Con nghỉ dài tránh dịch Covid-19, phụ huynh “quay cuồng” nghĩ cách quản con
Lắp camera giám sát con, “điều động” ông bà đến hỗ trợ… là những cách quản lý con của nhiều phụ huynh trong những ngày con nghỉ học kéo dài để tránh dịch Covid-19.
Đảo lộn công việc vì con nghỉ học
Phòng chống dịch Covid-19, đa số các tỉnh/thành trên cả nước cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2/2020. Riêng ở Nghệ An, hơn 800 nghìn học sinh nghỉ học từ ngày 7/2, dự kiến ngày 17/2 sẽ tổ chức học bình thường trở lại. Trước nguy cơ dịch bệnh, Sở GD&ĐT Nghệ An quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 trước khi có thông báo tiếp theo.
“Con nghỉ 10 ngày bố mẹ đã hoảng rồi, giờ nghỉ hết tháng, rồi cũng chưa biết nghỉ đến bao giờ. Biết là dịch bệnh thì phải nghỉ nhưng bố mẹ cũng phải đi làm, có được nghỉ đâu. Giờ không biết tính kiểu gì đây”, chị Nguyễn Thị Mai (xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) ngán ngẩm.
Không thể ở nhà để quản lý con, nhiều ông bố bà mẹ gặp nhiều cảnh dở khóc dở cười khi để con chơi một mình. Anh Nguyễn Văn Tú (huyện Yên Thành, Nghệ An) méo mặt: “Nhà có 2 đứa con trai, bình thường đã nghịch, giờ không có ai trông nom nên chúng quậy tung trời. Có hôm về thấy thằng anh dắt thằng em chạy ra đường chơi, xe cộ chạy nườm nượp mà hoảng cả hồn. Hôm qua về thì thấy đầu tóc nham nhở, hóa ra ở nhà chúng lấy tông đơ ra nghịch, cắt tóc cho nhau!”.
Để con ở nhà, anh Tú gặp cảnh dở khóc dở cười khi mái tóc đã bị cậu bé tự cầm tông đơ gọt nham nhở.
Hơn 10 ngày nay, chị Lương Thị Ngọc (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) phải mang cả 3 đứa con về gửi ông bà ngoại ở huyện Hưng Nguyên. Nhà chị Ngọc ở cạnh chợ, gần đó có nhiều nhà máy có người nước ngoài làm việc, để con ở nhà chơi cũng không yên tâm. Từ hôm các con nghỉ học, nhà bố mẹ chị chẳng khác nào cái nhà trẻ thu nhỏ bởi ngoài 3 cháu nhà chị Ngọc còn có 2 con của người em trai và 1 con của cô em gái.
“Biết là ông bà vất vả nhưng dù sao cũng đỡ lo hơn. Ngoài việc tránh nơi đông người, ông bà còn chăm sóc, cơm nước cho chúng nó để mình đi làm chứ nghỉ làm để trông con thì lấy tiền đâu mà trang trải”.
Từ hôm 2 cậu con trai 3 tuổi và 5 tuổi được nghỉ học, chị Thái Thị Vi (trú TP Vinh) xin nghỉ 10 ngày phép để ở nhà trông nom. Hai cậu con trai nghịch ngợm, bày bừa khắp nhà nhưng chị vẫn quán xuyến tốt.
“Đồ nhà bếp thì chúng lôi vào phòng ngủ chơi, vứt tứ tung. Tủ quần áo, giày dép chúng lôi ra rải khắp nhà. Mẹ lấy thùng cat-tông cắt ra giả làm nhà để hai anh em chơi, được vài bữa thôi vì chúng nhanh chán. Phải luôn nghĩ ngày mai bày trò gì để giữ con khỏi phá cũng đau hết cả đầu”, chị Vi chia sẻ.
Giao bài tập để con ôn luyện trong thời gian nghỉ học là cách phụ huynh quản lý con.
Hết 10 ngày phép nhưng các con vẫn chưa thể quay lại trường, chị Vi đành bàn giao việc quản lý con cho chồng. Khổ nỗi, anh Tuấn lại không thể xin nghỉ phép vì mấy ngày phép phải dành cho dịp cuối năm có việc lớn của gia đình. Sáng, anh Tuấn chở con về Nghi Lộc gửi ông bà nội, chiều lại đến đón về. Dù đi đi về về chưa hẳn đã an toàn trong mùa dịch nhưng anh chị không tìm ra giải pháp nào khả dĩ hơn.
