Con người có thể chạy nhanh đến mức nào?
Cho đến nay, người chạy nhanh nhất thế giới là vận động viên Usain Bolt, người Jamaica. Anh lập kỷ lục thế giới chạy 100 mét với tốc độ khoảng 44,2 km/giờ.
Giới hạn về tốc độ chạy của con người có lẽ không phải do sức mạnh của xương và gân. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy giới hạn này nằm ở sải chân, cụ thể là tốc độ chúng ta có thể thu chân về và bước tiếp trong khi vẫn có thời gian để đạp chân xuống đất.
Tiến sĩ Peter G. Weyand, nhà nghiên cứu cơ sinh học, sinh lý học của Trường đại học Giám lý phương Nam, Mỹ, đồng thời là một trong những tác giả của nghiên cứu nói trên, cho biết tốc độ chạy của chúng ta bị giới hạn vì hầu hết thời gian sải bước của chúng ta là lúc chúng ta đang ở trong không trung. Trong những thời khắc mà hai bàn chân chạm đất, chúng ta phải dùng đến quá nhiều lực.
Ông nói rằng “nếu phải chỉ ra một hạn chế cơ học của những động vật chạy bằng hai chân thì đó là thời gian tối thiểu để chân tiếp xúc với mặt đất. Một người chạy rất nhanh như vận động viên Usain Bolt, chạm đất khoảng 42 hoặc 3% tổng thời gian của sải chân. Nhưng những loài vật 4 chân, như một con ngựa hay một con báo săn, thì có 2/3 thời gian của sải chân là có chân chạm đất.”
Trong thời gian tiếp đất, chân của chúng ta phải đẩy về phía trước và đẩy cơ thể lên trên để chống lại trọng lực, như vậy là quá nhiều sức lực cần sử dụng trong một thời gian ngắn và đấy là lý do vì sao con người có thể trượt nhanh hơn chạy. Khi trượt, phần lớn thời gian chúng ta ở trên mặt đất thay vì trên không trung. Giữ cho bàn trượt luôn ở trên mặt đất là giúp nâng cơ thể trong thời gian trượt, nhờ đó chân đẩy đỡ được một phần gánh nặng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Weyand cho rằng nếu đưa ra bốn phương án “thiết kế” lại cơ thể con người để chạy được nhanh hơn: chân dài hơn, xương hông rộng hơn, có thêm chân hoặc chân có thêm nhiều điểm gấp khúc, thì ông cho rằng chân có thêm nhiều điểm gấp khúc, hay là có thêm đầu gối là cách kém hiệu quả nhất. Có thêm đầu gối giúp chúng ta sải được chân rộng hơn để tiếp xúc với mặt đất lâu hơn. Nhưng nếu hai chân cách xa phần thân dưới quá thì lại khó sinh ra đủ lực đẩy chống lại trọng lực. Phương án này và phương án xương hông rộng hơn đều kém hiệu quả.
Chân dài hơn sẽ có tác dụng. Đó là lý do vì sao đà điểu chạy nhanh hơn chúng ta nhiều. Nhưng phương án hiệu quả nhất có lẽ là có thêm chân. Nếu có thêm chân, chúng ta có thể có một hoặc hai chân luôn chạm đất, giống như những con vật 4 chân khi chạy.
Tiến sĩ Weyand nói rằng “Điểm mấu chốt là có thêm tổng thời gian chạm đất”. Tất cả những thí nghiệm của nhóm đều cho thấy nguyên lý vật lý này đúng với mọi vật dù là thiết bị, động vật 4 chân, 2 chân, hay chân tay giả. Vì thế nếu muốn chạy nhanh, bạn có thể dùng ảo thuật biến mình thành một nhân mã.
Tất nhiên, con người hoàn toàn có thể chạy bằng cả 2 tay và 2 chân mà không cần phép màu nào. Kỷ lục thế giới về người chạy 100 mét bằng cả tay và chân năm 2008 là 18,58 giây và năm 2015 là 15.71 giây.
Từ bước tiến về tốc độ qua thời gian như vậy, các nhà nghiên cứu đã ngoại suy và đưa ra những dự đoán trong một bài báo khoa học rằng vào năm 2048, con người chạy bằng cả 2 chân 2 tay sẽ chạy nhanh hơn người chỉ chạy bằng 2 chân. Đó thật là một dự đoán táo bạo. Nếu không tìm được một phép thuật nào, lúc nào đó bạn vẫn có thể thử chạy bằng cả 2 chân và 2 tay xem sao.
