Con muốn Cha mẹ, con ghét Tết!
Tết đến xuân về, luôn luôn là một ngày đặc biệt duy nhất trong năm và cũng là ngày để mọi thành viên trong gia đình tụ họp sum vầy, quây quần bên nhau, những đứa trẻ thì rất háo hức chuẩn bị và mong ngóng mặc quần áo mới, gói bánh chưng và… nhận lì xì.
Tết vui là thế! Hạnh phúc là thế! Nhưng với tôi, tuổi thơ luôn mong có được cái Tết trọn vẹn cùng với gia đình. Sở dĩ, tôi mong ước những điều đó là bởi so với bạn bè trang lứa tôi thiếu một chút gì đó, kém may mắn về hoàn cảnh gia đình.
Tết đoàn viên luôn mong gia đình sum vầy.
Có lẽ, cũng vì hoàn cảnh khó khăn, nên tuổi thơ của tôi là một chuỗi ngày buồn. Cha, mẹ và các em của tôi phải tha hương cầu thực nơi xứ người, còn tôi được sống với bà nội. Do xa cách về địa lý, một phần vì kinh tế khó khăn mà tôi đã phải đón những cái Tết sum vầy trong trí tưởng tượng của một đứa trẻ.
Trong trí nhớ của một đứa trẻ ngây thơ ngày ấy, tôi lại luôn luôn ghét Tết, ghét vì không có tấm áo mới, gói bánh chưng,… được đi chơi chợ ngày 30 Tết với bố mẹ. Điều mong muốn lúc đó của tôi chính là một cái Tết trọn vẹn!
Còn nhớ, ngày mùng 1 Tết năm đó, tôi cầm trên tay chiếc lì xì do chính tay bà nội mừng tuổi, oà khóc trong sự cô đơn vì nhớ Cha, mẹ, gia đình. Bà nội ôm đưa vội đôi bàn tay gầy guộc ra ôm tôi vào lòng rồi hai bà cháu cùng khóc.
Tôi nói với Nội: “Con muốn Cha – mẹ, con ghét Tết”.
Video đang HOT
Khi hai bà cháu đang khóc thì bất ngờ nghe thấy tiếng xe “èn tằng, tằng, tằng…” của chiếc Simson từ đầu ngõ đi vào nhà mỗi lúc một to hơn. Tôi quay mặt ra nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của một người phụ nữ và một người đàn ông bước xuống từ chiếc xe. Nhận ra đây là cha mẹ tôi hô to trong hạnh phúc “Cha – mẹ”…
Đây cũng là kỷ niệm thơ ấu in đậm trong trí nhớ tôi không bao giờ quên, khi được gặp lại bố mẹ sau nhiều năm xa cách đúng ngày mùng 1 đầu năm mới!. Đối với tôi, Tết Nguyên đán là một điều mà tôi ghét nhất, nhưng kể từ cái ngày mùng 1 Tết ấy tôi lại thay đổi cái suy nghĩ con nít ấy bằng niềm hạnh phúc, bởi được đón trọn vẹn cái Tết đoàn viên…
Hiếu An
Theo nguoiduatin.vn
Chỉ rửa bát bưng mâm, tôi đã 'đánh rơi' cái Tết
Tết đối với chị là nỗi ám ảnh kinh hoàng, bưng mâm, rửa bát, dọn dẹp...
Tết đem về niềm vui sum họp, là khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi sau 1 năm làm việc cật lực. Thế nhưng, đối với một số người, Tết lại là "cuộc hành xác kinh hoàng" đến mức trở thành nỗi ám ảnh.
Chị Lê Xuân (29 tuổi) làm ngân hàng nên quanh năm bận rộn. Niềm mong ước lớn nhất ngày Tết của chị không phải là thưởng Tết to, quần áo đẹp hay du xuân... mà là có một giấc ngủ tử tế.
Bưng mâm rửa bát ngày Tết là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ (ảnh minh họa)
Nhưng năm nào cũng vậy, chỉ bưng mâm, rửa bát thôi chị đã "đánh rơi" cái Tết lúc nào không hay. Tết tất bật với chị từ ngày 29, khi cả nhà dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, chế biến thịt thà. Gọi là cả nhà nhưng thật ra chị làm là chính vì là dâu cả thì phải đảm đương, bố mẹ chồng bận tiếp khách, còn em chồng thì mải đi mua sắm.
Chồng chị là con trai duy nhất trong nhà nên cứ chiều 30 sẽ gọi toàn thể anh em, con cháu đến ăn cơm tất niên. Nghe thì đơn giản lắm: "chỉ vài ba mâm thôi" nhưng nếu chỉ có 2 người nấu nướng rồi bưng mâm, rửa bát thì sẽ dồn một đống việc.
