Con người tìm mãi không thấy người ngoài hành tinh vì lý do này?
Con người đã đi tìm nền văn minh ngoài hành tinh được 30 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện bất cứ dấu vết đáng kể nào.
Người ngoài hành tinh không đơn giản là xuất hiện trước mắt con người như trong phim.
Theo Daily Star, Trái đất là nơi vô số dạng sống sinh sôi từ hàng tỉ năm trước. Ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt nhất như sâu dưới lòng đất, ở sâu bên trong hồ nước Nam Cực đóng băng, sự sống luôn có cách để sinh sôi.
Nhưng con người cho đến nay chưa từng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, dù rằng có những phỏng đoán về hành tinh giống hệt như Trái đất ở đâu đó ngoài vũ trụ.
Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải, bao gồm sự sống từng tồn tại ở các hành tinh khác, nhưng đã sớm bị tuyệt diệt. Một giả thuyết mới được ra cho rằng, đơn giản là con người đã đi tìm nhầm chỗ.
Mục tiêu tìm kiếm của các nhà khoa học là những nơi có nước hoặc từng bị nước bao phủ ngoài vũ trụ. Nhà khoa học NASA, Alan Stern giải thích, nước tạo ra môi trường an toàn cho các sinh vật thông minh phát triển. Nước giúp ngăn chặn bức xạ, tránh khỏi thảm họa thiên thạch. Cuộc sống ẩn sâu dưới nước luôn yên bình dù trên cạn có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa.
“Tác động của Mặt trời, siêu tân tinh và dù bạn ở quỹ đạo nào, có từ trường hay không, có bầu khí quyển trong sạch hay không, những thứ đó không còn quan trọng nếu có nước”, Stern nói.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh được hơn 30 năm.
Nhưng nước đóng vai trò như “bộ áo giáp”, cũng là nhà tù giữ các sinh vật sống trong đó. “Nếu một nền văn minh ngoài hành tinh sống dưới nước đạt đến độ phát triển, có thành phố riêng, chúng ta cũng sẽ rất khó nhận ra”.
Stern giải thích rằng dạng sống thông minh dưới nước cũng không quan tâm đến các vì sao như con người. “Họ rất khó tạo ra phi thuyền du hành không gian vì nó phải chứa đầy nước, rất nặng và khó điều khiển”, Stern nói.
Ở một số hành tinh như siêu Trái đất, nơi có trọng lượng gấp 2-10 lần Trái đất, lực hút cũng là rất lớn. “Ở những hành tinh đó, những sinh vật sống rất khó nghĩ đến chuyện du hành không gian. Họ thậm chí còn không có vệ tinh nhân tạo hay kính viễn vọng”, nhà thiên văn học Michael Hippke đặt giả thuyết.
Michael Hippke nói con người may mắn sống ở Trái đất, nơi có lực hút vừa phải, đủ để bay ra khỏi quỹ đạo.
Ngoài ra, có cách giải thích khác về việc con người đơn độc trong vũ trụ. Đó là vì đây là vũ trụ giải lập và chưa có thêm dạng sống thông minh được tạo ra. Hoặc con người đã bị người ngoài hành tinh âm thầm theo dõi từ lâu nhưng họ chưa quyết định ra mặt.
Chuyên gia Arthur C Clarke từng nói: “Có hai giả thuyết: chúng ta đơn độc trong vũ trụ hoặc không đơn độc. Cả hai giả thuyết đều rất đáng lo ngại”.
Theo danviet
Nóng: Người ngoài hành tinh tồn tại nhưng đang bị giam cầm ở đây
Con người chúng ta đã tìm kiếm người ngoài hành tinh trong hơn 30 năm nhưng tại sao chưa phát hiện ra họ? Lý do là họ có thể đang trốn dưới những đại dương ngầm hoặc bị mắc kẹt trên những siêu Trái đất, theo báo Anh Daily Star.
Người ngoài hành tinh có thể đang sống trên các siêu Trái đất
Hành tinh của chúng ta tràn đầy sức sống. Ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt nhất; sâu dưới lòng đất, trong sâu thẳm những hồ nước bị đóng băng ở Nam Cực, sự sống vẫn sinh sôi nảy nở.
