Con người có thể sống bao lâu khi bị mắc kẹt trong hang?
Tám thành viên của đội bóng thiếu niên mắc kẹt trong hang Tham Luang (Thái Lan) đã được giải cứu và đưa ra ngoài hang.
ShutterStock
Hiện tại, chiến dịch giải cứu các thành viên còn lại tiếp tục vẫn được thực hiện, theo quan chức Hải quan Thái Lan.
Vậy, con người có thể sống sót được bao lâu khi bị mắc kẹt trong một cái hang như đội bóng thiếu niên này?
Một chuyên gia nghiên cứu về sinh hóa học, Andrea Rinaldi của Đại học Cagliari (ở Ý), người có những nghiên cứu về khả năng thích nghi của con người trong môi trường ở hang, nói với Live Science, điều này phụ thuộc vào loại và vị trí của hang.
Không lo thiếu ô xy
“Trong hang, ô xy thường rất nhiều, thậm chí ở hàng trăm mét dưới đất, ô xy vẫn rất nhiều. Thông qua những vết nứt trên đá và lỗ hỏng của đá vôi, ô xy “tràn” vào hang rất nhiều”, chuyên gia Rinaldi cho biết thêm. Vì vậy, sẽ có đủ ô xy để giúp cả nhóm duy trì được sự sống trong khoảng thời gian dài.
“Tuy nhiên, chất lượng không khí trong hang chắc chắn sẽ bị giới hạn, vì vậy những người giải cứu nên kiểm soát nó từ ngay bây giờ”, theo chuyên gia Rinaldi. Chẳng hạn, nếu những hang rất khô ráo, có thể có nhiều bụi trong không khí. Còn ở trong hang nhiệt đới, phân dơi phân hủy có thể tiết ra khí amonica vào không khí và có thể lây lan các mầm nấm mà nếu con người hít vào có thể bị các bệnh về đường hô hấp, theo Live Science.
Về thức ăn, con người cần thức ăn và nước để sống sót ở bất cứ một nơi nào. Đến hiện tại, chúng ta được biết đội bóng có ít thức ăn trước khi được giải cứu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Rinaldi: “Người có một sức khỏe tốt để có thể sống sót trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng mà không ăn gì”.
Video đang HOT
Trong hang, độ ẩm thường cao nên họ có thể ít khát nước, nhưng họ vẫn cần nước mỗi ngày. Họ chỉ có thể hứng nước từ trần và tường của hang đá và uống. (May mắn, đội cứu hộ đang cung cấp nước và thức ăn vào hang cho đội bóng.)
Tâm lý rất quan trọng
Tâm lý của những người bị kẹt trong hang cũng rất quan trọng. Có những người có tâm lý rất vững nhưng có những người thì ngược lại.
“Bị kẹt dưới đất 10 ngày trong bóng tối và ít, thậm chí không có thức ăn có thể làm cho nhiều người cảm thấy hoảng sợ”, chuyên gia Rinaldi cho biết thêm. Vì vậy, quan trọng nhất là làm sao để cho các thành viên còn lại trong đội bóng bình tĩnh và không còn hoảng sợ. Hiện tại, các cậu bé có thể nối dây để trò chuyện điện thoại với gia đình, theo BBC.
Theo thanhnien.vn
Huấn luyện viên đội bóng đã giúp các em nhỏ trong hang ra sao?
Bất kể một số ý kiến chỉ trích, với nhiều người Thái Lan, anh Ekapol, người huấn luyện đội bóng thiếu niên, giống như một sức mạnh thần thánh đã có mặt để cứu giúp các em trong khi nguy cấp.
Ảnh: FACEBOOK
Trên mạng xã hội Facebook những ngày qua đã lan truyền mạnh mẽ hình vẽ mô tả người trợ lý huấn luyện viên 25 tuổi Ekapol (anh đã đảm nhiệm vai trò HLV trong ngày HLV trưởng đi vắng) trong tư thế khoanh chân ngồi thiền và ôm 12 chú Heo Rừng (tên của đội bóng thiếu niên) trong lòng.
Mất cha mẹ từ năm lên 10, anh Ekapol được những người họ hàng gửi vào chùa vừa là nương nhờ cửa Phật, vừa để tu dưỡng tâm tính, nghị lực theo tập tục ở nhiều vùng miền ở Thái Lan.
3 năm trước, anh Ekapol đã rời cửa Phật để làm trợ lý HLV của đội bóng Heo Rừng.
