Con nghiện hoành hành: “Thảm họa quốc gia” được cảnh báo từ 6 năm trước
Quan niệm rất nhân văn, rất tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện hiện nay và sẽ là một thảm họa quốc gia nếu chúng ta bỏ cái này. Tôi xin cam đoan với các vị đại biểu Quốc hội như vậy
Những ngày qua, dư luận nóng bỏng với câu chuyện quản lý người nghiện ở TP.HCM với những con số giật mình và những vướng mắc mà chỉ một mình thành phố thì không thể nào gỡ nổi.
Tất cả những hệ lụy này bắt nguồn từ việc Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi 2008) và Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 1-1-2014) có những quy định rất bất cập đối với việc đưa một người nghiện ma túy vào trại cai nghiện. Một trong những lý do xuất phát từ quan điểm xây dựng luật này: Xem người nghiện là bệnh nhân, cần được giúp đỡ để chữa bệnh, tái hòa nhập cộng đồng chứ không phải là tội phạm với những biện pháp trấn áp, hạn chế một số quyền.
Hệ quả là từ đầu năm đến nay, cả nước có 200.000 người nghiện nhưng chỉ khoảng 200 người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hàng trăm ngàn người nghiện ở ngoài xã hội đã gây ra những phức tạp về tình hình an ninh, trật tự của nhiều địa phương trên cả nước. Thê thảm nhất là TP.HCM, nơi có tới 19.000 người nghiện và 60% các vụ phạm pháp liên quan đến người nghiện, do người nghiện thực hiện.
Hai người nghiện đang đói thuốc với ống kim tiêm trên tay. Không còn gì để bán, sau một hồi suy nghĩ, cô gái bán tóc mình để có tiền mua thuốc.
Video đang HOT
Lật giở lại Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (Ghi theo băng ghi âm) buổi sáng ngày 16/05/2008, ngày mà các đại biểu quốc hội khóa 12 (kỳ họp thứ 3) thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy và việc thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11, chúng tôi thấy có một đại biểu QH đã mạnh mẽ lên tiếng cảnh báo về một “thảm họa quốc gia” nếu chúng ta xây dựng luật trên quan điểm ve vuốt người nghiện như thế. Tiếc rằng tiếng nói của ông chỉ là thiểu số và đến nay thì “thảm họa quốc gia” ấy dường như đang hiện hữu và cần phải cấp bách giải quyết.
Nơm nớp đi qua “chợ” ma túy ngang nhiên hoạt động giữa Sài Gòn
Nhân bàn về chuyện quản lý người nghiện, PLO xin giới thiệu ý kiến thảo luận tâm huyết của vị đại biểu quốc hội này:
Tôi tha thiết đề nghị Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cần xem xét lại ý kiến cho rằng trở thành một quan điểm trong xây dựng luật là người nghiện là một người bệnh và trên cơ sở đó đặt vấn đề bỏ Điều 199 BLHS về tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
Theo tôi, trong điều kiện của nước ta hiện nay và trong tình hình ma tuý hiện nay thì chưa nên đặt vấn đề như quan điểm này. Nếu như đây trở thành một quan điểm chính thống của Quốc hội để xây dựng luật và tới đây sửa tiếp Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự sẽ trở thành một vấn đề rất nguy hại cho xã hội. Tôi đồng tình là phải có quan điểm nhân đạo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện, nhưng đối với chúng ta thì phải theo từng nấc thang tiến bộ của xã hội đến đâu, kinh tế phát triển đến đâu, ý thức tự giác của dân đến đâu, ý thức dân luật đến đâu chúng ta làm đến đó. Đừng nói vội mà bài học về sát nhập, Ủy ban dân số gia đình cho ta một bài học nóng hổi về hậu quả tác hại như thế nào? Cho nên tôi tha thiết đề nghị như vậy.
Vấn đề thứ hai là bỏ Điều 199 BLHS. Thưa với Quốc hội, bản thân điều luật có quy định người nghiện là tội phạm đâu mà điều luật quy định là “người sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm” và điều luật hiện nay đang có một giá trị phòng ngừa rất tích cực thì tại sao lại bỏ điều này đi. Trên thực tế tôi nghiên cứu một số luật của các nước, ở Liên bang Myanmar bây giờ vẫn coi điều sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm và người ta phạt tù từ 3 năm đến 5 năm.
