Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao?

Theo dõi VGT trên

Trong 40 năm qua, con người đã làm thay đổi các dòng sông lớn nhất thế giới với tốc độ chưa từng có.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 1

Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy sau 11 năm (1999 – 2010) – Ảnh: NASA

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth (Mỹ) được công bố trên tạp chí Science, cách thức hoạt động của các con sông bị ảnh hưởng đáng kể bởi lượng phù sa mà chúng vận chuyển và trầm tích của nó.

Các nhà nghiên cứu sử dụng các hình ảnh vệ tinh từ NASA Landsat và các kho lưu trữ kỹ thuật số về dữ liệu thủy văn để kiểm tra những thay đổi về lượng phù sa được đưa đến các đại dương của 414 con sông lớn nhất thế giới từ năm 1984 đến 2020.

Tác giả chính Evan Dethier, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Dartmouth, cho biết lượng phù sa của các con sông thường được quyết định từ các quá trình phát triển tự nhiên trong lưu vực sông, như lượng mưa, lở đất hay thảm thực vật..

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 2

Đập Hoover trên sông Colorado, nằm ở biên giới giữa các bang Nevada và Arizona, là con đập nổi tiếng nhất của Mỹ cao 221m – Ảnh: ALBOM ADVENTURES

Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hoạt động trực tiếp của con người đang lấn át các quá trình tự nhiên này, thậm chí còn lớn hơn tác động của biến đổi khí hậu.

Các phát hiện cho thấy việc xây dựng đập lớn trong thế kỷ XX ở khu vực phía bắc thủy văn toàn cầu – bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu, lục địa Á – Âu và châu Á – đã làm giảm 49% lượng bùn cát lơ lửng từ sông chuyển đến đại dương so với điều kiện trước khi có đập.

Sự sụt giảm toàn cầu này đã xảy ra bất chấp sự gia tăng đáng kể trong việc cung cấp trầm tích từ phía nam thủy văn toàn cầu – bao gồm Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Tại đây, vận chuyển phù sa đã tăng lên ở 36% các con sông trong khu vực do sự thay đổi mục đích sử dụng đất lớn.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 3

Video đang HOT

Đập Oroville ở bang California cao nhất nước Mỹ với 235m – Ảnh: WATER EDUCATION FOUNDATION

Những thay đổi này đều do các hoạt động của con người, như khai thác vàng trong phù sa ở Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara; khai thác cát ở Bangladesh và Ấn Độ; và các đồn điền trồng dầu cọ trên phần lớn châu Đại Dương.

Còn ở phía bắc, việc xây dựng đập là tác nhân chính gây ra sự thay đổi của các con sông trong vài thế kỷ qua. Chỉ riêng ở Mỹ, có hơn 90.000 đập được xây dựng.

Tuy nhiên ở Mỹ và các nước khác ở Bắc bán cầu, nhiều đập đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, và đã xây dựng ít đập hơn trong thế kỷ XXI. Do đó, sự suy giảm vận chuyển trầm tích gần đây tương đối nhỏ.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 4

Đập Yacyretá, trên sông Parana giữa tỉnh Corrientes của Argentina và thành phố Ayolas của Paraguay – Ảnh: WIKIPEDIA

Nhưng việc xây dựng đập ở Âu – Á và châu Á trong 30 năm qua, đặc biệt là ở Trung Quốc, dẫn đến việc giảm vận chuyển trầm tích ở các con sông trên toàn cầu đang diễn ra.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Francis Magilligan, giáo sư địa lý, nhấn mạnh: “Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những nơi đông dân cư như Việt Nam, nơi mà nguồn cung cấp trầm tích đã bị giảm đáng kể do hoạt động của các đập dọc sông Mekong”.

