Con nằm giãy giụa khóc lóc ăn vạ, ông bố trẻ có màn xử lý “thuyết phục nhất hệ mặt trời”
Nếu như nhiều người thấy con khóc lóc sẽ chạy tới dỗ dành nhưng ông bố này đã có màn xử lý con ăn vạ vô cùng đáng nể.
Khi bước vào tuổi lên 2, lên 3, các con trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất và bắt đầu thể hiện tính cách độc lập, quyền lực của mình. Mỗi khi không vừa ý điều gì, trẻ sẽ tung chiêu ăn vạ bằng những hành động như khóc lóc, đấm dá, cắn, cào, cấu xé, la hét…
Nhiều cha mẹ xót con nên lập tức lao vào dỗ dành rồi đáp ứng mọi yêu cầu của con. Trong khi đó, một số lại lại không giữ được bình tĩnh quát mắng, thậm chí dùng roi để con nghe lời. Tuy nhiên, cả 2 cách này càng làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Một ông bố trẻ đã có màn xử lý con ăn vạ vô cùng hiệu quả. Mặc dù đứa trẻ quằn quại, gào thét nhưng cách làm của bố đã giúp con nín ngay trong 3 phút.
Clip con ăn vạ nhưng cuối cùng phải chịu thua bố.
Theo đó, không hiểu lý do gì mà đứa trẻ đã có màn gào thét, vùng vằng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông bố vẫn kiên nhẫn ngồi bên cạnh nhìn con, đợi cho con có thời gian biểu lộ cảm xúc của bé. Khi bé nằm quẫy đạp, ông bố này sợ chân con đạp xuống đất bị đau nên đã giơ tay ra đỡ hay có lúc tưởng con bị ngã nên giơ tay ra đỡ… nhưng vẫn kiên quyết không dỗ dành mà chỉ quan sát và can thiệp kịp thời để tránh con đau.
Vậy là sau 1 phút 30 giây ăn vạ, đứa con đã chịu thua và quay lại sà vào bố. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại, đứa con vẫn khóc và giãy giụa trên người bố. Thật đáng ngưỡng mộ khi ông bố này vẫn điềm tĩnh nhẹ nhàng ôm con. Và sau 3 phút, đứa con đã hết khóc, nằm gọn trong lòng bố.
Cách giải quyết con ăn vạ của ông bố Tây này đã được nhiều cha mẹ Việt bày tỏ khen ngợi:
“Thây ông bô nay xư ly tinh huông rât cam đông. Phai binh tinh va kiên nhân như vây cho mây cuc cưng biêt măt. Ăn va ma đươc à”.
“Cũng đã nhiều lần mình chờ con tự nín. Và cũng thấy rằng sau mấy lần thì bé dần khóc ít hơn. Đôi lúc thấy sự can thiệp của người khác càng làm cho bé thấy phải khóc nhiều hơn để được chú ý. Để được nuông chiều”.
“Nhiều cha mẹ mặc kệ con ngay cả khi con ngã bị nói là vô tâm, không tình cảm nhưng đó là các làm khoa học. Để trẻ tự nhận ra làm theo bản năng chứ chưa cần lý trí. Cha mẹ cần cho con hiểu được giá trị của việc tự lực, độc lập ngay từ khi còn nhỏ”.
“Mỗi cây mỗi hoa. Hy vọng các bạn làm bố làm mẹ suy nghĩ thật kỹ trước khi cầm roi đánh coi. Hy vọng các bố mẹ nghĩ kỹ xem còn cách giải quyết nào hay hơn là đánh đòn không nhé. Mình là mẹ 2 con nhưng với con gái lớn, con bé luôn tự hào rằng mẹ chưa bao giờ đánh con, mẹ chỉ la con thôi…
“Theo mình thì cũng là 1 lỗi sai của con nhưng chúng ta hãy cố gắng giải thích cho con hiểu khi phạm lỗi lần đầu. Nếu con vẫn mắc lỗi này nữa thì cố gắng giải thích thêm lần nữa và nhắc nhở con rằng lần trước mình đã giải thích rồi theo kiểu mưa lâu thấm đất ấy. Nếu vẫn còn lần 3 hãy hỏi con mình tại sao con làm vậy và lắng nghe cái lý giải của con. Nếu suy luận của bé hợp lý thì chấp nhận nếu không cũng nên giải thích cho bé biết sai chỗ nào. Mình nghĩ nếu kiên trì làm như vậy thì lấy đâu ra cái kiểu ăn vạ ấy chứ”.
Vậy, khi con ăn vạ thì cha mẹ cần phải làm gì?
Con càng hét thì bố mẹ phải càng nhỏ nhẹ: Bố mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng quát nạt trẻ vì nó chỉ làm tăng thêm sự kích thích để trẻ ăn vạ thêm. Sự bình tĩnh và giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng phần nào giúp trẻ bình tĩnh trở lại.
Cho con sự lựa chọn: Khi trẻ ăn vạ, thay vì bắt ép trẻ làm theo ý mình thì mẹ hãy cho con cơ hội được lựa chọn. Có thể trẻ đang khá giận dữ vì bị ép buộc làm điều mình không muốn.