Ở Pháp cũng coi sử dụng trái phép chất ma túy là một tội phạm và hiện tại vẫn đang xử phạt là 1 năm tù và 25.000 Frăng. Ở Trung Quốc chưa coi là tội phạm nhưng chúng ta thử hình dung người ta xử lý về hành chính, nhưng nếu sử dụng trái phép chất ma túy sẽ thực hiện giam 15 ngày và phạt 2.000 Nhân dân tệ. Trong điều kiện như thế chúng ta có nên bỏ không? Tôi thấy đây là một vấn đề hết sức mạo hiểm. Quan niệm rất nhân văn, rất tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện hiện nay và sẽ là một thảm họa quốc gia nếu chúng ta bỏ cái này. Tôi xin cam đoan với các vị đại biểu Quốc hội như vậy. Nếu các vị đặt là vấn đề như hiện nay, còn sau này tiến bộ lên và phát triển lên, chúng ta sẽ tính toán tính thế nào cho hợp lý.
Vấn đề thứ hai là vấn đề cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, có thể nói hiện tại hiệu quả rất thấp, nhưng không thể bỏ được điều kiện này, vì đối với người nghiện trách nhiệm đầu tiên và trách nhiệm trước hết là của gia đình, của chính quyền cơ sở, đó là phường, xã, thị trấn, không thể đổ cho xã hội hết, Nhà nước làm sao hết được. Điều này hết sức cần thiết đưa vào điều luật.
Vấn đề tiếp theo là quản lý sau cai, tôi cho cũng phải luật hóa và cũng áp dụng dưới 2 hình thức: Một là quản lý sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; Hai là quản lý tập trung, cái này thực hiện được Nghị quyết của Quốc hội. Ghi trong điều luật như vậy, còn địa phương nào có khả năng làm tập trung, cho làm tập trung, chưa có khả năng làm tập trung thì thực hiện cai tại gia đình, chính quyền cơ sở chịu trách nhiệm làm việc này, trường hợp ra tái nghiện ngay lại bắt vào.
Trên thực tế hiện nay số giảm về người nghiện chủ yếu: Một là chết do nhiễm HIV giai đoạn cuối; Hai là bắt vào các Trung tâm cai nghiện bắt buộc.
Thứ ba là bắt vào các nhà tạm giam, tạm giữ. Thực chất cai nghiện được rất khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, chúng tôi thấy chúng ta đối xử nhân văn, nhân đạo với người nghiện, bên cạnh đó phải có từng mức của nó. Còn nhiều đối tượng chúng ta cần phải quan tâm hơn đối tượng nghiện này rất nhiều, nhiều gia đình chính sách khó khăn, nhiều người nhiễm chất độc da cam, nhiều gia đình hoàn cảnh rất khó khăn rất đáng quan tâm. Tất nhiên ta không bỏ mặc người nghiện, nhưng nghiện có phải là do virút nào gây nên đâu mà đây là anh sử dụng trái phép chất ma túy, anh làm hại cho xã hội, hoàn toàn là ý thức chủ quan. Tôi chưa thấy người nào vì ức chế về công việc quá lại nghiện ma túy cả, hoàn toàn đây là sự suy thoái về đạo đức, về lối sống và bị tác động của tội phạm ma túy tác động vào. Cho nên phải có một thái độ rất đúng mức, tôi thấy nên đặt vấn đề như vậy…
Theo Phap luât TPHCM
Indonesia: Núi lửa phun trào 30 lần/ngày
Sau 2 tháng liền gầm gừ, hôm 4/1, núi lửa Sinabung ở phía tây đảo Sumatra - Indonesia liên tục phun nham thạch và bắn tro nóng vào không khí tới 30 lần, khiến lệnh sơ tán tiếp tục được tăng cường.
Phát ngôn viên cơ quan Hạn chế thiên tai Quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, kể dung nham chảy qua khu vực có người dân sinh sống và có những cột khí nóng lên cao tới 4.000 m.
"Nham thạch nóng phun từ núi lửa chảy dài tới năm cây số về phía đông nam của miệng núi lửa. Đây là đợt phun trào lớn nhất trong các lần phun trào gần đây" - ông Nugroho nói.
Núi lửa Sinabung phun trào dữ dội hôm 4/1
Chính quyền địa phương đã sơ tán người dân trong bán kính năm cây số xung quanh núi lửa và ông Nugroho cho biết khu vực sơ tán có thể sẽ được mở rộng.
Trước đó, vào năm 2010, núi lửa Sinabung bất ngờ hoạt động trở lại sau bốn thế kỷ "im lìm", khiến 2 người thiệt mạng.
Theo Linh San