Ông Carl Renshaw, giáo sư khoa học Trái đất tại Dartmouth, cho biết: “Hoạt động của các con sông cung cấp những chỉ số khá nhạy cảm về những gì chúng ta đang làm đối với bề mặt Trái đất – chúng giống như một nhiệt kế đo sự thay đổi trong việc sử dụng đất và nước”.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã

Phát triển thủy điện thượng nguồn cùng khai thác cát quá mức ở hạ lưu Mê Kông đang đe dọa ĐBSCL - một vùng châu thổ địa chất non trẻ vốn hình thành nhờ quá trình bồi tụ bùn cát từ thượng nguồn sông Mê Kông.

ĐBSCL hình thành thế nào?

ĐBSCL được xem là vùng đất trẻ về tuổi địa chất, hình thành cách đây 6.000 - 8.000 năm qua nhờ quá trình bồi tụ bùn cát từ thượng nguồn sông Mê Kông và quá trình biển rút. Trong tiếng Việt, thuật ngữ "phù sa" hay "bùn cát" là sự pha trộn cả bùn đất và cát sỏi di đáy (sa khoáng). Bùn và chất lơ lửng khác di chuyển nhanh theo thời gian tính bằng ngày, tháng hay mùa, nhưng các loại cát, sỏi thô di chuyển chậm theo các mùa lũ, có khi mất vài năm thậm chí hàng chục năm mới trôi xuống đến đồng bằng.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 1

Ở vùng hạ lưu thấp của lưu vực Mekong, Cambodia và Việt Nam khác thác cát hằng năm rất lớn. Ảnh NGUỒN DỮ LIỆU: BRAVARD J.P. AND M. GOICHOT (2012), ĐỒ HOẠ: LÊ ANH TUẤN

Khi ra đến biển cát và sỏi thô tiếp tục bị sóng biển đánh tụ lại tạo nên nên những giồng cát dọc theo đường bờ. Càng trôi về hạ nguồn, hạt sa khoáng sẽ càng nhỏ, xuống gần đến biển là những hạt cát mịn dần.

Xưa kia, thi thoảng, ở ĐBSCL, khi đào móng công trình hay đào nền nhà, người dân hay bắt gặp những hòn đá màu xanh hoặc đen hình tròn có kích thước khoảng nắm tay đến cỡ trái dừa. Người dân vẫn gọi là các "ông tà, ông địa". Thực chất đó chính là các khoáng đá từ thượng nguồn sạt xuống dòng Mê Kông, trải qua nhiều trận lũ lớn, bị dòng nước đẩy đi, ma sát và bào mòn đến mất hết góc cạnh.

Khi phù sa thượng nguồn về tới đồng bằng, dòng chảy được mở rộng, tốc độ chảy cũng hiền hòa. Gặp thuỷ triều lên xuống, xô đẩy, phù sa lắng đọng rồi hình thành dần lớp trầm tích. Trầm tích bồi tụ hết lớp này tới lớp khác. Quá trình kiến tạo đồng bằng cứ thế diễn ra bền bỉ qua nhiều thế kỷ.

Nếu xem ĐBSCL là một cơ thể sống thì cát là khung xương, sông rạch là mạch máu; đất đai và thực vật là da thịt; các vùng đất ngập nước với nhịp dòng chảy ra vào như các cơ quan nuôi sống hệ sinh thái. Cuối cùng, nền văn minh sông nước chính là linh hồn của đồng bằng.

Từng xếp thứ 10 về tải lượng phù sa

Theo tài liệu công bố nghiên cứu của Milliman & Syvitski (1992) tải lượng phù sa của sông Mê Kông trước năm 1990 lên đến 160 triệu tấn/năm, xếp thứ 10 trên thế giới về tải lượng phù sa (Meade, 1996). Chính nhờ lượng phù sa này, từ hơn 7.000 năm trước, dòng hải lưu Biển Đông đã giúp đồng bằng mở rộng ra biển trung bình khoảng 30m/năm (Liu và cộng sự, 2017). Trong khoảng 3.000 năm gần đây, vùng cửa sông Mê Kông mở rộng với tốc độ khoảng 16 m/năm. Đặc biệt là mũi Cà Mau, mỗi năm rừng ngập mặn vươn ra biển khoảng 40 - 70 m/năm.

