bên ngoài ngôi đền Ta Prohm nổi tiếng ở Campuchia là bằng chứng về việc loài khủng long từng sống cùng con người.
Con người trong quá khứ đáng lẽ ra chưa từng biết đến loài khủng long bởi các sinh vật đồ sộ này đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước.
Nhưng ngôi đền chỉ mới được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, dẫn dến những giả thuyết rằng khủng long và con người từng sống cùng nhau trong khoảng 10.000 năm trở lại đây.
Bài viết trên trang UFO Sightings Footage cho biết: “Chúng ta cần phải đánh giá lại sự tồn tại của loài khủng long. Chúng lẽ ra đã tuyệt chủng từ rất lâu, hoặc thiên thạch có thể đã quét sạch loài khủng long như dự đoán”.
Trang mạng này nói còn nhiều bằng chứng, các hình chạm khắc trên đá ở Peru cũng chứng minh con người từng sống cùng loài khủng long.
Video đang HOT
Ngôi đền Ta Prohm là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Campuchia.
Tuy vậy, chuyên gia Brian Switek của tạp chí Smithsonian cho rằng, giả thuyết trên vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Nhìn kỹ thì hình chạm khắc “không hoàn toàn giống khủng long Stegosaurus”, Switek nói.
“Phần đầu lớn hơn, trông giống như có sừng. Hình nổi lên ở trên thân giống như chiếc lá. Đây có thể chỉ là một con lợn rừng hoặc tê giác với bối cảnh có lá xung quanh”.
Switek cho rằng, cũng có thể đây là một trò chơi khăm. “Hình chạm khắc có thể chỉ mới xuất hiện gần đây. Nó có thể được tạo nên phục vụ cho một bộ phim, bởi ngôi đền này là địa điểm các đoàn làm phim hay lựa chọn”.
“Nhưng dù thế nào, hình chạm khắc ở ngôi đền cũng không thể được coi là bằng chứng cho thấy con người từng chung sống với khủng long”, Switek kết luận.
Theo Danviet
Đây mới là nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng?
Khủng long từ lâu được cho là đã tuyệt chủng khi thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây khoảng 65 triệu năm trước, nhưng nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết khác.
Thảm họa thiên thạch có thể không phải là lý do duy nhất khiến khủng long tuyệt chủng.
Theo Daily Mail, nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia đến từ Đại học Albany ở New York, Mỹ, cho rằng khủng long đối mặt với thảm họa từ rất sớm, trước khi thiên thạch quét sạch sự sống trên hành tinh.
Giáo sư Gordon Gallup và cộng sự Michael Frederick, chỉ ra rằng loài khủng long to lớn đã không học được cơ chế tự phòng vệ.
Nhiều loài sinh vật đã phát triển cơ chế tự phòng vệ để tránh ăn phải những loại thức ăn nhiễm độc, khiến chúng bị ốm.
Giáo sư Gallup dẫn trường hợp của loài chuột. "Việc loại bỏ loài chuột thất bại bởi vì chúng, giống như nhiều loài khác, đã biết cách để sống chung với thực phẩm có độc".
"Khi chuột phát hiện ra loại thức ăn mới, chúng chi thử một lượng nhỏ. Nếu bị ốm, chúng sẽ ghi nhớ mùi vị đó và không bao giờ ăn phải thức ăn đó một lần nào nữa".
Trong khi đó, thực vật hạt kín đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra, theo các bằng chứng hóa thạch.
Khủng long đã biến mất hoàn toàn sau thảm họa thiên thạch cách đây khoảng 65 triệu năm.
Loài thực vật này xuất hiện ngay trước khi khủng long bắt đầu biến mất, khiến nhóm nghiên cứu tại Đại học Albany cho rằng, thực vật hạt kín đóng vai trò quan trọng đến sự sinh tồn của khủng long.
"'Gallup và Frederick nói rằng, các loài thực vật khí đó đã phát triển cơ chế phòng vệ bằng độc tố, trong khi khủng long không hề ý thức được mối đe dọa đó", báo cáo viết.
Tuy vậy, nghiên cứu của các nhà khoa học không đưa ra khoảng thời gian chính xác về sự xuất hiện của những loài thực vật có độc.
"Mặc dù thảm họa thiên thạch luôn là yếu tố quan trọng nhất, rõ ràng việc khủng long không biết cách tránh xa nguồn thực phẩm nhiễm độc là một trong những nguyên nhân khiến chúng suy giảm mạnh về số lượng", Giáo sư Gallup nói.
"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, khủng long đã dần biến mất từ trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra, và chúng vẫn tiếp tục biến mất trong hàng triệu năm".
Nghiên cứu của các nhà khoa học mới được đăng tải trên tạp chí "Ideas in Ecology and Evolution".
Theo Danviet
Scotland: Dấu vết khủng long quái vật tồn tại cách 170 triệu năm Dấu chân được cho là của loài sinh vật lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất mới đây đã được phát hiện ở Scotland, khiến các chuyên gia về khủng long đặc biệt quan tâm. Dấu vệt khủng long quái vật tồn tại cách 170 triệu năm. Theo Daily Star, dấu chân khủng long có niên đại 170 triệu năm trước mới...