Con người có thể không có miễn dịch với Covid-19
Cơ thể con người có thể không bao giờ có cơ chế miễn dịch bền vững với virus gây bệnh Covid-19, một nghiên cứu về kháng thể của các nhà khoa Mỹ và Trung Quốc cho biết.
Giới khoa học cho rằng vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: EPA)
Kết luận trên được đưa ra dựa vào kết quả nghiên cứu liệu các nhân viên y tế ở tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn đầu của dịch có kháng thể hay không.
Ít nhất 1/4 trong số hơn 23.000 mẫu xét nghiệm từ các nhân viên y tế ở đây cho thấy họ vẫn lây nhiễm virus ở một số giai đoạn nhất định. Chỉ 4% trong số đó có hình thành kháng thể tính đến tháng 4/2020.
“Con người dường như không tạo ra được các kháng thể có khả năng bảo vệ lâu dài chống lại loại virus này”, các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài viết đăng trên trang web medRxiv.org ngày 16/6.
Video đang HOT
Thế giới đã có những nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19 với hy vọng rằng những người đã mắc Covid-19 thì cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể để họ không bị tái nhiễm. Trong những nỗ lực này có việc một số nước cân nhắc phát hành “giấy chứng nhận miễn dịch”, hay giới khoa học nghiên cứu phát triển hơn 100 loại vắc xin, các bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 được khuyến khích hiến máu để hỗ trợ việc điều trị cho các bệnh nhân khác và cho việc thử nghiệm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Vũ Hán chỉ ra rằng, không phải ai đã mắc Covid-19 đều có thể tạo ra kháng thể hay tạo ra những kháng thể tồn tại lâu dài.
Kháng thể là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để liên kết với các protein tăng đột biến của virus, ngăn nó lây nhiễm vào các tế bào. Một số kháng thể như immunoglobulin G hay IgG có thể tồn tại trong hệ thống miễn dịch một thời gian dài. Kháng thể này được tìm thấy ở các bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 12 năm sau khi họ nhiễm bệnh.
Các nhân viên y tế ở Vũ Hán. (Ảnh: Reuter)
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Zhongnan, Đại học Vũ Hán và các chuyên gia đến từ Đại học Texas (Mỹ) được thực hiện với các mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện tại Vũ Hán. Kết quả cho thấy, 4% nhân viên y tế và 4,6% nhân viên bệnh viện có kháng thể IgG. Nghiên cứu trước đó cho thấy khoảng 2,5% nhân viên bệnh viện ở Vũ Hán mắc Covid-19, nhưng tỷ lệ thực tế có thể lên 25% vì thời gian đầu bùng phát dịch khi chưa khẳng định virus SARS-Cov-2 lây từ người sang người, nhiều nhân viên y tế thậm chí không đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân. “Họ nhiễm SARS-Cov-2 và chiến đấu với virus bằng chính hệ thống miễn dịch”, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng thì có xu hướng tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, hơn 10% bệnh nhân Covid-19 theo khảo sát của họ có thể mất đi sự bảo vệ của kháng thể đó sau khoảng 1 tháng.
“Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng với quan điểm về miễn dịch cộng đồng, với các phương pháp điều trị dựa vào kháng thể cũng như các chiến lược y tế cộng đồng và phát triển vắc xin”, các nhà khoa học nhấn mạnh.
Họ cũng lưu ý rằng, các xét nghiệm kháng thể có thể là chưa đủ để xác định ai đó đã mắc Covid-19 hay chưa, sự tồn tại của các kháng thể như IgG có thể không tạo ra miễn dịch sau này. “Ý tưởng về giấy chứng nhận miễn dịch cho bệnh nhân Covid-19 là không phù hợp”, Wang Xinhuan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của bệnh viện Zhongnan, Đại học Vũ Hán, nói.
Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh chỉ ra rằng bệnh nhân Covid-19 càng tạo nhiều kháng thể thì tình trạng càng tồi tệ hơn. Thậm chí, bệnh nhân có nhiều kháng thể nhất theo nghiên cứu của họ đã tử vong.
Tuy nhiên, ông Wu Yingsong, giám đốc trung tâm nghiên cứu công nghệ kháng thể tại Đại học Y miền Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng, chưa thể khẳng định được độ tin cậy của nghiên cứu bởi các xét nghiệm kháng thể vẫn có thể cho kết quả không chính xác. “Còn rất nhiều điều cơ bản về loại virus này mà chúng ta chưa biết”, ông nói.
Singapore thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể điều trị COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tuần tới, đao quôc nay sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể TY027 do công ty công nghệ sinh học Tychan có trụ sở tại Singapore sản xuất để điều trị bênh viêm đương hô hâp câp COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một lao động nhập cư tại Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
TY027 - kháng thể đơn dòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 - sẽ được thử nghiệm trên 23 người tình nguyện khỏe mạnh. Loại kháng thể này sẽ làm chậm quá trình phat triên cua mâm bênh, đông thơi đẩy nhanh tốc độ phục hồi cung như có khả năng đem lại sự bảo vệ tạm thời chống lây nhiễm.
Giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm sẽ do Đơn vị y tế nghiên cứu SingHealth thực hiện và kéo dài khoảng 6 tuần. Quá trình thử nghiệm sẽ quyết định độ an toàn và tính hiệu quả của TY027. Nếu thử nghiệm thành công trong giai đoan 1, công ty Tychan sẽ xin cấp phép cho loại kháng thể này được thử nghiệm trên quy mô lớn hơn.
Theo giáo sư Ooi Eng Eong tai Trường Y Duke-NUS, một trong những người sáng lập công ty Tychan, khang thê TY027 co thê đươc sử dụng không chi để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ma con để phòng bệnh. Vì vậy, việc liệu có thể sử dụng khang thê nay để phòng ngừa cho nhiêu nhom đôi tương như cac nhân viên y tế hoăc nhưng ngươi đi du lịch nước ngoài hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm.
Các loại kháng thể đơn dòng là các protein của hệ miễn dịch có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm, được phát triển riêng cho việc điều trị SARS-CoV-2. Lợi thế của các loại kháng thể này là có thể được phát triển trong vài tháng và sản xuất hàng loạt.
Hiện chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng COVID-19. Một phương pháp là lấy những kháng thể từ các bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh để điều trị cho cac bênh nhân măc COVID-19 khác. Phương pháp này cho thây tinh hiệu quả đối với các ca bênh năng. Tuy nhiên, số lượng kháng thể ở những bệnh nhân phục hồi rất hạn chế và việc sản xuất đủ số lượng kháng thể để điều trị là một thách thức.
Để vượt qua hạn chế này, một số công ty công nghệ sinh học đã thiết lập các nền tảng để tăng quy mô sản xuất các kháng thể chống COVID-19. Công ty Tychan cũng đã gia nhập cuộc đua quốc tế phát triển các kháng thể đơn dòng điều trị COVID-19. Hiện trên thế giới có hơn 300 thử nghiệm lâm sàng cho điều trị căn bênh nay.
Hẹn hò online mùa dịch: Profile kèm kết quả có kháng thể COVID-19 mới ấn tượng! Thời khoe nhà, khoe xe đã qua rồi. Giờ phải khoe là mình có kháng thể COVID-19 mới dễ tìm được người yêu! Họ đều là những người độc thân và đều muốn tìm người yêu. Mà bây giờ thì mọi việc đều chuyển hướng sang online, kể cả việc tìm người yêu cũng vậy. Kể từ giai đoạn giãn cách do đại...