Con ngáo ộp mang tên vắc-xin – Nỗi sợ hãi triền miên của cha mẹ
Cha mẹ lúc nào cũng muốn được trấn an rằng vắc-xin an toàn 100%. Thế nhưng, có quy trình điều trị y khoa nào đặt ra – chứ đừng nói đến đạt được – tiêu chí an toàn tuyệt đối đó?
Jennifer Reich – Nhà nghiên cứu
Tiến sĩ Jennifer Reich hiện là Giáo sư ngành Xã hội học tại Đại học Colorado Denver (Mỹ). Bà là tác giả của các tựa sách đạt nhiều giải thưởng về chủ đề chăm sóc gia đình: Fixing Families: Parents, Power, and the Child Welfare System và C alling the Shots: Why Parents Reject Vaccines.
Phụ huynh ở nhiều nước khác nhau có thể có những cách dạy con của riêng mình. Nhưng nỗi lo và bất an về an toàn sức khoẻ cho trẻ dường như lại rất tương đồng.
Và một trong những nỗi sợ chung, không biên giới đó có tên gọi là vắc-xin.
Ngày càng có nhiều bậc phụ huynh tại Mỹ đánh mất lòng tin vào vắc-xin và cố gắng trì hoãn hoặc từ chối việc tiêm phòng cho con mình. Và thực ra, thái độ cương quyết nói “không” với vắc-xin đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.
Xu hướng này ngày càng phát triển mạnh trong bối cảnh thông tin sai lệch về sức khoẻ luôn đầy rẫy trên Internet, cùng với ác cảm sẵn có của người dân dành cho nhiều hãng dược phẩm lớn trong nước.
Chưa kể, nhiều nhân vật của công chúng lên tiếng việc không ủng hộ vắc-xin khiến số lượng người nghe theo tăng mạnh. Hiện tại, chính quyền của Tổng thống Donald Trump với nhiều tuyên bố phản khoa học tiếp tục tác động vào vấn đề vắc-xin vốn gây nhiều tranh cãi.
Xu hướng này ngày càng phát triển mạnh trong bối cảnh thông tin sai lệch luôn đầy rẫy trên Internet, cùng với ác cảm sẵn có của người dân dành cho nhiều hãng dược phẩm lớn trong nước.
Năm 2000, Mỹ tuyên bố loại bỏ hoàn toàn bệnh sởi – thành quả của chương trình quốc gia vắc-xin phòng sởi.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nước Mỹ chứng kiến 1.200 trường hợp bị phát hiện mắc căn bệnh này. Hầu hết các ca xuất phát từ việc bệnh nhân không tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Bắt đầu từ tháng 9 này, khi hàng triệu gia đình Mỹ đối mặt với các yêu cầu y tế bắt buộc từ trường học – bao gồm việc tiêm vắc-xin cho trẻ em – chủ đề ủng hộ hay chống vắc-xin tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
NẠN NHÂN TỪ THÀNH CÔNG CỦA CHÍNH MÌNH
Tôi đã dành cả thập kỷ để nghiên cứu vì sao cha mẹ Mỹ chọn nói “không” với vắc-xin. Có rất nhiều lý do, và một trong những nguyên nhân phổ biến tôi được nghe là: Vắc-xin không có khả năng bảo vệ trẻ em tuyệt đối.
Video đang HOT
Một số quả quyết việc để con trẻ tự kháng bệnh sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng khỏe mạnh hơn. Nhiều người nhấn mạnh rằng vắc-xin không hề lành tính và không tốt cho cơ thể, thậm chí có liên quan đến bệnh tự kỷ – điều đã bị các cơ quan và chuyên gia uy tín bác bỏ. Số khác lại thiếu tin tưởng các cơ quan chính phủ cấp phép vắc-xin vì mối quan hệ “gần gũi” quá mức với các công ty dược phẩm lớn.
Về cơ bản, mỗi phụ huynh đều đưa ra lựa chọn chăm sóc con cái dựa trên cảm quan, ý kiến của riêng mình. Những lựa chọn này đều mang tính chất cá nhân. Song, quyết định của phụ huynh này hoàn toàn có thể tác động đến tư tưởng của nhiều phụ huynh khác.
Cha mẹ ở Mỹ – như nhiều nơi khác trên thế giới – đều học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm chăm sóc con cái. Từ nói chuyện trực tiếp đến chia sẻ trên mạng xã hội, họ giao lưu, hỗ trợ và đưa ra lời khuyên cho nhau.
Lẽ thường, “đồng bệnh tương lân”. Những cha mẹ có chung quan điểm, cùng trải qua nhiều khó khăn giống nhau hay có kinh nghiệm tương tự trong việc chăm sóc con trẻ thường dễ dàng tin tưởng và cảm thông.