Thiền định để tồn tại
Theo các nhân viên cứu hộ, anh Ekapol là một trong những thành viên yếu nhất của nhóm người bị kẹt lại trong hang. Một phần nguyên nhân vì anh đã nhường học trò khẩu phần ăn và nước uống ít ỏi họ còn lại được trong những ngày đầu tiên bị mắc kẹt.
Anh cũng đã dạy các em cách ngồi thiền và cách duy trì nguồn năng lượng cơ thể ở mức tối đa cho tới khi cả nhóm được tìm thấy.
"Nếu anh ấy không đi cùng bọn trẻ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với con tôi", mẹ của em Pornchai Khamluang, một trong các cầu thủ bị kẹt trong hang, nói về người huấn luyện viên đội bóng trong cuộc trả lời phỏng vấn trên một kênh truyền hình Thái.
"Khi anh ấy ra ngoài, chúng tôi sẽ phải giúp anh ấy bình tâm trở lại. Thầy Ek quý mến của chúng tôi, tôi sẽ không bao giờ trách cứ anh đâu", người mẹ nói.
Anh Ekapol Chantawong (phải) chụp cùng bà mình - Ảnh: AP
Anh Ekapol mồ côi cha mẹ từ năm lên 10. Điều kỳ lạ khi anh là một trong số những người ít ỏi sống sót trong dịch bệnh kinh hoàng lây lan tại ngôi làng đã cướp đi sinh mệnh của rất nhiều người, trong đó có cha mẹ anh.
Vào chùa tu với mục đích trở thành một nhà sư, song anh Ekapol sau đó phải hoàn tục để về chăm sóc người bà đau yếu ở huyện Mae Sai, tỉnh Chiang Rai, miền bắc Thái Lan.
Những năm qua, anh phân chia thời gian, ngoài những lúc trở lại chùa tu tập, thiền định cùng các nhà sư khác, anh dành thời gian làm trợ lý HLV cho đội bóng Moo Pa (Heo rừng) mới thành lập.
Yêu bọn trẻ hơn bản thân
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người huấn luyện viên trẻ tuổi sớm nhận ra sự đồng điệu, gần gũi với các em nhỏ trong đội bóng. Các em cũng lớn lên từ những gia đình nghèo nàn, thuộc các cộng đồng thiểu số sinh sống tại khu vực biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.
"Anh ấy yêu thương chúng còn hơn cả bản thân mình", Joy Khampai, một người bạn thân lâu năm của anh Ekapol đang làm việc tại một quán cà phê ở gần ngôi chùa tại Mae Sai nói.
"Anh ấy không uống rượu, không hút thuốc. Anh ấy là mẫu người luôn tự tu thân và dạy các em nhỏ làm theo như vậy", người bạn nói.
Ông Nopparat, HLV trưởng đội bóng, nói về người trợ lý: "Cậu ấy đã dành tất cả bản thân mình cho bọn trẻ".
Theo ông Nopparat, khi cha mẹ các em không tới đón được con, chính Ekapol là người sẽ giúp họ việc này, anh lãnh trách nhiệm như thể đó là người trong gia đình mình.
Anh Ekapol cũng là người duy trì kỷ luật rèn luyện thể chất nghiêm khắc với đội bóng. Ngoài các bài tập luyện tại sân trường, họ cũng thường đạp xe quanh các sườn đồi bao quanh huyện Mae Sai.
Chuyến đi dẫn tới việc bị mắc kẹt trong hang sau đó theo ông Nopparat có lẽ cũng nằm trong chương trình huấn luyện thể lực cho các em của người trợ lý.
Người huấn luyện đội bóng có thể phải chờ ra cuối cùng
Báo Stuff hôm nay (10-7) cho biết có khả năng đợt cứu hộ hang động lần thứ 3 trong hôm nay có thể sẽ không có anh Ekapol, người trợ lý HLV của đội Heo Rừng.
Người chỉ huy chiến dịch cứu hộ hang Tham Luang, ông Narongsak Osottanakorn cho biết "để an toàn, con số tốt nhất là 4", theo đó có thể hiểu 4 cậu bé mắc kẹt cuối cùng sẽ được đưa ra khỏi hang trong hôm nay.
Và nếu thế người huấn luyện của các em, anh Ekapol sẽ phải chờ thêm một ngày nữa để được cứu ra.
Theo tuoitre.vn
Sai lầm khi lấy ráy tai Lấy ráy tai là thói quen không tốt, làm mất đi chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, có thể làm tổn thương ống tai. Bác sĩ Vũ Hải Bằng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết nhiều người có quan niệm sai lầm là cần phải lấy ráy tai. Thực tế ráy tai sinh...