Nếu đang ở nơi công cộng thì giả vờ như đang ở nhà: Bố mẹ hãy cố gắng đánh lạc hướng con, làm như con đang ở nhà và không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh đang nhìn theo dò xét để giúp con bình tĩnh hơn, bớt căng thẳng.
Tào Nga
Em bé đi tiêm nhìn cô y tá với ánh mắt "hình viên đạn" khiến ai nấy bật cười vì quá đáng yêu
Cậu bé lườm cô y tá bằng ánh mắt "hình viên đạn" đủ thấy cậu "ghét" việc tiêm chủng này thế nào.
Tiêm chủng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đồng thời nó cũng là cơn "ác mộng" với các em bé. Khi chúng đã có trí nhớ tốt thì việc đưa được con vào phòng tiêm cũng đủ khiến cha mẹ mệt bở hơi tai. Chắc hẳn nhiều cha mẹ đã quá quen thuộc với cảnh tượng, chỉ cần đến cổng địa điểm tiêm phòng là trẻ đã đủ khiến trẻ khóc òa lên đòi về rồi.
Bà mẹ tên Tiểu Tĩnh (Trung Quốc) có một cậu con trai lên 3 tuổi. Trí nhớ của cậu bé rất tốt, có thể nhớ rõ sự việc từ khi 1 tuổi. Đã đến lúc tiêm phòng nhắc lại cho con, Tiểu Tĩnh liền đưa bé đến bệnh viện. Vừa đến nơi cậu bé lập tức tỏ thái độ kháng cự, cô phải liên tục dỗ dành để làm dịu cảm xúc của con.
Vậy mà vừa nhìn thấy y tá, cậu bé lập tức cứng người lại rồi trốn vào một góc. Cô y tá nhẹ nhàng thương lượng với bé, sau khi tiêm xong sẽ đi mua ô tô đồ chơi mới khiến cậu bé có vẻ xuôi xuôi. Nào ngờ, vừa nhìn thấy cô y tá cầm kim tiêm lên, bao kí ức "kinh hoàng" xưa cũ ùa về trong lòng đứa trẻ. Ánh mắt thể hiện nỗi lòng, cậu bé lườm cô y tá bằng ánh mắt "hình viên đạn", đủ thấy cậu sợ việc tiêm này thế nào.
Ánh mắt đầy biểu cảm của cậu bé khi nhận ra mình sắp phải đối mặt với điều gì.
Cận cảnh ánh mắt "thù địch" của em bé với chiếc kim tiêm.
Cư dân mạng không khỏi bật cười vì biểu cảm siêu đáng yêu của cậu bé. Có người còn bình luận: "Nếu ánh mắt có thể gây thương tích thì chắc hẳn trên người cô y tá này sẽ đầy vết sẹo!".
Sau khi trẻ tiêm phòng xong, cha mẹ cần phải lưu ý những điểm sau:
- Chế độ ăn: Sau khi tiêm phòng cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu. Cung cấp thêm nhiều rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn của con, chú ý cho trẻ uống đủ nước.
- Không xoa nắn vị trí tiêm: Ở vết tiêm có thể sẽ xuất hiện hiện tượng sưng, đau, có cục cứng. Cha mẹ chớ nên động chạm mạnh hay xoa nắn vị trí tiêm, các vấn đề này sẽ tự khỏi mà không cần tác động gì cả. Cha mẹ cũng cần chú ý, trong 48h sau tiêm, khi tắm cho con cần tránh để nước dính vào vết tiêm, phòng ngừa khả năng nhiễm trùng.
- Chú ý không để con làm tổn thương vết tiêm: Vị trí tiêm bị sưng, đau sẽ khiến trẻ có cảm giác khó chịu, theo phản ứng tự nhiên dễ đưa tay lên gãi, cào vết tiêm. Đây là một việc làm rất nguy hiểm nếu vết tiêm bị rách, xước dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy cha mẹ phải chú ý quan sát con, giữ cho con không làm tổn thương vị trí tiêm.
- Quan tâm đến cảm xúc của trẻ: Sau khi trẻ tiêm phòng xong, ngoài việc chú ý đến những thay đổi về thể chất của trẻ thì cha mẹ cần quan tâm đến cả những cảm xúc khác thường ở con. Nếu trẻ quá sợ hãi và khiếp đảm sẽ tác động không tốt đối với tâm lý bé. Nhưng tiêm chủng là một việc làm bắt buộc, vì vậy cha mẹ cần tiến hành "công tác tư tưởng" cho con dần dần. Động viên, khuyến khích và giảng giải cho trẻ hiểu, chuẩn bị tốt trạng thái tâm lý cho trẻ trước khi bước vào phòng tiêm.
Bé trai nghịch ngợm tự vẽ lên mặt mình, đến khi soi gương òa khóc trước "thành quả" khiến mẹ ôm bụng cười Không chỉ vẽ lên tường hay bàn ghế, cậu bé này còn nghịch ngợm tự vẽ lên khắp mặt mình. Sau đó, cậu bé khóc thét lên vì quá "khiếp sợ" trước thành quả của mình. Trẻ nhỏ tính tình hiếu động và thường thích vẽ nguệch ngoạc lên khắp mọi nơi trong nhà. Sở thích này khiến nhiều bậc cha mẹ không...