Và từ đó, lời khuyên nói “không” với vắc-xin từ những phụ huynh được đánh giá là đáng tin cậy thường có sức thuyết phục hơn so với thông điệp từ các cơ quan y tế cộng đồng khẳng định vắc-xin an toàn, hiệu quả và cần thiết.
Đó là chưa kể, các chuyên gia y tế cộng đồng từng lên tiếng cảnh báo nhiều bệnh nhân – và cả bác sĩ – coi thường mức độ nghiêm trọng của các loại bệnh có sẵn vắc-xin phòng ngừa.
Lý do đơn giản: Họ chưa từng biết đến các trường hợp xảy ra trước đó. Đơn cử như bệnh bại liệt với hệ quả gây ra trực tiếp ảnh hưởng đến tủy sống và não.
Nhiều chuyên gia ví von: Vắc-xin là nạn nhân từ thành công của chính mình. Nhiều người đã quên mất rằng trong quá khứ, nhiều bệnh tật đã từng hoành hành ra sao trước khi có vắc-xin phòng bệnh.
Trong nhiều thập kỷ qua, các tổ chức y tế cộng đồng, những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã liên tục đưa ra nhiều lời khuyên cho người dân: theo dõi cân nặng, tập thể dục thường xuyên, chọn lựa các thực phẩm bổ dưỡng.
Vắc-xin là nạn nhân từ thành công của chính mình. Nhiều người đã quên mất rằng trong quá khứ, nhiều bệnh tật đã từng hoành hành ra sao trước khi có vắc-xin phòng bệnh.
Tất cả nhằm nỗ lực thuyết phục người dân nước này có trách nhiệm kiểm soát tình trạng sức khỏe cá nhân.
Thế nhưng, chính điều này vô tình tác động đến tư tưởng của các bậc cha mẹ khi họ cho rằng chuyện ủng hộ hay từ chối tiêm vắc-xin là quyền tự do của mỗi người.
Đáng lo hơn, có đến 20-25% số phụ huynh Mỹ rơi vào trường hợp: không nghi ngờ tác dụng của vắc xin song đơn thuần chỉ không muốn tiêm ngừa cho con, ngay cả đối với những loại được chuyên gia khẳng định là an toàn và hiệu quả nhất.
Rất nhiều người có suy nghĩ thà không làm gì và để hệ quả xấu xảy đến còn hơn nỗ lực mà kết quả vẫn tồi tệ. Hiểu nôm na: Thà không tiêm phòng và chấp nhận hậu quả, còn hơn là tiêm vắc-xin để rồi cuối cùng cũng lãnh lấy hậu quả mà thôi.
CÓ CÁI GÌ AN TOÀN 100%?
Cha mẹ lúc nào cũng muốn được trấn an rằng vắc-xin an toàn 100%. Thế nhưng, có quy trình điều trị y khoa nào đặt ra – chứ đừng nói đến đạt được – tiêu chí an toàn tuyệt đối đó?
Điều có thể khẳng định ngay: Vắc-xin đặc biệt an toàn và được giám sát sau khi cấp phép nghiêm ngặt hơn bất kỳ dược phẩm nào.
Mối nguy mắc các bệnh truyền nhiễm do không tiêm phòng vẫn đáng lo ngại hơn nếu so sánh những tác dụng phụ xảy ra với xác suất thấp.
Tại Mỹ, chương trình tiêm vắc-xin được phát triển bởi một nhóm chuyên gia cấp liên bang làm việc với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Đội ngũ này gặp mặt, trao đổi với nhau 3 lần/năm để đánh giá nghiên cứu, xác định loại vắc-xin đảm bảo an toàn và hiệu quả, đồng thời thẩm định loại trợ giúp tốt nhất cho hệ thống miễn dịch, cũng như tác dụng phòng ngừa sẽ phát huy nhất ở độ tuổi nào của trẻ.
Những khuyến nghị sau đó được xác nhận bởi các tổ chức uy tín như Viện Nhi khoa Mỹ. Kế tiếp, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa được đẩy mạnh khi chính quyền nhiều tiểu bang đưa vào luật hiện hành. Theo đó, cha mẹ buộc phải có chứng nhận tiêm chủng trước khi đăng ký cho con đi học hoặc vào các cơ sở chăm sóc trẻ em.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo 100%. Bất kỳ sự can thiệp bằng y tế nào vẫn luôn tồn tại rủi ro về tác dụng phụ.
Một số phản ứng thông thường như sốt, phù mặt, chóng mặt có thể xuất hiện. Còn các nguy cơ phản ứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn do vắc-xin gây ra thuộc vào dạng cực kỳ hiếm gặp.