Muôn cách quản lý con mùa nghỉ học phòng dịch
Con nghỉ học, đồng nghĩa với việc giờ giấc sinh hoạt thường ngày cũng bị đảo lộn. Bình thường 6h sáng hai con chị Nguyễn Thị Hiền (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã dậy để chuẩn bị đến trường. Vợ chồng chị là giáo viên, cũng phải nghỉ dạy. Từ hôm nghỉ học, chị để cho con ngủ thoải mái bởi “dậy chúng lại dán mắt vào ti vi”. Những cũng vì dậy muộn, ăn muộn nên đến trưa cả nhà cũng chả tha thiết ăn cơm. Việc cho con đi ngủ trưa cũng vất vả hơn vì sáng ngủ dậy muộn quá.
Nhiều phụ huynh “chế” sân chơi dã chiến để con vận động trong thời gian nghỉ học.
“Mỗi ngày chúng tôi đều ra bài cho con làm, không nhiều nhưng để con ôn luyện kiến thức. Quy định giờ coi ti vi, chơi điện thoại, chiều tối cho con ra sân chơi bóng với nhau để rèn luyện vận động”, chị Hiền cho biết.
Vợ chồng anh Nguyễn Chung Thành (phường Hà Huy Tập, TP Vinh) đều phải đi làm, ông bà ở xa, lại già rồi nên không thể gửi con về quê hay nhờ ông bà lên hỗ trợ. Từ hôm 2 con được nghỉ học, hai vợ chồng anh thuê gia sư ngày 2 buổi cho con, vừa có người trông, vừa giúp con ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học.
Hai con gái của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (phường Bến Thủy, TP Vinh) đều đã lớn nên ý thức tự giác tốt hơn. Mỗi sáng, chị phân công cụ thể nhiệm vụ, giờ giấc học, làm việc nhà, vui chơi cho các con. Không yên tâm, chị gọi thợ đến lắp camera để quản lý con từ xa. “Con lớn rồi, mình cũng đỡ lo hơn nhưng riêng việc phân xử chuyện hai chị em tị nạnh, chành chọe, giận dỗi nhau cũng mệt lắm”.
Chị Hằng lắp camera để giám sát con từ xa.
Con nghỉ học, sa vào điện thoại, ti vi cũng là điều khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Trong khi đó, hầu hết bố mẹ không có thời gian ở nhà để quản lý, giám sát con. Bởi vậy, nhiều ông bố, bà mẹ đã nghĩ ra những “độc chiêu” để tách con ra khỏi ti vi, điện thoại.
Chị Lê Thị Thảo (phường Lê Mao, TP Vinh) hài hước chia sẻ: “Con gái tôi đang học lớp 3, cháu mê xem phim hoạt hình lắm. Nếu không giám sát, con có thể ngồi tù tì từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến tối. Hôm kia tôi trộn 1 bát hạt đậu xanh với 1 bát hạt đậu đen rồi bảo con ngồi lựa đậu giúp mẹ, bao giờ làm xong thì xem hoạt hình. Được cái cháu cũng khá hào hứng với thử thách này nên hai hôm nay nghe chừng có vẻ ổn nhưng còn nghỉ học hơn 10 ngày nữa, tôi sợ trò nhặt đậu này không còn tác dụng. Chỉ mong nhanh chóng hết dịch để các con sớm trở lại trường”.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Vì dịch Covid-19, nhiều người bị cho nghỉ tạm không lương: Quyền lợi có thiệt thòi?
Để tránh lây lan dịch Covid-19, nhiều giáo viên và nhân viên trường học tư, các cơ sở giữ trẻ được tiếp tục nghỉ. Một số công nhân, người lao động cũng được cho nghỉ vì cơ sở thiếu nguyên liệu sản xuất hay không có đơn hàng.
Vậy người lao động có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ tạm này?
Nhiều giáo viên ở các trung tâm, trường tư băn khoăn không biết nghỉ vì dịch Covid-19 có được hưởng nguyên lương (Ảnh minh họa) - Ảnh: Ngọc Dương
Một giáo viên tại Q.Tân Phú, TP.HCM cho biết, những ngày nghỉ vì dịch Covid-19 này, giáo viên vẫn thường xuyên phải lên trường để thực hiện các công tác như làm sổ sách, lên kế hoạch giảng dạy, dọn dẹp vệ sinh,... Do đó, việc nghỉ hầu như không tác động đến thu nhập hằng tháng.
Tuy nhiên, với những giáo viên của trường tư thì có thể bị cắt các khoản trợ cấp, chỉ được nhận lương cơ bản, thậm chí có nơi còn cắt luôn lương cơ bản vì... tình hình khó khăn. Nếu tình hình nghỉ dài ngày hơn, nhiều phương án đã được đưa ra sẽ tạm nghỉ không lương.