Điều đó dấy lên câu hỏi, liệu sự sống còn tồn tại ở bất cứ nơi nào khác trong vũ trụ, ngoài hành tinh của chúng ta hay không? Bất chấp nỗ lực tìm kiếm nhiều chục năm qua của con người, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có tồn tại sự sống ngoài vũ trụ, theo Daily Star. Liệu có phải chúng ta đã tìm kiếm nhầm chỗ hay không? Hoặc đơn giản là công nghệ của chúng ta vẫn chưa đủ hiện đại để phát hiện ra những sự sống ẩn sâu trong vũ trụ?
Chúng ta đã phát hiện ra một số "thế giới đại dương" trên những hành tinh mà bề mặt hoặc phần lớn bề mặt của chúng được bao phủ hoàn toàn bởi nước. Enceladus, một vệ tinh quay quanh Sao Thổ, được cho là có một đại dương rộng lớn bên dưới "lớp vỏ" băng giá của nó.
Enceladus, một vệ tinh quay quanh Sao Thổ, được cho là có một đại dương rộng lớn bên dưới "lớp vỏ" băng giá của nó.
Ông Alan Stern làm việc tại NASA cho rằng, "thế giới đại dương" sẽ cung cấp loại môi trường ổn định giúp sự sống sinh sôi nảy nở. Sự sống dưới đáy biển có thể phát triển yên ổn và được bảo vệ khỏi bức xạ cũng như tất cả các tác động ngoại động
"Bức xạ của mặt trời, siêu tân tinh gần đó, và bất kể quỹ đạo của hành tinh đó thế nào, nó có từ trường không, không khí có độc hại không - tất cả những điều đó đều không ảnh hưởng gì", ông Stern cho biết.
Tuy nhiên "bộ áo giáp lỏng" đó cũng là một nhà tù. "Nếu họ (sự sống ngoài hành tinh) có công nghệ, và giả sử họ đang phát tín hiệu ra bên ngoài hoặc họ bật đèn các thành phố hay bất cứ điều gì khác - chúng ta cũng không thể nhận thấy họ", ông Stern nói thêm.
Ông Stern, người làm việc trên tàu thăm dò không gian New Horizons tầm xa của NASA, bình luận thêm rằng các sinh vật biển thông minh đương nhiên sẽ ít quan tâm đến các ngôi sao hơn chúng ta - những con người ở trên mặt đất. Nhưng nếu họ có quan tâm, thì tàu vũ trụ của họ - vốn phải chứa đầy nước - sẽ rất nặng và khó phóng.
Thậm chí, sẽ còn khó khăn hơn nếu họ sống trên Siêu Trái Đất.
Siêu Trái đất là các hành tinh đá có khối lượng gấp từ 2 đến 10 lần Trái đất. Nó rất phổ biến trong Vũ trụ.
Kể từ lần đầu tiên siêu Trái đất được phát hiện vào năm 1992, nhiều hành tinh tương tự khác cũng đã lộ diện. Trong số 1.000 ngoại hành tinh được lập bản đồ cho đến nay, ước tính có hơn 300 siêu Trái đất. Một số siêu Trái đất có môi trường được cho là không quá nóng và không quá lạnh và do đó là ứng cử viên cho sự sống.
Không chỉ có thể ở được, chúng có thể "ở được rất tốt" với bầu khí quyển dày đặc hơn giúp che chắn tốt hơn trước các mối đe dọa vũ trụ như tiểu hành tinh và bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, trên các hành tinh to lớn hơn, các chuyến bay thám hiểm vũ trụ sẽ đắt hơn theo cấp số nhân", nhà thiên văn học Michael Hippke cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh rằng con người rất may mắn khi sống trên một hành tinh tương đối "nhẹ" với lực hấp dẫn đủ yếu để con người có thể bay ra ngoài vũ trụ.
"Các nền văn minh khác, nếu họ tồn tại, thì họ có thể không may mắn như vậy", ông Hippke chia sẻ.
Theo danviet
Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm Châu Á có ngày càng nhiều thành phố ven biển, nhưng nguy cơ ngập lụt ngày càng tăng do nước biển dâng. Những công trình đồ sộ chưa phải giải pháp tốt trước sức mạnh thiên nhiên. Ở phía bắc Jakarta, một nhà kho tồi tàn ngập sâu 1 m dưới dòng nước đục. Mưa bão lớn năm 2007, kèm theo sóng triều,...