Con muốn sống: ‘Mang con ung thư đi bệnh viện, tôi còn 1,4 triệu đồng’
Vào một ngày mưa đầu tháng 10, tôi trở lại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm các bệnh nhi đang điều trị.
Tôi bất giác nhận ra rằng, khi con trẻ chẳng may mắc ung thư, cha mẹ nào cũng hóa thành những chiến binh kiên cường.
Lọt thỏm trong dãy hành lang là một người phụ nữ có đôi mắt thâm quầng, lộ rõ gương mặt mệt mỏi và một đứa trẻ có nước da nhợt nhạt, mặc bộ đồ màu hồng dễ thương. Đó là chị Đào Thị Kim Nở (37 tuổi, ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai) và con gái Phan Ngọc Anh Thư (7 tuổi), bị ung thư máu.
Tháng 2.2024, chị Nở thấy con đi học thường xuyên nôn ói, gương mặt xanh xao và tụt cân. Dự cảm bất an, chị mang con lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để thăm khám. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Thư bị ung thư máu, tế bào ung thư đã xâm chiếm lên não. Nghe tin con mắc bệnh nan y, chị Nở đau đớn và ngã quỵ.
Sau đó, Thư được chuyển tuyến gấp lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để truyền hóa chất chống ung thư.
Chị Nở kể về quãng thời gian cùng con điều trị ung thư. ẢNH: UYỂN NHI
Chị Nở nhớ như in ngày hôm đó, mang con lên TP.HCM điều trị, trong túi chị còn 1,4 triệu đồng. 3 lần chọc tủy đồ và truyền hóa chất, số tiền chạm ngưỡng hơn 75 triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả.
“Lúc đó khổ lắm, tôi mới đóng tiền học cho đứa con lớn xong, đùng cái con em đổ bệnh, tôi xoay xở không kịp. Tôi đành nhờ bà ngoại đi vay, cầm cố sổ đỏ được 60 triệu đồng, sau đó nhờ chị gái vay thêm 30 triệu đồng nữa”, chị Nở nhớ lại.
“Cháu biết về bệnh tình của mình không?”, tôi hỏi. Mắt chị đỏ hoe kể: “Lúc đầu cháu không biết, nhưng sau khi thấy nhiều bạn vào phòng cấp cứu rồi không trở về nữa nên cháu tự hỏi bác sĩ về bệnh của mình. Lúc đó cháu rất sợ, không dám tiếp xúc với ai”.
Nửa đêm, trong lúc ngủ, Thư quay sang ôm mẹ thủ thỉ: “Con sợ lắm. Sao con lại bị căn bệnh này. Con có thể hết bệnh không, con có thể vượt qua không? Hay là mẹ cho con ăn chay đi”. Chị Nở giật mình, cứng đơ cả khuôn miệng và lòng chị tan nát.
Chị Nở cố né ánh nhìn của con, ôm con vào lòng rồi thỏ thẻ: “Bệnh của con cũng giống như cơn mưa rào, sáng mai trời lại nắng. Chỉ cần con cố gắng sẽ hết bệnh, mọi chuyện rồi sẽ qua”.
Cháu Thư khóc nức nở khi nghĩ về mẹ. ẢNH: UYỂN NHI
So với những đứa trẻ cùng trang lứa, Thư trưởng thành hơn nhiều. Em đọc chữ thành thạo và có ý thức về căn bệnh của mình. So với việc đi chơi ở công viên hay sở thú, Thư thích được đi chùa.
Mỗi lần được về nhà sau toa truyền hóa chất chống ung thư, Thư nằng nặc đòi mẹ chở lên chùa Châu Thới (TP. Dĩ An, Bình Dương) đề cầu nguyện. Chị Nở mếu máo tâm sự, cách đây 2 ngày, Thư cũng đòi mẹ đi chùa. Tối hôm đó, mẹ con chị trốn viện.
Chúng tôi được sự đồng ý của chị Nở trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho gia đình chị vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong cơn ngặt nghèo, có thể liên hệ chị Đào Thị Kim Nở (mẹ của cháu Phan Ngọc Anh Thư) qua số điện thoại 0976302343.
Số tài khoản Đào Thị Kim Nở 0121000898733 – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh Đồng Nai.
“Con mắc nợ mẹ nhiều lắm”
Lần đầu tiên trong đời, qua đứa con gái đang giãy giụa vì đông máu não và áp xe thận, “hình hài” của bệnh ung thư hiện rõ trước mặt chị Nở. Chị nói mình và con như đang ở giữa lằn sinh tử, cuộc sống quẩn quanh chị là sự gấp gáp và nỗi sợ hãi.
Lúc đau đớn quằn quại, Thư nói: “Mẹ ơi, con không chịu được nữa”. Vừa dứt lời, Thư nhảy xuống giường, lao thẳng tới phòng bác sĩ cầu cứu: “Bác sĩ cứu con, con quá trời đau rồi”.