Trên 1.700 người tử vong vì dịch Covid-19, số ca nhiễm toàn cầu vượt 71.000
Bên cạnh đó, một số công nhân trong các xưởng cũng được cho nghỉ vì cơ sở sản xuất không có nguyên liệu sản xuất hay đơn hàng trong mùa dịch Covid-19 này. Nhiều tiếp viên hàng không cũng bị cắt chuyến vì tạm ngưng các đường bay đến Trung Quốc. Vậy công nhân, tiếp viên hàng không, giáo viên hay nhiều nhóm ngành khác, nếu nghỉ vì dịch Covid-19 có được hưởng nguyên lương?
Luật sư nói gì?
Thạc sĩ, luật sư (LS) Huỳnh Công Thư (Giám đốc Công ty TNHH Dân luật) cho biết, theo quy định của Bộ luật Lao động quãng thời gian công nhân, giáo viên, nhân viên nhà trường học nghỉ làm do dịch Covid-19 được xác định là quãng thời gian ngừng việc.
Nghỉ học vì dịch bệnh được xem là nguyên nhn khách quan - Ảnh: Bảo Châu
Còn riêng với tiếp viên hàng không, vì cách tính của mỗi hãng là khác nhau nên khi bị cắt chuyến, có thể tiếp viên không nhận được lương của giờ bay đó, nhưng lương cơ bản hằng tháng vẫn được nhận đủ.
LS Thư phân tích, Bộ luật Lao động 2012 quy định việc trả lương trong thời gian ngừng việc vì nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
"Thời gian giáo viên và nhân viên trường học nghỉ theo chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xem là thời gian ngừng việc nhưng không do lỗi của giáo viên và trường học, mà do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh Covid-19 nên tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định", LS Thư phân tích.
Nghỉ học vì dịch bệnh thì giáo viên, nhân viên nhà trường vẫn được hưởng lương tối thiểu không thấp hơn lương cơ bản - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019 có 4 mức là 4.420.000 đồng, 3.920.000 đồng, 3.430.000 đồng, 3.070.000 đồng trên 1 tháng tương ứng từng vùng I, II, III, IV.
Thời gian giáo viên và nhân viên trường học nghỉ theo chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xem là thời gian ngừng việc nhưng không do lỗi của giáo viên và trường học, mà do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh Covid-19 nên tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Với những công nhân làm việc trong các xưởng được ký hợp đồng lao động thì cũng được hưởng lương cho thời gian ngưng việc vì dịch bệnh với mức không thấp hơn lương tối thiểu vùng giống giáo viên. - LS Huỳnh Công Thư
Với những công nhân làm việc trong các xưởng được ký hợp đồng lao động thì cũng được hưởng lương cho thời gian ngưng việc vì dịch bệnh với mức không thấp hơn lương tối thiểu vùng giống giáo viên.
Đặc biệt, một số công nhân làm trong các xưởng nhỏ, lẻ không có hợp đồng lao động, hoặc chỉ là hợp đồng mùa vụ thì bên sử dụng lao động có quyền không chi trả lương trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, LS Thư cho rằng, tại một số trường tư việc được hưởng lương trong thời gian ngừng việc này có thể được xem xét dựa trên thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, họ có nhiều giải pháp để có lợi cho người lao động, ví dụ như chọn cách tính ngày nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 vào ngày phép năm để giáo viên, nhân viên được hưởng trọn lương theo quy định Điều 111 Bộ luật Lao động 2012.
Trao đổi với phóng viên, một tiếp viên hàng không cũng cho biết việc cắt các chuyến bay không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của nhóm ngành tiếp viên. Bởi vì các tiếp viên được sắp xếp bay nhiều điểm khác nhau, trong khi chỉ cắt các đường bay đến Trung Quốc. Vào thời gian cắt chuyến bay, tiếp viên ngồi trực chờ có sự điều động đột xuất thì sẽ đi bay.
Do đó, trong mùa dịch Covid-19, những tiếp viên có hợp đồng lao động chính thức đều được hưởng nguyên lương.
Theo Thanh niên
Bình Dương: Buộc thôi việc giáo viên vì dịch bệnh corona, chủ trường cầu xin tha thứ Không im lặng, không lờ đi, sau khi xem xét những con số và cả những trăn trở, cô chủ trường mầm non tư thục tại Bình Dương quyết định cắt giảm 1/3 giáo viên tại trường với lời cầu xin tha thứ. Nhiều trường chọn cách im lặng Trao đổi với Dân trí, cô Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường mầm mon...