Con người sống tốt nhờ… cơ thể động vật
Có rất nhiều bộ phận cơ thể của động vật được sử dụng để chế tạo những sản phẩm, giúp xoay chuyển cuộc sống con người.
Chitin là một chất cực kỳ hữu ích tạo độ ẩm cho da, kích thích thực vật tăng trưởng, và thậm chí giúp tóc người trở nên mượt mà. Vì vậy, chất này rất phổ biến trong y học và nông nghiệp. Và các bạn có biết chitin có ở đâu không? Chính là từ vỏ tôm và các động vật có vỏ khác.
Ngay từ thời trung cổ, đỉa đã được đưa vào để chữa trị bằng cách tận dụng đặc tính hút máu của nó nhằm ngăn ngừa cục máu đông có khả năng gây tử vong, và hỗ trợ trong phẫu thuật.
Móng bò là phần hữu ích thứ ba sau thịt và da của nó bởi có chứa chất keratin – một thành phần thiết yếu trong bọt phòng cháy chữa cháy bọt.
Long diên hương (Ambergris) thực chất là chất thải của cá nhà táng (một loài thuộc họ cá voi) và chính là chất được sử dụng trong sản xuất nước hoa, giúp mùi hương lưu giữ được lâu hơn.
Video đang HOT
Bạn có biết rằng những chiếc vợt tennis hàng đầu thế giới không phải làm từ chất dẻo hay cao su mà làm từ… ruột bò, đặc biệt là những đoạn ruột nhỏ được thái thành sợi mỏng và chế tạo thành sợi thích hợp để căng lưới.
Protamin sulfat trong thuốc ngăn ngừa máu đông xuất phát từ tinh trùng của cá hồi và một số loài cá khác.
Ngoài ra, da cá cũng tỏ ra là một bộ phận cơ thể động vật hữu ích trong việc sản xuất quần áo da, lớp lót túi xách, đồ trang sức và nhiều đồ dùng khác.
Đặc biệt hơn, trong nhiều năm qua, phẫu thuật thay thế van tim người thường sử dụng van tim của những chú heo để thay thế. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể kéo dài 10 năm.
Theo_Kiến Thức
Cảnh báo nạn săn bắt động vật quý hiếm qua Facebook
Những tên săn trộm dùng hình ảnh được đoàn du khách chụp lại để săn bắt và giết chết loài sư tử, cọp, voi quý hiếm bằng cách tải dữ liệu kĩ thuật số đính kèm trong hình ảnh và tìm chính xác vị trí các động vật này.
Nhiều loại máy ảnh và smartphone tự động ghi nhớ chính xác thời gian và vị trí chụp hình ảnh, dữ liệu này cũng được truyền theo khi đăng tải lên mạng xã hội.
Du khách hoàn toàn không nhận thức được rằng những hình ảnh họ ghi lại về các loài động vật quý hiếm lại là đầu mối cho những tên trộm. Ở Nam Phi, ước tính có ba con tê giác bị giết chết cắt lấy sừng mỗi ngày, nó có giá khoảng 12.000 bảng Anh mỗi kg. Sừng tê giác được bán ra chợ đen và phổ biến trong y học Trung Quốc.
Những người được thuê để chăm sóc và nuôi dưỡng các loài vật này cho rằng mấy tên trộm kia đang sục sạo khắp các trang mạng xã hội đễ dẫn đường chúng đến với các loài vật quý hiếm.
Động vật quý hiếm là thành phần rất phổ biến trong y học Trung Quốc.
Hình ảnh du khách chụp lại dẫn những kẻ săn trộm đến chỗ các động vật
Du khách được cảnh báo khi đăng tải hình lên các trang mạng xã hội.
Những kẻ săn kiếm được 12.000 bảng Anh cho mỗi kg sừng tê giác.
Hình ảnh đăng trên những trang như Facebook, Twitter và Instagram có thể phản bội lại những loài động vật này. Sau khi hình ảnh được đăng lên, chúng tải tất cả thông tin đính kèm trong tệp, bao gồm vị trí địa lý lẫn thời gian. Nhiều tên bây giờ sử dụng cả trực thăng nên chúng có thể bao phủ cả một vùng rộng trong một thời gian ngắn và nhanh chóng săn được các động vật này. Đối với tê giác và voi, chúng có thể giết chết với khẩu súng trường nòng lớn để lấy ngà hoặc sừng. Chúng để lại thịt vì chỉ hứng thú với ngà và sừng có thể bán ra chợ đen. William Mabasa, Vườn quốc gia Kruger nói với Daily Mirror: "Du khách không nên làm bất cứ điều gì có thể giúp những tên trộm. Họ phải thật cẩn thận khi đăng tải điều gì lên truyền thông xã hội." Mark Reading của Vườn Quốc gia Nam Phi : "Điều này cần phải quan tâm. Mấy chiếc trực thăng vô danh có thể tìm thấy các động vật hoang dã rất nhanh, một phần là do mạng xã hội."
Lê Như
Theo_PLO
"Dị nhân" một mình ở lại đất chết chăm sóc động vật Ông Naoto Matsumura ở lại ngôi làng bị nhiễm phóng xạ ở Fukushima, Nhật Bản để chăm sóc động vật bị bỏ hoang. Trong khi gia đình và làng xóm được chính quyền đưa đi sơ tán, ông Naoto Matsumura tình nguyện ở lại ngôi làng hoang tàn, có không khí ảm đạm, đối đầu với nguy cơ nhiễm phóng xạ để chăm...