Thiết bị tập thể dục khác lạ của các phi hành gia ngoài vũ trụ
Sống trong môi trường không có trọng lực, các phi hành gia đối diện với nguy cơ bị loãng xương, mất cơ và ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn máu.
Ngày 1/6, phi hành đoàn Dragon Crew đưa 2 phi hành gia Robert Behnken và Douglas Hurley đến Trạm không gian quốc tế ISS trên tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX. Đánh dấu sự kiện đưa người lên ISS bằng tàu tư nhân đầu tiên trong lịch sử.
Cơ thể con người cùng phản xạ của các nhóm cơ bắp, được phát triển dưới sự tác động của lực hút Trái Đất. Khi ở mặt đất, con người dùng nhiều lực để đi, đứng và cầm nắm đồ vật.
Sống trong môi trường không có trọng lực ngoài không gian, các phi hành gia đối diện với nguy cơ bị loãng xương và giảm khối lượng cơ vì phần lớn thời gian họ bay lơ lửng, không dùng quá nhiều lực để sinh hoạt.
Theo The Verge, các phi hành gia phải tập luyện từ 90-120 phút mỗi ngày, 6 ngày/tuần để bảo vệ cơ thể trước những thay đổi khi sống trong môi trường không có trọng lực.
Phi hành gia phải buộc mình vào hệ thống dây cao su để tránh bị trôi ra khỏi máy chạy. Ảnh: NASA.
Trạm không gian quốc tế ISS được trang bị 3 máy tập thể dục bao gồm một máy đạp xe, một máy chạy bộ và một máy nâng tạ mang tên ARED. Mỗi máy sẽ có công năng phục vụ cho từng bộ phận cơ thể khác nhau.
Máy chạy bộ có thiết kế như máy chạy bình thường. Các phi hành gia buộc phải gắn cơ thể với hệ thống dây đeo cao su, có tác dụng giữ họ không bị trôi ra khỏi máy tập. Sau đó, họ sẽ cố gắng trượt chân trên bàn chạy, bài tập này tốt cho tim mạch giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Máy đạp xe được thiết kế không có yên ngồi. Thay vào đó, phi hành gia sẽ tựa vào miếng đệm ở sau lưng, giữ cơ thể cố định với tay nắm ở 2 bên. Thiết bị này giúp các phi hành gia tập luyện toàn bộ phần bên dưới cơ thể như đùi, chân và bàn châ
Tạ không có tác dụng trong môi trường phi trọng lực, nên ARED sử dụng một xy lanh chân không để mô phỏng lại trọng lượng, giúp các phi hành gia thực hiện cái bài tập phát triển cơ ngực, cơ vai và vùng mông đùi.
Máy tập tạ sử dụng xi lanh chân không để mô phỏng lại trọng lượng. Ảnh: NASA.
Theo NASA, khi sống bên ngoài Trái Đất, khối lượng cơ sẽ giảm 11-17% và mật độ khoáng xương sẽ giảm 2-7% trong mỗi 180 ngày. Vì vậy, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho các phi hành gia.
Bên cạnh những thay đổi về cơ bắp và xương, các nhân viên của ISS cũng gặp những tác động liên quan tới việc vận chuyển máu trong cơ thể. Khi sống trong môi trường phi trọng lực, máu và các chất lỏng trong người có thể di chuyển ngược lên phần đầu, gây rối loạn tuần hoàn hoặc ảnh hưởng tới tầm nhìn.
Tuy nhiên, đa số các vấn đề sức khỏe kể trên đều là tạm thời và sẽ biến mất khi các phi hành gia trở lại Trái Đất.
Khủng long đồ chơi và những món đồ kỳ lạ phi hành gia mang lên vũ trụ Trong mỗi sứ mệnh khi ra ngoài Trái Đất, phi hành gia thường mang theo một số vật cá nhân có giá trị tinh thần cho chặng đường nhiều nguy hiểm. May mắn là điều bất cứ ai khi ra đi ra khỏi nhà đều mong muốn có được. Để đạt được mục đích mang tính trừu tượng này, người ta thường đem...