"Vẫn chưa ác mộng bằng kiểu cách cúng lễ của nhà chồng. Tôi không hiểu tại sao lại phải cầu kỳ thế trong khi hương khói tổ tiên thì thành tâm là chính. 7 giờ tối mới dọn dẹp xong cơm tất niên, tối quay sang thịt gà, nấu xôi để giao thừa vừa cúng ở nhà, vừa ra chùa.
Tôi đề xuất chuẩn bị từ chiều mẹ chồng gạt đi, bảo muốn kêu cầu thì đồ phải mới. Năm nào cũng 1, 2 giờ sáng mới lếch thếch từ chùa về, chưa kịp nhắm mắt trời đã sáng. Lại chuẩn bị cơm...", chị chia sẻ.
Vậy nên dù công việc thường ngày bận rộn, mệt mỏi đến đâu, chị vẫn cảm thấy nhẹ nhàng hơn ngày Tết. Chị chỉ mong một lúc nào đó sẽ có cái Tết đúng nghĩa, sum vầy và nghỉ ngơi chứ không phải là tụ tập chè chén.
Tết đối với Thu Hương (Quảng Ninh) cũng là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Chị lấy chồng cách nhà hơn 10 cây số nhưng năm nào cũng vậy, phải đến hết mùng 3 Tết mới mò được về nhà đẻ. Là bởi, suốt mấy ngày Tết chị phải đóng vai chính bưng bê dọn dẹp trong nhà.
Chị kể, những ngày trước Tết không nói đến bởi cũng như ai, chị vừa chợ búa, vừa lo dọn nhà, gói bánh, nấu thịt, nấu giò... Nhưng từ sáng mùng 1 trở đi, công việc không bớt mà chỉ có thêm.
"Có năm, cơm nước xong xuôi tôi mặc đồ chuẩn bị đi chúc Tết thì mẹ chồng bảo: "Mặc đẹp thế làm gì, tí sắp cơm lại vướng víu". Và từ đó tôi hiểu, ngày Tết chẳng cần mua quần áo mới làm gì cũng chỉ đi từ xó bếp cho đến chỗ rửa bát", chị Thu Hương ngậm ngùi.
Chị Hương phát hoảng vì tục lệ đón khách ngày Tết của nhà chồng (ảnh minh họa)
Quê chồng chị có tục lệ là hễ khách đến nhà chúc Tết là mời cơm. Bố chồng chị là trưởng họ, thường chỉ đi chơi vài ba nhà vào trước và sau Tết, còn mùng 1, mùng 2, mùng 3 luôn ở nhà đón khách.
Mỗi đoàn khách đến nhà, bố mẹ chồng thúc chị dọn cơm, thức ăn đồ uống la liệt. Vừa dọn xong đợt này thì đợt khách khác lại đến, đôi khi chỉ cần hâm nóng lại đồ ăn và rửa bát thôi cũng đủ mệt.
Ai đến nhà chơi cũng vui vẻ, chỉ riêng chị ngậm ngùi vì cứ phải xếp dọn liên miên. Ngoảnh đi ngoảnh lại, Tết đã qua lúc nào không biết.
"Chiều mùng 2 Tết, bố mẹ chồng tôi gọi hết con cháu đến nhà ăn cơm. Lúc ăn thì đầy đủ lắm mà lúc dọn thì người bận việc, người chăm con nhỏ, chỉ có tôi và một cô em họ dọn dẹp. Xong xuôi là 8-9 giờ tối, tôi mệt rũ người", chị kể.
Bởi thế mà khi nào về nhà đẻ chị cũng chỉ ngủ, ngủ bù cho một năm thức khuya dậy sớm chợ búa, ngủ bù cho cả cái Tết đầu tắt mặt tối với cỗ bàn.
Không ít người phụ nữ sợ Tết như chị Xuân và chị Thu Hương. Những ngày đầu năm, trên các diễn đàn Facebook, ngoài dòng status chia sẻ niềm vui còn có nhiều người bày tỏ nỗi niềm chán Tết, sợ Tết vì quá vất vả.
Theo 2sao.vn
Vừa đầu năm, người yêu đòi chia tay vì... bốc quẻ không hợp Quá nhớ người yêu, tôi đã trốn đi chúc Tết với bố mẹ, phóng xe máy hơn 100 cây số lên Hà Nội gặp người yêu. Nào ngờ... Nấn ná lại thủ đô tới tận 30 Tết mới về quê, nhưng trước khi tiễn tôi ra bến xe, Thanh, người yêu tôi vẫn sụt sùi: "Nhanh thu xếp việc nhà ra với em...