Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
Sau khi Bản án của Tòa án công nhận quan hệ cha con có hiệu lực, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế cho người cha để lại.
Hỏi:Trước đây, năm 2007, tôi có quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông đã có gia đình và có với nhau 01 đứa con trai. Khi đó, vì bị gia đình người đàn ông đó đánh đuổi, cấm cản nên anh ta đã không đi đăng ký khai sinh cho con tôi, cự tuyệt quan hệ với mẹ con tôi và mẹ con tôi phải lưu lạc đi nơi khác. Tháng vừa rồi, nghe tin anh ta chết vì bạo bệnh, mẹ con tôi đã quay trở về quê đến nhà anh ta thì người nhà đuổi đánh, miệt thị và không cho mẹ con tôi thắp hương. Giờ, tôi muốn hỏi, anh ta chết rồi, theo quy định pháp luật, con tôi có được hưởng thừa kế tài sản do người đàn ông này để lại không? Tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Để cháu bé được hưởng thừa kế di sản do người cha để lại, trước tiên cần phải thực hiện các thủ tục để nhận cha cho con. Luật Hôn nhân – Gia đình 2014 tại Khoản 1 Điều 9 quy định “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do đó, trong trường hợp này, vì con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) nên chị với tư cách là người đại diện theo pháp luật của con cần thực hiện thủ tục nhận cha cho con trước khi thực hiện thủ tục hưởng di sản thừa kế.
Vì những người bên họ nội của cháu bé không thừa nhận cháu bé, có tranh chấp xảy ra nên chị không thể thực hiện thủ tục khai nhận cha cho con tại các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền theo Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan mà cần khởi kiện ra Tòa án. Cụ thể, chị cần khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha cư trú trước khi chết với yêu cầu xác định cha cho con (theo Khoản 4 Điều 27; điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2014)).
Khi đó, chị cần cung cấp cho Toà án các chứng cứ như giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con hoặc yêu cầu Tòa án giám định AND giữa cháu bé với những người có quan hệ huyết thông bên nhà nội như ông bà nội với cháu bé, con của vợ chồng người cha với cháu bé…
Video đang HOT
Sau khi Bản án của Tòa án công nhận quan hệ cha con có hiệu lực, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế cho người cha để lại. Trường hợp người cha trước khi chết có để lại di chúc hợp pháp trong đó không chia di sản cho cháu bé thì cháu bé vẫn được hưởng di sản thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Khoản 1 Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 (con bị mất khả năng lao động). Trường hợp người cha chết không để lại di chúc, chị với tư cách là đại diện theo pháp luật của cháu bé có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật. Khi đó, cháu bé thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người cha (điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005), được hưởng di sản thừa kế ngang bằng cùng với những người thừa kế cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cháu bé, chị có thể tham khảo và thực hiện các thủ tục mà chúng tôi đã nêu trên.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nga tiếp tục trả nợ trăm tỷ USD "thừa kế" của Liên Xô
Truyền thông Nga vừa cho biết, nước này vừa hoàn trả Kuwait 1,7 tỷ USD, thuộc khoản nợ của Liên Xô mà nước này lãnh trách nhiệm trả nợ, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Truyền thông Nga dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính nước này cho biết, Moscow vừa hoàn trả toàn bộ khoản nợ "thừa kế" của Liên Xô, bao gồm 1,1 tỷ USD khoản vay gốc và khoản lãi phát sinh trên 620 triệu USD cho Kuwait và nước tiếp theo được trả nợ sẽ là Hàn Quốc.
Theo quy định của Hiệp định nợ, khoản nợ gốc của Liên Xô sẽ được Nga trả cho Kuwait bằng tiền mặt, còn các khoản nợ do lãi tích lũy được trả bằng cách cung cấp các sản phẩm công nghệ cao của Nga, bao gồm cả các vũ khí, trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cho biết trong một tuyên bố, hiện Liên bang Nga vẫn còn nghĩa vụ trả nợ cũ của Liên Xô cho Hàn Quốc, Macedonia, cùng với Bosnia và Herzegovina. Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo Moscow không công bố rõ hiện tổng số nợ theo dạng này của Nga là bao nhiêu.