Kể với chúng tôi những điều này, chị Nở vớ tờ giấy ăn đưa lên má mà không kịp chặn dòng nước mắt. Trong tay chị là một đống giấy đã bị vò nhàu. Chị cho rằng, đó là do Thư khao khát được chữa bệnh, khao khát được sống. Không gian bệnh viện và sự có mặt của bác sĩ khiến Thư yên tâm hơn.
Cuộc sống của mẹ con chị Nở chỉ quanh quẩn ở bệnh viện. ẢNH: UYỂN NHI
Tháng 4.2024, Thư được mổ áp xe thận. Nằm trên băng ca trước khi đẩy vào phòng mổ, Thư bám chặt lấy tay chị Nở: “Tạm biệt mẹ, mẹ đừng vào theo con, mẹ đi theo là mẹ xỉu đó. Con tự đi được”. Nghe đứa trẻ mới 7 tuổi nói, chị Nở thấy nghẹn nơi cuống họng.
Sau ca phẫu thuật, Thư hôn mê, nằm ở phòng cấp cứu 10 ngày. Chị Thư suy nghĩ không ngừng, nhưng toàn là suy nghĩ tiêu cực.
Tỉnh dậy, Thư không ngồi dậy được, nhưng ánh mắt em vẫn dáo dác tìm mẹ. Chỉ cần nhìn thấy mẹ, mọi sợ hãi trong lòng Thư bỗng chốc tan biến. Thư nắm lấy tay chị Nở, nói khẽ bên tai chị: “Mẹ đừng khóc nữa, từ từ con sẽ hết bệnh. Con cố gắng vì mẹ, mẹ cũng cố gắng lên. Con biết mẹ còn lo cho chị hai nữa”.
Nghe chị Nở kể lại khoảng thời gian khủng khiếp mà mẹ con chị đã trải qua, chúng tôi không kìm được nước mắt. Thư ngồi cạnh bên nhưng cố lảng tránh đi chỗ khác, vờ như không nghe thấy. Chị Nở kéo Thư lại, chúng tôi mới thấy nước mắt của em rơi không ngừng. Em quay sang ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở: “Con mắc nợ mẹ nhiều lắm. Con thương mẹ. Lớn lên con sẽ báo đáp mẹ, kiếm thật nhiều tiền để mua nhà cho mẹ”.
Mới 7 tuổi, Thư đã ý thức được căn bệnh của mình. ẢNH: UYỂN NHI
“Có bao giờ mệt quá con muốn bỏ cuộc không”, tôi hỏi. Thư trả lời: “Dạ không! Mình bệnh thì phải cố gắng mới hết bệnh”.
Tôi hỏi tiếp: “Thấy mẹ khóc, con an ủi như thế nào?”. Thư mếu máo: “Lúc đi toa 1 con thấy mẹ buồn nhất, mẹ rất tội nghiệp. Con nói mẹ đừng khóc nữa, mẹ khóc nhiều sẽ bị đau mắt; mẹ suy nghĩ nhiều không có sức thì ai nuôi mẹ, nuôi con”. Tôi và chị Nở trầm ngâm, để cho câu chuyện lắng vào bên trong.
Không cầm được nước mặt, chị Nở nấc nghẹn: “Con sống tình cảm lắm. Đêm về, con lúc nào cũng nói với tôi làm cách nào để con phải báo đáp tôi. Tôi chỉ biết an ủi con ráng lên. Mặc dù mẹ không còn gì hết nhưng mẹ còn lòng thương con, cố gắng hết tất cả vì con”.
Lén lấy cơm công ty về cho con
Gia đình chị Nở thuộc diện khó khăn, được mẹ chồng cất cho 1 phòng phía sau nhà để ở. Chị Nở và chồng chia tay khi Thư vừa mới được 9 tháng tuổi. Một mình chị Nở chật vật nuôi 2 người con (con gái lớn đang học Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, còn Thư là con út).
Ở bệnh viện, Thư thích nhất là chơi tranh đính đá. ẢNH: UYỂN NHI
Hồi trước, chị Nở làm công nhân công ty giày da (ở Bình Dương), lương 5 triệu đồng/tháng. Nhưng từ ngày con đổ bệnh quái ác, chị Nở “đóng đô” tại bệnh viện để điều trị ung thư cho con.
“Con mới được 9 tháng thì ba nó bỏ đi. Một mình tôi chạy khắp nơi. Sáng gửi con để đi làm, đến tối mịt mới về. Không có thời gian cho con đi chơi chỗ này chỗ kia. Nhiều khi phải lén lấy cơm của công ty về cho con ăn nữa…”, chị Nở khóc nghẹn.
Ngoài chi phí điều trị ung thư cho Thư, chị còn gửi cho con gái lớn 4 triệu đồng/tháng. Chị nói, chị vẫn chưa kể cho con gái lớn về bệnh tình của em, vì chị sợ ảnh hưởng đến việc học của con.
