Con người sẽ mất cảnh giác sau khi uống rượu?
Kết luận này được đưa ra bởi các nhà khoa học Mỹ và Đức vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Các nhà nghiên cứu ở trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại San Antonio, cùng với các đồng nghiệp từ trường Y Đại học Johns Hopkins và Đại học Heidelberg ở Đức, đã nghiên cứu những thay đổi trong não những con chuột uống rượu.
Các tác giả phát hiện ra rằng ethanol ngăn chặn việc giải phóng norepinephrine trong tế bào não, đó là chất dẫn truyền thần kinh cung cấp sự truyền dẫn hóa học của các xung thần kinh tại các khớp thần kinh của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.
Video đang HOT
Liệu con người có trở nên mất cảnh giác khi say rượu? (Ảnh minh họa)
“Khi chúng ta muốn tập trung vào điều gì đó hoặc thể hiện bất kỳ hoạt động nào, chẳng hạn như vừa đứng dậy khỏi ghế, nhân của thân não tiết ra một chất hóa học gọi là norepinephrine. Tiếp xúc cấp tính với rượu sẽ ngăn chặn tín hiệu này trong não”, thông cáo báo chí của đại học Texas dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, ông Martin Paukert, phó giáo sư sinh lý học tế bào và tích hợp tại Trung tâm Khoa học Y tế San Antonio.
Trước đó, các nhà khoa học đã biết rằng khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, một cấu trúc của não được gọi là đốm xanh sẽ tiết ra norepinephrine, nhưng điều gì xảy ra tiếp theo vẫn chưa được biết.
“Rất có thể, sự hoạt hóa canxi của tế bào hình sao (chịu trách nhiệm về sự tỉnh táo) bị ức chế trên toàn bộ não do nhiễm độc rượu cấp tính. Kết quả của chúng tôi phù hợp với quan điểm hiện tại rằng tế bào hình sao không chỉ hỗ trợ duy trì cơ bản của não mà còn có thể tham gia tích cực vào các chức năng nhận thức”, nhà khoa học nói tiếp.
Các tác giả cho rằng một biểu hiện khác của tình trạng say rượu là mất thăng bằng khi đi cũng có liên quan đến việc ức chế sự tăng trưởng canxi ở tuyến đệm Bergman.
Nhưng giả thuyết này hiện vẫn chưa được xác nhận.
Hiểu nhầm tai hại về nồng độ cồn
Cồn là thành phần chính trong nhiều chất khử trùng bề mặt. Trong đại dịch Covid-19, nhiều người đã hiểu nhầm việc uống rượu - loại thức uống có nồng độ cồn cao - sẽ giúp cơ thể loại bỏ được virus.
Để tiêu diệt được vi trùng, dung dịch diệt khuẩn cần nồng độ cồn ít nhất 60% - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định để tiêu diệt được vi trùng, dung dịch diệt khuẩn cần nồng độ cồn ít nhất 60%. Trong khi đó, những loại rượu mạnh điển hình có nồng độ cồn trung bình vào khoảng 40%.
Theo tiến sĩ Stephan Fihn - giáo sư phụ trách Khoa Nội tổng quát tại Đại học Y khoa Washington (Mỹ), khi được tiêu thụ, lượng cồn từ rượu đi vào máu còn thấp hơn nhiều.
Cơ thể người rơi vào tình trạng say khi nồng độ cồn trong máu vào khoảng 0,08%, tức chỉ bằng khoảng một phần nghìn nồng độ cồn có trong chất khử trùng thông thường.
"Còn nếu nồng độ cồn trong máu cao hơn nữa, vào khoảng từ 0,35 - 0,4%, lúc này cơ thể sẽ bị ngộ độc rượu và có khả năng tử vong. Do đó, lượng cồn quá cao trong máu sẽ hại chúng ta trước khi tiêu diệt vi trùng", tiến sĩ Fihn nhấn mạnh.
Thời điểm hút thuốc lá nguy hiểm nhất Những người hút thuốc lá ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư đầu và cổ đang ngày càng tăng cao so với những người hút vào thời điểm muộn hơn trong ngày. Có nhiều chất độc hại trong khói thuốc lá. Ảnh: Nguồn internet Nhà khoa học Joshua Muscat,...