Con người có thể tồn tại bao lâu trên các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời?
Không xét đến vấn đề về dưỡng khí để hô hấp, cơ thể con người có thể tồn tại được bao lâu, trong điều kiện môi trường của các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời như: sao Kim, sao Mộc, sao Thổ…
Trên thực tế, thứ đang thách thức khả năng tồn tại của con người trên các hành tinh trong hệ Mặt Trời, không chỉ dừng lại ở việc thiếu Oxy để thở, mà còn hàng loạt các điều kiện cực đoan khác như: khí độc, gió lốc, nhiệt độ vượt ngưỡng hay thậm chí là cả mưa acid!
Để bảo toàn mạng sống của mình khi muốn đặt chân lên sao Thủy, thứ mà chúng ta cần nhất có lẽ chính là một chiếc đồng hồ, nhằm đối phó với sự biến động nhiệt “điên rồ” tại hành tinh này. Theo đó, trong một ngày nhiệt độ trên sao Thủy có thể thay đổi từ 426 độ C hạ xuống -178,8 độ C. Do đó, ngay cả khi có thể hít thở, bạn vẫn phải chọn thời điểm trong ngày mà nhiệt độ đang ở trong khoảng con người có thể chịu đựng được. Và ngày cả khi đã xác định được khoảng thời gian “vàng”, hãy nhớ bạn chỉ có tối đa 90 giây để “khám phá” hành tinh này nếu không muốn mất mạng.
1 giây là khoảng thời gian tối đa mà bạn có thể tồn tại trên sao Kim. Vì sao ư? Hành tinh được coi là chị em sinh đôi của Trái Đất này sở hữu bầu khí quyển có đến 98% thành phần là CO2; toàn bộ bề mặt thì được bao phủ bởi những đám mây sản sinh ra mưa acid; lực hấp dẫn gấp 90 lần Trái Đất; và chưa dừng lại ở đó, nhiệt độ trung bình của “người chị em” này còn luôn ở mức trên dưới 400 độ C.
Mặc dù sao Hỏa vẫn được đồn đoán là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhất trong Hệ Mặt Trời và cũng là nơi mà nhiều nhà khoa học đang tìm cách giúp nhân loại định cư trong tương lai, trên thực tế, cũng không quá “thân thiện” với cơ thể con người. Nếu không có các thiết bị hỗ trợ, chúng ta gần như chỉ có thể tồn tại ở hành tinh Đỏ trong khoảng 80 giây, bởi bầu khí quyển ở đây có đến 95% thành phần là CO2. Bên cạnh đó, dù mang cái tên khá nóng nảy nhưng thực chất sao Hỏa lại rất lạnh. Theo các số liệu đã được thu thập, nhiệt độ trung bình của hành tinh này chỉ khoảng -62 độ C.
Sau 1 giây “yên bình” tại sao Mộc, hành tinh này sẽ tặng bạn những cơn gió lốc, cuồng phong với sức mạnh vượt xa ngưỡng chịu đựng của cơ thể con người. Thêm vào đó, những trận bão tuyết được tạo ra từ tinh thể ammoniac thường xuyên hiện diện sẽ là lượng độc tố khổng lồ đẩy nhanh cái chết của chúng ta.
Chưa cần xét đến mây khí ga, những vòi rồng khổng lồ với sức gió lên đến 1800 km/giờ, xuất hiện thường xuyên trên bề mặt sao Thổ sẽ biến bất kỳ thực thể sống nào xuất hiện thành “bụi vũ trụ” khi còn chưa kịp chớp mắt.
Video đang HOT
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương về cơ bản là một hỗn hợp giữa hơi nước, amoniac và methane, cũng chính những nhân tố này đã tạo nên sắc xanh đặc trưng của hành tinh. Trên thực tế, chúng ta không thể tính được thời gian tồn tại khi đáp xuống Thiên Vương tinh, bởi cơ thể bạn sẽ gần như ngay lập tức bị hòa tan trong bầu khí quyển của nó.
Thời gian để con người có thể tồn tại trên sao Hải Vương có lẽ còn không đến một giây, bởi sự tác động của hàng loạt yếu tố, đặc biệt là những cơn gió siêu mạnh, có tốc độ còn vượt qua cả âm thanh.
Thảo Vy
Theo dantri.com.vn
Tại sao ta không thể đánh tan bão bằng bom nguyên tử?
Một nhà khí tượng học đã đề xuất nó từ hồi 1959 cơ!
Theo một nguồn tin tham dự buổi họp giữa Tổng thống Mỹ và các quan chức chịu trách nhiệm an ninh quốc gia, ông Donald Trump nêu ý kiến sử dụng bom hạt nhân để đánh tan cơn bão.
Gần như ngay lập tức ta nhận ra ý kiến này tệ tới mức nào, nó tệ đến mức ông Trump khẳng định ngay mình chưa bao giờ nói thế. Dù vậy tờ Axios, nguồn gốc của sự việc thì nói họ có cả băng ghi âm.
Trong quá khứ, các nhà khoa học làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Eisenhower (nhiệm kỳ 1953-1961) đã từng đặt câu hỏi như vậy, nhưng rồi họ cũng sớm nhận ra kế hoạch ấy bất khả thi. Ý tưởng này trồi sụt như cổ phiếu suốt khoảng thời gian qua, và theo Axios đưa tin, ông Donald Trump lại một lần nữa nêu "sáng kiến".
