Con người sẽ có thể mọc lại tay chân như ‘Xên bọ hung’?
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã được toàn bộ gen của axolotl, loài kỳ giông có khả năng tái tạo nhiều bộ phận cơ thể sau khi gặp chấn thương.
Con người có thể tự mọc lại tay, chân, tái tạo từng bộ phận hư tổn? Viễn cảnh nghe như chỉ có Cell bọ hung trong manga Dragon Balls mới có lại đang gần chúng ta hơn bao giờ hết.
Theo Futurism, sau khi giải mã toàn bộ gen của axolotl, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kentucky hy vọng có thể áp dụng đặc tính kỳ lạ của loài kỳ giông này cho con người. Cụ thể, kỳ giông nguồn gốc Mexico này có khả năng tái tạo các chi bị thiếu, hoặc tự lành những vùng da bị tổn thương.
“Thật khó để tìm ra những thứ mà chúng không thể tái tạo: Từ tay chân, đuôi, tủy sống, mắt, thậm chí là võng mạc ở một số loài. Chúng tôi còn thấy được quá trình tái tạo một nửa bộ não của chúng”, nhà nghiên cứu Randal Randal Voss nói.
Việc giải trình bộ gen con người trước đây từng là thành tựu lớn, nhưng so với bộ gen của axolotl, ADN con người vẫn ngắn hơn đến 10 lần. Nhóm nghiên cứu do đó phải dùng đến các kỹ thuật mới.
Video đang HOT
Kỳ giông axolotl dễ thương này có khả năng mà bất cứ ai cũng mong muốn: Tự tái tạo bộ phận hư tổn. Ảnh: Wiki.
“Mới chỉ vài năm trước đây, không ai nghĩ có thể giải mã bộ gen dung lượng hơn 30 GB”, chuyên gia sinh học Jeramiah Smith cho biết, “Còn bây giờ, chúng ta đã có nhiều phương pháp hiệu quả và dễ tiếp cận hơn. Điều này cũng mở ra khả năng việc giải mã các động vật có bộ gen lớn sẽ diễn ra thường xuyên hơn”.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng việc tìm hiểu bộ gen sau khi giải mã của axolotl sẽ giúp ích cho y học trong tương lai.
“Giờ đây chúng ta có thể xâm nhập vào chuỗi thông tin bộ gen, tìm hiểu điều gì đã làm nên đặc tính kỳ lạ của loài kỳ giông này. Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta có thể biến những thông tin thu được trở nên có ích cho công tác trị liệu con người, những tiềm năng có thể chưa được khai thác hết của từng bộ phận trên cơ thể”, ông Voss nói.
Theo news.zing.vn
Động vật trò chuyện như người?
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italy cho thấy, giữa ngôn ngữ con người và liên lạc của động vật có nhiều điểm giống nhau, nhiều hơn so với giả định ban đầu.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Turin (Italy) đã phân tích 590 bản ghi âm, chứa các âm thanh do 28 cá thể chim cánh cụt châu Phi trưởng thành phát ra.
Dự án được thực hiện với sự hợp tác của các vườn bách thú Italy. Hóa ra, động vật cũng tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ tương tự như con người. Ở đây có 2 sự tương đồng quan trọng và chủ yếu.
Thứ nhất, các "mệnh đề" riêng lẻ, thường được chim cánh cụt sử dụng, là đơn âm và rất ngắn. Cũng tương tự như ở người: Chúng ta thường sử dụng những từ ngắn, chẳng hạn như: "Tôi", "anh", "và", "ừ", "vâng"...
Thứ hai, theo luật Menzeratha - Altmann, một mệnh đề càng dài thì các thành phần cấu tạo nên mệnh đề đó càng ngắn. Nói một cách khác, trong các mệnh đề nhiều âm tiết, chúng ta thường sử dụng các âm tiết ngắn. Các nhà khoa học đã quan sát được sự tương đồng như vậy trong "ngôn ngữ" của chim cánh cụt.
Theo các nhà khoa học, nhờ phát ra các âm thanh, chim cánh cụt đực có thể tự giới thiệu, thông báo cho các đối thủ về "lãnh thổ" mà nó chiếm giữ.
Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, nguyên tắc ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng, không phải là kết quả của bản chất biểu tượng mà là kết quả của các quy tắc tự nhiên, chi phối giao tiếp. Các quy tắc này cũng có thể quan sát thấy trong thế giới loài vật.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Loài vẹt có khả năng cân nhắc rủi ro để đưa ra quyết định Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lần đầu tiên kỹ năng chỉ có ở con người này được tìm thấy ở một loại động vật khác. Các nhà khoa học phát hiện vẹt có khả năng đánh giá rủi ro, những khả năng có thể xảy ra để từ đó giúp chúng đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Nghiên cứu...