Con người có còn ý thức sau khi bị chặt đầu?
Một dự án khoa học nhằm tìm hiểu liệu con người có còn ý thức sau khi bị chặt đầu đã được tiến hành.
Một dự án khoa học nhằm tìm hiểu liệu con người có còn ý thức sau khi bị chặt đầu đã được tiến hành.
Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm vào năm 2011 tại Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan) để tìm ra câu trả lời cho dự án “Liệu con người còn ý thức sau khi bị chặt đầu?”.
Câu hỏi này xuất phát từ những sự kiện khá rùng rợn đã được ghi nhận trong lịch sử. Đầu tiên là hoàng hậu Anne Boleyn (1501 – 1536) và vua Charles I (1625 – 1649) của Anh, cả hai vẫn đều có thể cố gắng nói chuyện sau khi bị chặt đầu bằng rìu và gươm.
Tiếp theo là trường hợp của Charlotte Corday bị hành quyết bằng máy chém ở Phám năm 1793. Tuy đầu của nữ sát thủ đã rơi xuống nhưng vẫn biết nhăn mặt khi bị một người thợ mộc nhặt đầu lên và tát vào má.
Năm 1795, theo báo cáo của bác sĩ người Đức Sommering, một nạn nhân bị chặt đầu thậm chí còn nghiến răng khi thấy một bác sĩ dùng ngón tay chọc vào hậu môn mình. Khi đó, nạn nhân này đã “đầu lìa khỏi cổ”.
Video đang HOT
Đặc biệt là trường hợp của tên tội phạm Henri Languille khiến nhiều người kinh hãi. Sau khi bị xử tử, mắt Henri vẫn mở trừng trừng và gọi tên đao phủ trong suốt 25-30 giây.
Để nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ này, các nhà khoa học gắn máy đo điện não đồ vào đầu những con chuột thí nghiệm. Sau đó, họ chặt đầu chúng và tiến hành đo sóng não của cái đầu bị rời ra.
Kết quả cho thấy, trong vòng khoảng 4 giây, sóng não của chuột vẫn còn tồn tại với tần số 13-100Hz. Tần số này chỉ ra rằng trong 4 giây ngắn ngủi trên, não chuột vẫn còn ý thức và nhận thức.
Tương tự như thế, các nhà khoa học suy luận rằng hiện tượng ý thức còn tồn tại sau khi con người bị chặt đầu là hoàn toàn có thật.
Họ lý giải rằng sau khi đầu bị chặt, trong khoảng thời gian vài giây, não vẫn tiếp tục hoạt động nhờ lượng máu đã có sẵn trong đầu vào lúc đó.
Chỉ tới khi không còn máu tiếp lên não, con người mới thực sự chết, không còn cảm nhận, ý thức được điều gì nữa. Đến lúc này, con người mới thật sự không còn ý thức gì.
Mai Anh (TH)
Theo_Kiến Thức
Ả Rập Xê Út tuyển 8 đao phủ
Chính quyền Ả Rập Xê Út vừa ra thông báo tuyển dụng 8 người thi hành luật Hồi giáo Shariah, tức chặt đầu, chặt tay chân tội phạm ở nơi công cộng, theo báo The New York Times (Mỹ)
Một đao phủ ở Ả Rập Xê Út đang khoe gươm - Ảnh: Shutterstock
Cơ hội mở rộng cho rất nhiều ứng viên, bởi đơn vị tuyển dụng - Bộ Dịch vụ Dân sự Ả Rập Xê Út - không yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ chuyên môn cũng như học vấn cho công việc "thi hành án tử hình theo luật Hồi giáo Shariah sau khi đã có phán quyết hợp pháp".
Nhưng rõ ràng, để làm được công việc "không cần trình độ chuyên môn" này, các ứng viên phải rất mạnh tay và bạo gan.
Luật pháp Ả Rập Xê Út trừng phạt những người phạm tội buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, sát nhân và nhiều tội nặng khác bằng án tử hình, thường là bằng hình thức chặt đầu nơi công cộng. Những tội nhẹ hơn như ăn cắp cũng đủ bị chặt tay, chân. Tuy nhiên, hình phạt chặt tay chân sau này đã giảm hẳn.
Riêng hình phạt chặt đầu thì tăng lên thấy rõ. Hôm 17.5 vừa qua, một người đàn ông đã bị chặt đầu vì tội buôn lậu ma túy, trở thành người bị tử hình thứ 85 kể từ đầu năm 2015 đến nay, theo thống kê từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, vốn lấy lại các con số do chính phủ Ả Rập Xê Út đưa ra. Con số này đã gần bằng với 88 người bị chặt đầu cho cả năm 2014. Có 38 vụ tử hình năm nay là vì các tội liên quan đến ma túy.
Các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út cho rằng hình phạt nặng như vậy là cần thiết để răn đe tội phạm.
Ở đất nước này, các thẩm phán thường có tư tưởng rất bảo thủ và có quyền hành rất lớn trong việc định tội và tuyên án.
Các vụ chặt đầu thường diễn ra nơi công cộng để răn đe công chúng - Ảnh: Reuters
Quay lại với thông báo tuyển dụng được đăng tải hôm 18.5, Bộ Dịch vụ Dân sự Ả Rập Xê Út không đề cập gì đến chuyện lương bổng.
Tuy nhiên, báo New York Times dẫn thông tin từ một số quan chức chính quyền ở tỉnh Qassim của Ả Rập Xê Út cho biết một đao phủ ở đây được thưởng hơn 1.000 USD cho mỗi cái đầu mà ông ta làm lìa khỏi cổ. Đó là chưa kể tiền lương. Ngoài ra, ông này còn làm cận vệ toàn thời gian cho một hoàng tử.
Ở nhiều nơi, đao phủ thường là "nghề" cha truyền con nối.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ả Rập Saudi tuyển thêm đao phủ chặt đầu người Ả Rập Saudi đang có "nhu cầu" tuyển thêm đao phủ.Đất nước Hồi giáo Ả Rập Saudi đang có số án tử hình bằng cách thức chặt đầu người tăng nhiều đến mức nước này cần tuyển thêm 8 đao phủ để thực thi án lệnh. Để nhận công việc đao phủ, một người không cần có trình độ đặc biệt nào khác...