Tuy nhiên, hiện nay, diễn biến bồi đắp phù sa sông Mê Kông đang ngày tệ hại cùng với đó là sự gia tăng sạt lở bờ sông và ven biển. Nguyên nhân chính là khoảng 2 - 3 thập niên vừa qua, nhất là sau những 1990, sự phát triển bùng nổ hàng loạt công trình thuỷ điện ở thượng nguồn, bao gồm các công trình dòng chính ở Trung Quốc và dòng nhánh ở phía hạ lưu, chủ yếu ở Lào. Các đập thủy điện ngăn dòng, tạo nên các hồ chứa nước khổng lồ đã trở thành những cái bẫy phù sa.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 2

Phù sa bồi đắp cho ĐBSCL ngày càng suy giảm trầm trọng. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Kết quả giám sát do Ủy ban sông Mekong (MRC) công bố năm 2013 cho thấy tính từ năm 2003 đến sau 2009, tải trọng bùn cát trung bình tại trạm Chiang Saen (Thái Lan) giảm từ 10 - 60 triệu tấn (giảm 83%); tại Pakse (Lào) giảm từ 60-120 triệu tấn/năm (giảm 50%) và tại Kratie (Campuchia) giảm từ 90 - 160 triệu tấn/năm (giảm 43%).

Các chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên(WWF) (Jean-Paul và cộng sự, 2013) cảnh báo nếu tất cả kế hoạch xây dựng thuỷ điện trên dòng chính và dòng nhánh Mê Kông được thực hiện thì tổng lượng phù sa, bùn cát về ĐBSCL chỉ còn 20% so với trước.

Hệ lụy mất phù sa

Suy giảm phù sa ngày càng rõ ràng khi những năm gần đây người dân khu vực biên giới Thái - Lào và đôi khi ở Campuchia - Việt Nam chứng kiến nước sông Mê Kông chuyển từ màu nâu đỏ của phù sa sang màu xanh nước biển, nhất là vào mùa khô. Hệ lụy là "nước đói phù sa" khiến dòng chảy hung dữ hơn làm gia tăng sạt lở trên diện rộng. Hiện nay, mỗi năm vùng ven biển bị xâm thực và xói lở chừng 500 - 550 ha với trên 1.100 điểm sạt lở ở hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng cát ngày càng nhiều, các mỏ cát dưới sông bị khai thác quá mức vượt qua khả năng bù đắp của lượng phù sa, cát ít ỏi từ sông Mê Kông. Cũng theo báo cáo của WWF năm 2013, các nước hạ lưu sông Mê Kông đã khai thác 35 triệu m3 cát trong hai năm 2011 - 2012, trong đó Campuchia khai thác chừng 21 triệu m 3 cát, Việt Nam khai thác gần 8 triệu m 3 cát, Thái Lan 4,5 triệu m3 cát và Lào khoảng 1,4 triệu m 3 cát.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 3

Trong khi phù sa, từ thượng nguồn bồi bắp cho ĐBSCL ngày càng giảm thì hoạt động khai thác cát ở khu vực này vẫn diễn ra rầm rộ. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Hoạt động khai thác cát đã làm thay đổi dòng chảy, hạ thấp đáy sông và gây mất ổn định bờ khiến sạt lở gia tăng nhất là những đoạn sông có nhiều công trình nặng xây dựng sát bờ. Bên cạnh đó, tình trạng đắp đê bao để gia tăng diện tích làm lúa 3 vụ ở các tỉnh thượng nguồn cũng vô tình khiến dòng chảy mùa lũ thu hẹp, gia tăng lưu tốc ở lòng dẫn khiến rủi ro sạt lở càng cao. Riêng ởcác vùng ven biển ĐBSCL, diện tích rừng ngập mặn suy giảm cũng làm tăng thêm các rủi ro thiên tai, nước biển dâng, đặc biệt là mất đi khả năng giữ phù sa bồi tụ.... Trong bối cảnh đó, hoạt động khai thác nước ngầm quá mức lại khiến ĐBSCL lún sụt nhanh hơn. Riêng vùng Bán đảo Cà Mau hiện có trên 130.000 giếng khoan ngày đêm hút nước khiến nơi này lún sụt trung bình từ 1 - 3 cm/năm.