Đã nhiều lần các nhà khoa học khẳng định ý tưởng này không thể thành sự thực, bởi lẽ bom nguyên tử vẫn chưa đủ mạnh để đánh bật được sức mạnh của tự nhiên, và sức ép từ cú nổ không đủ để lái hướng áp lực không khí quá được vài giây.
Đây là cách một cơn bão hình thành
Khi không khí nóng ẩm bay lên cao, nó sẽ tỏa ra năng lượng, gây nên bão sét - thunderstorm, những cơn bão sét yếu có tên khác là thundershower. Đến lúc lượng bão sét đủ nhiều, gió ở khu vực này sẽ xoáy lên và hướng ra ngoài, tạo thành một cơn lốc xoáy đầy thịnh nộ. Ở khu vực trên cùng, mây sẽ tụ thành khối và không khí nóng ngày một đặc lại.
Gió tiếp tục xoáy, góp phần hình thành một khu vực áp suất thấp trên bề mặt biển. Đây cũng là lý do khiến một cơn bão có hình xoáy.
Bất kỳ yếu tố hình thành cơn bão nào yếu đi - dù là không khí ấm hay khu vực áp suất thấp, cơn bão sẽ yếu đi đáng kể và tan dần. Dựa trên sự thật này, năm 1959, nhà khí tượng học Jack Reed đề xuất ý tưởng đánh tan bão bằng vũ khí hạt nhân.
Ông Reed đưa ra giả định rằng một vụ nổ hạt nhân sẽ chặn bão bằng cách đẩy khí nóng ra khỏi mắt bão, cho phép khí lạnh tràn vào. Ông cũng đưa ra hai ý tưởng thả bom vào mắt bão, cho rằng việc này rất dễ thực hiện.
Cách đầu tiên, hiển nhiên nhất sẽ là thả bom từ trên không, cách thức thứ hai sẽ cần tới một con tàu ngầm. Một phương tiện luồn được xuống dưới cơn bão để phóng vào giữa tâm cơn bão sẽ là cách thức hữu hiệu và an toàn hơn cả.
Ủy ban Đại dương và Khí tượng Quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra hai trở ngại lớn nhất ngăn ý tưởng "khác người" trở thành hiện thực.
Bão là một khối năng lượng khổng lồ, bom hạt nhân thấm vào đâu?
Trong một cơn bão đã phát triển đến mức đỉnh điểm, cứ 20 phút nó sẽ phóng ra lượng năng lượng tương đương một vụ nổ nguyên tử 10 megaton. Từng đó năng lượng là lớn gấp 666 lần quả bom nguyên tử Little Boy rơi xuống Hiroshima hồi năm 1945.
Khói từ quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima.
Số liệu đã có, tính toán cho thấy để dùng bom đánh tan bão, ta sẽ phải thả bom xuống bão với tốc độ 2.000 quả Little Boy mỗi giờ, thả liên tục cho tới khi nào bão tan thì thôi.
Tsar Bomba là quả bom hạt nhân mạnh nhất từng nổ trên bề mặt Trái Đất, nhưng quả bom hydrogen mạnh 50 megaton, được người Nga thử nghiệm trên bề mặt Bắc Băng Dương, vẫn quá nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của tự nhiên.
Hơn nữa, khi áp lực lớn từ quả bom nổ ở mắt bão lan ra ngoài, mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy. Trừ khi ta có thể ném bom liên tục vào mắt bão, ta sẽ không thể cân bằng được chỗ không khí có áp suất thấp đang liên tục tiếp năng lượng cho cơn bão.
Và tệ hơn, hậu quả một quả bom nguyên tử để lại quá lớn
Có vẻ như ông Jack Reed chưa tính tới hiện tượng fallout, khi những vật liệu phóng xạ tỏa ra từ vụ nổ đi vào bầu khí quyển. Gió bão sẽ sớm đưa ảnh hưởng của fallout ra xa; nói cách khác, khi ném bom hạt nhân vào bão, bão sẽ chẳng tan nổi mà còn khuếch đại ảnh hưởng của quả bom lên thêm nhiều lần.
Khi con người nhiễm bức xạ đủ nhiều, tế bào trên cơ thể sẽ mất cả khả năng tự hồi phục, cơ thể bạn sẽ tan rã dần dưới ảnh hưởng của phóng xạ.
Con người sẽ không sống được ở vùng đất nhiễm xạ, môi trường tự nhiên trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu thắc mắc về ảnh hưởng của phóng xạ lên môi trường, bạn cứ nhìn vào Chernobyl là hiểu.
Báo cáo khoa học của NOAA kết luận ngắn gọn: " Chẳng cần nói nhiều, rõ ràng đây không phải ý hay".
Tham khảo NOAA, Business Insider
Theo Trí thức trẻ
Những kiểu thời tiết lạ lùng trên các hành tinh ngoài Trái Đất Bên ngoài Trái Đất của chúng ta tồn tại nhiều hành tinh với những kiểu thời tiết lạ lùng tưởng như chỉ có trên các bộ phim khoa học viễn tưởng. Ngoại hành tinh HD 189773B có màu xanh da trời lung linh tuyệt đẹp. Điều này là do những cơn mưa thủy tinh ở đây, lại thêm ánh sáng phản chiếu khiến...