Đồng thời, Moscow cũng không tiết lộ kế hoạch trả nợ cũng như hình thức hoàn trả đối với các khoản nợ tiếp nhận từ Liên Xô. Tuy nhiên, qua xem xét việc trả nợ Hàn Quốc và Kuwait, có thể nhận thấy Nga sẽ trả hoàn toàn bằng tiền mặt hoặc tiền mặt cộng với trang thiết bị quân sự.
Bộ Tài chính Nga cũng cho biết, bất chấp những khó khăn về kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, cùng với việc giá dầu lao dốc cực hạn và sự mất giá của đồng Rúp (Ruble), sau khi trả hết nợ cho Kuwait, Nga sẽ tiếp tục thanh toán cho Hàn Quốc.
Vào đầu năm 1991, Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1 tỷ USD tiền mặt và 470 triệu USD hàng hóa, trong gói cung cấp tài chính có thời hạn là 5 năm. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Nga trở thành "người thừa kế" toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, trong đó có nợ Hàn Quốc.
Tính đến giai đoạn năm 2000, khi ông Vladimir Putin bắt đầu nhậm chức Tổng thống từ người tiền nhiệm Boris Yeltsin, nợ nước ngoài của Nga đã lên tới 158 tỷ USD, chiếm tới 96% tổng GDP bèo bọt của đất nước, trong đó số nợ "thừa kế" của Liên bang Xô viết vào khoảng gần 100 tỷ USD.
Kể từ khi nhận chuyển giao quyền lực từ tay Tổng thống đầu tiên của Nga là Boris Yeltsin, ông Vladimir Putin đã phải gánh món nợ khổng lồ từ thời Liên Xô
10 năm sau khi ông Putin lên cầm quyền, Moscow đã trả hết các khoản nợ gốc và lãi vay của các quốc gia và ngân hàng phương Tây thuộc Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London, cùng với IMF. Tổng số nợ mà Nga đã thanh toán vào khoảng 80 tỷ USD.
Còn các khoản nợ thời Xô viết, Moscow đã đề xuất trả nợ nhiều lần bằng tiền mặt và các loại vũ khí, trang bị tối tân trong kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô. Hàn Quốc là nước nhận rất nhiều vũ khí, biến họ trở thành nước đồng minh của Mỹ sở hữu nhiều loại vũ khí Liên Xô/Nga nhất.
Tính đến năm 2013, khoản nợ của Nga đối với Hàn Quốc được cho là còn khoảng 560 triệu USD. Việc sẵn sàng bỏ ra 1,7 tỷ USD để trả hết nợ cho Kuwait cho thấy, rất có thể lần này Nga sẽ thanh toán hết số nợ còn tồn đọng với Hàn Quốc.
Được biết, sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào tháng 12/1991, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã ký Hiệp định về việc phân chia tài sản của Liên bang, dựa trên các điều khoản của Công ước Vienna năm 1983 để phân định tỷ lệ "thừa kế" của từng quốc gia trên cơ sở các đóng góp của họ.
Sau đó, các nước này đã ký thỏa thuận gọi là "phương án 0", trong đó quy định Nga cần phải trả toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, đổi lại, Moscow sẽ được thừa kế chân Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phần lớn tài sản của Liên bang Xô viết (61,34 %), cùng với kho vũ khí khổng lồ (bao gồm cả vũ khí hạt nhân).
Ngoài ra, phần được chia của các nước Cộng hòa theo tỷ lệ đóng góp của họ cho Liên bang Xô viết được phân chia như sau: Ukraine được chia 16,37%, Belarus nhận 4,13%, Uzbekistan nắm 3,27%, Kazakhstan chiếm 3,86%, Gruzia được 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ cảnh báo Trung Quốc trước phán quyết của tòa quốc tế về biển Đông Mỹ cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tự làm tổn hại "nghiêm trọng" danh tiếng của mình nếu nước này lờ đi phát quyết của tòa án quốc tế về biển Đông. Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong những tuần sắp tới về vụ kiện chống lại các tuyên bố...