Con người biết dùng lửa từ khi nào?
Lửa mở đường cho loài người tiến hóa thành người hiện đại ngày nay. Các nhà khoa học cho rằng nếu không biết dùng lửa, con người đã không thể có bộ não phát triển.
Vậy con người biết dùng lửa từ khi nào? Câu trả lời đang được bàn cãi rất sôi nổi.
Lửa đã khiến con người giao tiếp nhiều hơn thông qua việc họ quây quần vào một chỗ quanh đống lửa.
Theo nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall ở Viện bảo tàng Lịch sử quốc gia New York, Mỹ thì đây là một câu hỏi khó. Có thể bằng chứng của việc con người biết dùng lửa lần đầu tiên đã không còn và những gì ngày nay chúng ta có thể tìm được chỉ là những tàn tích của những dấu vết từ rất lâu rồi và không được bảo quản tốt. “Nhưng phải nhắc lại đây cũng chỉ là phỏng đoán, chúng ta không biết chắc.” – ông nói.
Có một điều các chuyên gia biết chắc chắn là khoảng 400.000 năm trước, lửa được dùng rất thường xuyên và nó để lại những bằng chứng khảo cổ ở khắp châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á. Mặc dù ở mỗi khu vực, các bằng chứng xuất hiện khá ít nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng vào thời đó lửa đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Có ít nhất hai nơi có dấu vết của việc con người dùng lửa trước cả 400.000 năm trở về trước. Ví dụ như tại một địa điểm ở Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nền lò sưởi, đá lửa và những mảnh gỗ cháy. Những di tích này có niên đại khoảng 800.000 năm. Ở một địa điểm khác trong hang Wonderwerk ở Nam Phi, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng con người đã biết sử dụng lửa cách đây khoảng 1 triệu năm. Trong hang họ bắt gặp nhiều tàn tích của xương và cây cháy và cả dấu vết của nền lò sưởi.
Video đang HOT
Mặc dù hang Wonderwerk là nơi có những di tích sớm nhất của việc con người biết dùng lửa, nhưng về lý thuyết thì con người phải biết đến lửa từ sớm hơn nữa. Cách đây khoảng 2 triệu năm, ruột của loài Homo erectus, hay “người đứng thẳng”, tổ tiên của loài người ngày nay, đã bắt đầu ngắn lại, chứng tỏ một điều gì đó chẳng hạn như nấu nướng, đã giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Đồng thời, bộ não của người đứng thẳng cũng to dần lên, vì thế cũng cần nhiều năng lượng hơn để bộ não hoạt động. Nhà cổ sinh vật học Tattersall đặt ra câu hỏi “nhờ đâu mà chúng ta nạp được năng lượng nếu không phải do dùng lửa để nấu chín thức ăn?”.
Để củng cố cho nhận định đó, nhà cổ sinh vật học Sarah Hlubik ở Trường đại học George Washington, Mỹ, đang tìm kiếm những dấu hiệu của việc con người biết dùng lửa ở Koobi Fora, một địa phương nằm ở phía Bắc Kenya, nơi có rất nhiều dấu tích cổ sinh vật có niên đại khoảng 1,6 triệu năm. Cho đến nay, bà đã tìm thấy nhiều mẩu xương cháy cùng với nhiều đồ tạo tác khác ở đây.
Trầm tích cháy quy tụ ở một chỗ riêng, chứng tỏ con người thời đó đã biết giữ lửa ở một chỗ và dành phần lớn thời gian ở một chỗ khác. Bà Hublik nói rằng “tôi chắc chắn rằng tại địa điểm này, con người đã biết dùng lửa trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn nghiên cứu sắp tới, chúng ta sẽ phải trả lời xem có bao nhiêu địa điểm khác nữa cũng có bằng chứng của lửa.”
Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với bà Hlubik. Lửa ở địa điểm mà bà phát hiện được có thể không phải do con người đốt mà có thể bùng lên từ những đám cây bụi bị cháy do cháy rừng tự nhiên.
Cho dù là con người biết dùng lửa từ khi nào đi nữa thì việc con người biết tận dụng và khống chế những đám cháy rừng, hoặc là biết tự tay nhóm lửa, thì đều có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tiến hóa của loài người.
Rất có thể nhờ có lửa mà con người sống lâu hơn và cùng với việc phát minh ra quần áo, con người có thể di chuyển trong thời tiết giá lạnh. Những lợi ích mà lửa mang lại đã củng cố kiến thức, nhận thức mà con người đã có và còn giúp họ mở mang thêm nhiều hiểu biết mới.
Mô hình thu nhỏ về tương lai khi thế giới không còn con người
Dự án được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa và cuộc sống nhiều thiên tai tại Tornado Alley. 'The city' là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất.
Dự án của hai nữ nghệ sĩ Lori Nix và Kathleen Gerber đã bắt đầu từ năm 2005, mô tả thế giới đổ nát không còn bóng người sau khi thảm họa xảy ra. Mục tiêu của dự án là để kích thích trí tưởng tượng của người xem và dự đoán về hậu quả mà biến đổi khí hậu có thể tác động đến cuộc sống con người.
Để có thể dựng được mô hình và chụp ảnh lưu giữ lại, Nix và cộng sự đã phải phân chia công việc rõ ràng. Đối với mô hình về một phòng giải phẫu, Nix chia sẻ: "Tôi đã dựng tủ, tường, sàn và ghế. Gerber làm tất cả những mô hình giải phẫu". Nix là nhà điêu khắc còn người bạn đồng hành của cô là một kiến trúc sư.
Một nhà hàng ở Trung Quốc sau ngày tận thế được làm từ những vật liệu như xốp, đất sét, giấy và các loại thực vật khô. Nix thường đưa ra ý tưởng, bảng màu và góc máy. Còn Gerber làm các công việc chi tiết, giúp mọi thứ trở nên sống động hơn.
Lớn lên tại Tornado Alley, từ nhỏ cuộc sống của Nix "luôn gặp nguy hiểm và thiên tai như bão tuyết, lũ lụt, lốc xoáy, côn trùng xâm nhập". Đây chính là một trong những cảm hứng giúp cô thực hiện dự án này. Trong bức ảnh là một thẩm mỹ viện đã bị tàn phá, bàn tay của Gerber đi vào khung hình cho thấy quy mô của khoảng không gian này.
Một tiệm giặt là đổ nát do thảm họa môi trường gây ra. Hai nữ nghệ sĩ cho biết mỗi mô hình mất khoảng 7-15 tháng để hoàn thành. Việc có được những bức hình ưng ý để lưu lại cũng tốn khoảng 3 tuần.
Nix đã lấy ý tưởng cho bức hình này từ vườn bách thảo Brooklyn gần căn hộ nơi mình sinh sống. Cô đã phải cố gắng tưởng tượng nếu không có bàn tay chăm sóc của con người nơi đây sẽ trở nên hoang dã như thế nào.
Khung cảnh hoang tàn trong một phòng điều khiển đã bị hoen rỉ. Nix chia sẻ khi thực hiện dự án cô lo sợ về những gì biến đổi khí hậu sẽ gây ra cho Trái Đất nhưng nữ nghệ sĩ cùng tò mò về thay đổi của thế giới có thể mang lại.
Hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tsukuba và Bảo tàng Hoạt động thiên nhiên và con người tỉnh Hyogo của Nhật Bản thông báo, hóa thạch trứng khủng long được phát hiện ở tỉnh Hyogo, Tây Nhật Bản mới đây đã được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là nhỏ nhất thế giới. Trứng hóa thạch được đánh dấu bởi 2...