Bài toán nan giải

Trong bối cảnh phù sa, cát bồi đắp suy giảm mà nhu cầu về cát lại đang tăng lên mỗi ngày, hơn lúc nào hết, các địa phương ĐBSCL phải tự tìm cách thích ứng để tự cứu lấy tương lai của mình. Trước hết là cần phải tính đến những vật liệu thay thế cát cho dù chi phí cao hơn. Trong công nghệ vật liệu xây dựng, phải tính đến các giải pháp giảm khối lượng sử dụng cát và xi măng... Đặc biệt là không nên phê duyệt các dự án sân goft dùng cát san lấp khi mỗi sân goft 18 lỗ ước tính phải cần 1 triệu - 1,5 triệu m 3 cát để san lấp. Song song đó, cần quản lý sông rạch cần chặt chẽ hơn, không bố trí khu định cư mới gần bờ sông, từng bước giải toả các công trình và nhà cửa ven sông để hạn chế sạt lở. Ngành thuỷ lợi cần nghiên cứu chỉnh trị sông để có những đề xuất xây dựng công trình ổn định lòng dẫn ở các vị trí xung yếu về kinh tế và dân cư...

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 4

Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã phải chi gần 12.000 tỉ đồng để phòng chống và khắc phục sạt lở. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Hai năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 957/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 về phê duyệt "Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030". Đề án với nhiều giải pháp như, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Triển khai thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở.... Các giải pháp này tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ sạt lở nhưng cốt yếu là phải giảm thiểu thiệt hại.

Tuy nhiên, có một cái hại còn lớn hơn nhiều so với sạt lở đó là mất đi phù sa, cát bồi đắp cho đồng bằng. Không sự phù sa, cát không thể hình thành cũng như kiến tạo ổn định nên vùng châu thổ Cửu long. Hay nói cách khác, mất phù sa, cát, sạt lở sẽ khiến ĐBSCL bị thu hẹp dần diện tích mặt đất tự nhiên. Viễn cảnh về một quá trình đi ngược với bồi tụ là tan rã đồng bằng ngày một rõ ràng hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025

Tin đang nóng

Chấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốcChấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốc
21:52:25 02/02/2025
Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
20:31:27 02/02/2025
Con trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợCon trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợ
20:08:59 02/02/2025
Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
21:56:12 02/02/2025
Diễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chayDiễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chay
21:35:07 02/02/2025
2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt
19:44:54 02/02/2025
Xả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp TếtXả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp Tết
20:36:22 02/02/2025
Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ýTóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý
18:57:43 02/02/2025

Tin mới nhất

Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

20:41:29 02/02/2025
Ukrainska Pravda dẫn thông tin từ DeepState, một nhóm nhà phân tích về tình hình Ukraine, ngày 1/2 cho biết, trong tháng 1, Nga kiểm soát thêm khoảng 325km2 lãnh thổ Ukraine. Đây là đà tiến công chậm nhất kể từ tháng 8/2024.
Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

20:35:06 02/02/2025
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra trong một cuộc mô phỏng cách khu trục hạm Type 055 kết hợp với máy bay không người lái và xuồng không người lái có thể đối phó hạm đội Mỹ, theo SCMP.
Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

20:28:41 02/02/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine

Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine

20:24:45 02/02/2025
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga vừa hé lộ ý định của ông chủ Nhà Trắng nếu Kyiv có thể đồng ý một lệnh ngừng bắn với Moscow trong những tháng tới.
Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ

Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ

20:21:44 02/02/2025
Canada và Mexico đã ra lệnh đáp trả thuế suất mới của Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành biện pháp thuế quan đối với hai nước láng giềng.
Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

20:19:24 02/02/2025
Quân đội Mỹ đã tiến hành đợt không kích đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump nhằm vào lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Somalia.
Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

20:06:36 02/02/2025
Lực lượng cứu hỏa tại Mỹ đã khống chế hoàn toàn hai đám cháy Palisades và Eaton ở bang California bùng phát đầu tháng 1, thiêu rụi hơn 10.000 ha và khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

20:00:53 02/02/2025
Trong diễn biến liên quan, tờ The Straits Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay chiếc trực thăng quân sự trên đang trong chuyến bay huấn luyện thường kỳ.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

19:57:03 02/02/2025
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực.
Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

19:51:12 02/02/2025
Các nhà khoa học cho biết tảng băng trôi lớn nhất thế giới, với diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn đã có một mảnh vỡ lớn khi đang trên đường trôi về phía đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương.
Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

19:47:50 02/02/2025
Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Ao cho biết hệ thống tên lửa Typhon tại nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

19:40:13 02/02/2025
Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!

Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!

Sao việt

23:36:10 02/02/2025
Mới đây nhất, đạo diễn Phương Vũ gây sốc khi tiết lộ đã đến thăm nhà người yêu Yến Béo vào ngày Mùng 3 Tết theo cách không ai ngờ tới.
'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành: Người khen, kẻ chê

'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành: Người khen, kẻ chê

Hậu trường phim

23:27:38 02/02/2025
Dù lập nhiều thành tích khi ra rạp song phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành cũng vướng phải không ít tranh cãi.
NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

Tv show

23:21:03 02/02/2025
Trở thành khách mời trong chương trình Gõ cửa thăm nhà , NSƯT Đỗ Kỷ và NSND Lan Hương có dịp tiết lộ về cuộc hôn nhân gắn bó gần 40 năm qua.
Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim châu á

22:00:38 02/02/2025
Ngày 2/2, QQ đưa tin chủ đề bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải phá 14 kỷ lục phòng vé trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc thu hút tới hơn 32 triệu lượt đọc.
Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

Sao châu á

21:26:04 02/02/2025
Jennie (BLACKPINK) nói về chuyện tình cảm trong MV mới, thông tin về solo concert của G-Dragon khiến fan đứng ngồi không yên .
Malacia chưa thể rời MU

Malacia chưa thể rời MU

Sao thể thao

21:15:35 02/02/2025
Theo Athletic, thỏa thuận giữa MU và CLB Bồ Đào Nha đã đổ bể. Hai bên không tìm được tiếng nói chung về mức phí hỏi mượn cũng như điều khoản mua đứt sau khi hợp đồng kết thúc.
Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Pháp luật

21:06:37 02/02/2025
Mâu thuẫn khi tham gia giao thông, đối tượng Phạm Ngọc Tuân đã gọi thêm người đến hành hung tài xế ô tô đang xếp hàng chờ qua phà Cồn Nhất, phía bờ Nam Định.
Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Nhạc việt

20:58:37 02/02/2025
Sân khấu kết hợp của dàn nghệ sĩ Gen Z với Cái Đẹp và I m Thinking About You tại WeChoice đã chính thức lên sóng.
Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Nhạc quốc tế

20:30:28 02/02/2025
Lời thú nhận vừa ngây ngô, vừa hài hước của Jennie khiến fan lấy làm thích thú. Quả thật Jennie chưa bao giờ tham gia quay dance challenge.
Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

19:05:48 02/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/1 tuyên bố Kiev đã bắt giữ 2 binh lính Triều Tiên bị thương ở tỉnh Kursk và các nhà điều tra đang thẩm vấn họ.
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

Tin nổi bật

18:41:47 02/02/2025
Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.