Những ngày ở bệnh viện, Thư thích nhất là chơi tranh đính đá. Nhìn bàn tay của Thư có mảng tím bầm (dấu hiệu của vỡ ven khi tiêm) đang tỉ mẩn gắn từng hạt đá khiến tôi không khỏi nao lòng.
Thư níu tay mẹ, trốn điều dưỡng khi đi lấy ven truyền hóa chất, ngày 7.10. ẢNH: UYỂN NHI
Hơn 7 tháng cùng con chiến đấu với bệnh ung thư máu, điều khiến chị Nở sợ nhất là điều tồi tệ đến với con. Chị nói, bệnh của con không dám nói trước được điều gì. Chị chỉ mong con khỏe mạnh, mong mọi người giúp đỡ để Thư có cơ hội được sống.
Người phụ nữ đi xe máy thiệt mạng ở Vũng Tàu vì tài xế taxi mở cửa bất ngờ
Một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra tại thành phố Vũng Tàu khi tài xế taxi mở cửa đột ngột, khiến người phụ nữ đi xe máy đâm phải và ngã xuống đường, đúng lúc xe ô tô khác đang đi đến.
Sự việc diễn ra vào hơn 10h sáng nay (ngày 13/10) trên đường Trương Công Định, phường 8, thành phố Vũng Tàu và được camera an ninh ven đường ghi lại.
Thời điểm này, một chiếc taxi dừng bên đường để cho khách xuống xe. Tài xế taxi bất ngờ mở cửa ghế lái, đúng lúc người phụ nữ điều khiển xe máy đi từ phía sau đến không kịp phản ứng và tông trúng cánh cửa, ngã xuống đường.
Cùng lúc đó, một chiếc ô tô 4 chỗ chạy ngược chiều đã không kịp phanh và cuốn nạn nhân vào gầm xe, kéo lê khoảng hơn 5 mét trên mặt đường.
Theo các nhân chứng, ngay sau tai nạn, nạn nhân đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa TP Vũng Tàu trong tình trạng nguy kịch nhưng không qua khỏi.
Hành vi mở cửa ô tô không quan sát kỹ gây tai nạn giao thông đã có mức xử phạt được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, nếu vụ việc không gây ra hậu quả chết người, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, với mức tiền phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng. Ngoài việc nộp phạt, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Trong trường hợp gây ra hậu quả chết người, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự. Các hình phạt có thể bao gồm phạt tiền 30-100 triệu đồng), cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 1 năm đến 15 năm tùy theo số lượng người thiệt mạng.
Mở cửa ô tô an toàn là một kỹ năng quan trọng mà các tài xế ô tô cần đặc biệt chú tâm. Dưới đây là một số bước cơ bản để đảm bảo an toàn khi mở cửa xe:
- Kiểm tra gương chiếu hậu: Trước khi mở cửa, hãy quan sát kỹ gương chiếu hậu bên ngoài và bên trong để đảm bảo không có người đi xe đạp, xe máy hoặc các phương tiện khác đang đến gần từ phía sau.
- Dùng kỹ thuật "Dutch Reach": Đây là một thói quen an toàn phổ biến ở Hà Lan. Hãy dùng tay xa cửa (tay phải nếu ngồi ghế lái, tay trái nếu ngồi ghế phụ) để mở cửa. Cách này buộc bạn xoay người và nhìn qua vai tự nhiên, giúp quan sát rõ hơn xung quanh.
- Mở cửa từ từ: Khi mở cửa, hãy mở từ từ và dừng lại nếu bạn cảm thấy có sự cản trở hay cần kiểm tra kỹ hơn lần nữa.
Quan sát xung quanh: Sau khi mở hé cửa, hãy nhìn nhanh qua vai để chắc chắn rằng không có ai hoặc phương tiện nào đang tiếp cận mà có thể bị va chạm.
- Đỗ xe đúng nơi quy định: Khi có thể, hãy đỗ xe ở các khu vực an toàn, tránh xa dòng xe cộ đông đúc, và nơi có đủ không gian cho người đi bộ và người đi xe đạp.
- Cảnh báo cho hành khách: Nếu có hành khách trong xe, hãy nhắc họ kiểm tra cẩn thận trước khi mở cửa. Điều này đặc biệt quan trọng khi có trẻ em trong xe.
Bữa cơm nửa con cá khô, bó rau lang của nữ công nhân lương gần 8 triệu đồng Về đến phòng trọ lúc trời đã tối mịt, chị Thư lao vào căn bếp chật hẹp để vo gạo nấu cơm, luộc bó rau lang. Với nửa con cá khô còn sót lại, nữ công nhân nén nước mắt ăn bữa tối sau ngày dài làm việc. Tằn tiện chi tiêu vẫn không có tiền tích lũy Sau 2 giờ tăng ca,...