Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ?
Theo tòa án Mỹ, một số người chết sẽ “có giá trị” hơn một số khác.
Ở Mỹ, có một nguyên tắc bất thành văn mà mọi người ngầm hiểu: giá trị của con người vô cùng đa dạng. Chỉ ở riêng thành phố Los Angeles, một số gia đình được bồi hoàn nhiều hơn khi mất người thân so với một số khác.
Luis Carillo, luật sư có hơn 40 năm kinh nghiệm trong các vụ nổ súng với cảnh sát cho biết: “Nếu có thể chứng minh gia đình tình cảm thế nào, cha mẹ chăm sóc và quan tâm tới con cái ra sao hay người chồng có thường xuyên nhớ những dịp kỷ niệm và sinh nhật vợ không…đều ảnh hưởng lên tiền bồi thường nhận được”.
Mới đây, Carillo phụ trách vụ việc của Sergio Navas, 35 tuổi, bị cảnh sát bắn chết khi bước từ xe ra. Sĩ quan này cho biết rằng anh ta sợ bị tấn công bất ngờ. Sau khi phía cảnh sát chứng minh được rằng hành vi đó không cấu thành tội phạm, Carillo đưa vụ việc theo hướng làm trái quy định khi tiếp xúc và xử lý người tình nghi. Dựa theo đó, gia đình Navas yêu cầu bồi thường 10 triệu USD, nhưng lại chỉ nhận được 2,5 triệu khi kết thúc xét xử hồi tháng 12.2016.
Carillo từ chối giải thích rõ ràng sự chênh lệch này. Ông chỉ dẫn chứng ra rằng nếu cảnh sát bị kết án hình sự, số tiền sẽ lớn hơn, nhưng điều này vô cùng hiếm. Tiêu biểu là vụ Brandon Glenn, một người vô gia cư bị bắn chết hồi tháng 5.2015. Gia đình Glenn nhận được 4 triệu USD. Tuy nhiên, những số tiền trên vẫn được coi là cao vì trung bình một người bình thường chỉ nhận được cao nhất 1,2 triệu USD.
Năm 2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trường ước tính con người có giá 9,1 triệu USD. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ là 7,9 triệu USD, trong khi Bộ Giao thông chỉ có 6 triệu USD. Cách tính dựa trên chi phí và giá trị mà một cá thể làm ra từ khi sinh cho tới khi chết. Vì vậy, tuổi tác và thu nhập đóng vai trò đáng kể trong việc “định giá” một người chết để bồi thường.
Video đang HOT
Các vụ chết oan thường có nạn nhân da màu, hay gốc Mỹ Latin
Ngoài những yếu tố rõ ràng trên thì bồi thẩm đoàn thường phán xét một cách cảm tính. Trong một vụ án năm 2014, Carillo nghe họ nói khi xem các bức ảnh chụp toàn thân của nạn nhân: “Nếu biết anh ta xăm mình nhiều thế này thì tôi sẽ không ra giá cao tới thế”. May mắn là thẩm phán cấm công bố các bức hình này trong quá trình xét xử.
Và như vậy, việc của những luật sư như Carillo là vẽ nên bức tranh toàn cảnh cuộc đời của nạn nhân, sự mất mát về tinh thần không thể đong đếm để thuyết phục thẩm phán. Nhưng ông lưu ý rằng, dù lớn tới đâu thì những khoản tiền đó chẳng thể vá được lỗ hổng lớn hơn, đó là hành vi của các sĩ quan trên không được coi là dấu hiệu của việc thất bại trong hệ thống.
HIện trường một vụ nổ súng
Do đó, các vụ kiện này đang ngày càng ăn mòn vào ngân sách. Vừa rồi, Los Angeles đã phải vay 70 triệu USD để bù vào khoản bồi thường tổng là 135 triệu USD. Việc vô cớ tấn công và bắn hạ nạn nhân không có vũ khí không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn nhắc nhở các quan chức về văn hóa bạo lực một cách “nhiệt tình” dẫn tới chết oan.
Theo Danviet
Cậu bé Mỹ khuyết tật bị tra tấn trực tiếp trên mạng gây phẫn nộ
Cảnh sát thành phố Chicago, Mỹ bắt giữ 4 nghi phạm da màu với cáo buộc hành hung một thiếu niên da trắng và phát trực tiếp cảnh tượng này lên mạng xã hội.
Từ trái qua, trên xuống: Brittany Covington, Tesfaye Cooper, Tanishia Covington và Jordan Hill. Ảnh: Chicago Police Department
4 nghi phạm là Jordan Hill, 18 tuổi, Tesfaye Cooper, 18 tuổi, Brittany Covington, 18 tuổi và chị gái Tanishia Covington, 24 tuổi, bị cáo buộc bắt cóc, giam giữ và bạo hành bằng vũ khí chết người.
Nạn nhân là một cậu bé khuyết tật, gặp khó khăn trong nhận thức, quen biết với Hill ở trường và ban đầu tự nguyện gặp gỡ nam thiếu niên này.
Theo cảnh sát, Hill đã bắt cậu bé lên một chiếc xe tải ăn cắp và ngủ lại đó hôm 2/1 rồi tới căn hộ của chị em nhà Covington vào sáng hôm sau. Tại đây, Hill ra tay với nạn nhân, sự việc dần vượt quá kiểm soát và trở thành màn tra tấn độc ác. Cậu bé khuyết tật bị trói, bịt miệng và đánh đập.
4 nghi phạm da màu cười nói, chửi thề trong lúc cắt bỏ quần áo của nạn nhân. Chúng thậm chí còn bắt cậu bé uống nước trong nhà vệ sinh, đổ tàn thuốc lên người và dùng dao cắt tóc khiến da đầu cậu chảy máu.
Trong suốt quá trình hành hạ nạn nhân, chúng quay và phát trực tiếp hình ảnh lên Facebook đồng thời gửi tin nhắn liên tục cho cha mẹ cậu bé.
Nạn nhân bị trói, bịt miệng và đánh đập. Ảnh: Facebook
Cảnh sát sau đó tìm thấy cậu bé bị lạc đường đang lang thang trên phố và đưa em tới bệnh viện. Cảnh sát xác nhận cậu bé là nạn nhân của tội ác xuất phát từ sự thù ghét.
"Rõ ràng những hành động trong đoạn video đáng bị lên án. Cùng với việc phân biệt chủng tộc, những điều tương tự như trên hoàn toàn không thể có ở thành phố Chicago này hay bất cứ nơi nào khác", sĩ quan cảnh sát Eddie Johnson phát biểu trong cuộc họp báo về vụ việc hôm qua.
Facebook đã gỡ bỏ đoạn video trên.
Thảo Phan
Theo VNE
Donald Trump vừa bổ nhiệm cố vấn trưởng là người có tư tưởng cực hữu, tôn sùng dân da trắng và phản đối nữ quyền Ông Steve Bannon vốn là một người có tư tưởng cực hữu và ít được biết đến nhưng kể từ khi được bổ nhiệm làm chiến lược gia trưởng và là cố vấn cấp cao của tỷ phú mới đắc cử tổng thống Donald Trump thì người đàn ông này đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng nhất trong Nhà Trắng dưới...