Nói cách khác, nếu đặt mọi thứ lên bàn cân, mối nguy mắc các bệnh truyền nhiễm do không tiêm phòng vẫn đáng lo ngại hơn nếu so sánh những tác dụng phụ xảy ra với xác suất thấp.
Điều quan trọng là, mặc dù cá nhân là người trực tiếp hưởng lợi từ việc tiêm phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, vắc-xin chỉ phát huy hết công dụng khi được sử dụng rộng rãi ở cấp độ cộng đồng.
Nếu ai cũng chỉ khăng khăng bảo vệ sức khoẻ cho con mình bằng những cách thiếu cơ sở khoa học, ít nhiều điều đó sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh.
Vắc-xin bảo vệ cơ thể người được tiêm, nhưng đồng thời góp phần hỗ trợ cho những người khác trong cộng đồng – như trẻ chưa đủ tuổi tiêm phòng, trẻ có hệ thống miễn dịch kém hoặc những người có cơ chế không tương thích với vắc-xin.
Khi 85-95% cộng đồng được tiêm phòng, những người dễ có khả năng mắc bệnh nhất cũng được tăng sức đề kháng.
Tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện cha mẹ ưu tiên yếu tố con cái và gia đình khi đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, cha mẹ không thể đơn thân độc mã nuôi dạy thành công một đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc.
Giống như hệ thống giáo dục, an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất hay bất kỳ các yếu tố nào khác phục vụ việc phát triển toàn diện của con trẻ, các bệnh truyền nhiễm không thể được kiểm soát chỉ bằng nỗ lực của vài cá nhân.
Nếu ai cũng chỉ khăng khăng bảo vệ sức khoẻ cho con mình bằng những cách thiếu cơ sở khoa học, ít nhiều điều đó sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh.
Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ con là cùng chung tay bảo vệ những đứa trẻ xung quanh – dựa trên những gì đã được khoa học xác tín.
Jennifer Reich
Illustration: Mai Minh Hồng
Biên dịch: Mã Trọng
Theo Zing
25% trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng phòng bệnh
Hiện TP.HCM vẫn còn khoảng 16.269 trẻ em sinh từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 (chiếm tỷ lệ 25%) nhưng vẫn chưa được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngày 29/5, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, sau 3 tháng triển khai tiêm vắc xin ComBE Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP, đã có 23.316 liều vắc xin được tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi (gồm 11.670 mũi 1, 8.073 mũi 2 và 3.573 mũi 3).
Trong đó, ghi nhận 1.321 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, chiếm tỷ lệ 5,7% trên tổng số mũi tiêm; tương đương với tỷ lệ phản ứng thông thường của các vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà khác; không có ca tai biến nặng sau tiêm chủng.
TP.HCM đã thực hiện tiêm hơn 23.000 liều vắc xin ComBE Five. Ảnh minh họa
Theo Đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, số liều vắc xin ComBE Five trên chỉ mới bao phủ khoảng 5% số trẻ cần tiêm chủng các mũi cơ bản phòng 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, HiB, bại liệt. Trong khi đó thì khoảng 70% số trẻ được tiêm chủng vắc xin này ở dịch vụ.
Như vậy, hiện TP.HCM vẫn còn khoảng 16.269 trẻ em sinh từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 (chiếm tỷ lệ 25%) nhưng vẫn chưa được tiêm chủng phòng các bệnh này. Đây là nguy cơ rất lớn dẫn đến sự gia tăng số ca mắc các bệnh này trong thời gian tới nếu trẻ em không được tiêm chủng theo lịch.
Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo các bậc phụ huynh có con dưới 1 tuổi cần đưa con đi tiêm chủng theo đúng lịch tiêm bắt buộc do Bộ Y tế quy định.
Trẻ trên 1 tuổi thì cha mẹ cần xem lại sổ tiêm để biết đã tiêm đầy đủ cho con hay chưa. Phụ huynh có thể chọn vắc xin tiêm chủng mở rộng (miễn phí) hoặc dịch vụ (trẻ tiền) để hoàn thành mũi tiêm phòng bệnh cho con trẻ.
Trung tâm y tế dự phòng cũng lưu ý, theo Điều 8 Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế của Thủ tướng Chính phủ có quy định: "Cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng".
Theo congly
Mẹo hay trị táo bón cho trẻ cha mẹ không nên bỏ qua Khi trẻ nhỏ đi ngoài khó khăn, đau đớn, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để phòng tránh táo bón cho bé ngay tại nhà: Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ Triệu chứng biểu hiện bệnh táo bón ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi thường là đi vệ sinh ra phân dê (trông cứng và hình...