Cơn mưa “nhấn chìm” TPHCM lớn nhất 10 năm nay
Ngày 16/9, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, sau trận mưa lớn tối qua (15/9), toàn thành phố có tổng cộng 66 điểm ngập, điểm ngập sâu nhất là 50 cm. Đây là cơn mưa lớn nhất từ năm 2008 đến nay.
Giải thích về nguyên nhân ngập, ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM – cho biết, do hệ thống cống nội đô của thành phố được thiết kế thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Trong khi đó, cơn mưa lớn chiều 15/9 có vũ lượng lên tới 142 mm và kéo dài hơn 2 giờ nên nước thoát không kịp.
Cơn mưa lớn tối 15/9 khiến thành phố bị ngập sâu trên diện rộng
Theo ông Long, cơn mưa chiều tối qua là cơn mưa lớn nhất từ năm 2008 đến nay. Cũng trong thời điểm đó, triều cường cũng đang ở mức cao. Đỉnh triều tại trạm Phú An trên Sông Sài Gòn là 1,4 m. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nước thoát chậm và dẫn đến tình trạng ngập trên diện rộng.
Trong cơn mưa chiều 15/9, toàn thành phố có 12 quận bị ngập trực tiếp gồm: quận 1, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. Có 9 điểm có lượng mưa cao nhất gồm: cầu Bông (118 mm), Phước Long (105 mm), Bình Chiểu (103 mm), Quang Trung (93 mm), Lý Thường Kiệt (92 mm), An Lạc (142 mm), Tân Quý Đông (77 mm), Bình Hưng Hòa (101 mm) và Phan Văn Khỏe (120 mm).
Video đang HOT
Theo ông ông Long, nếu thành phố có mưa lớn và triều cường cao như chiều tối 15/9 thì vẫn có khả năng bị ngập nặng nữa.
Về các giải pháp chống ngập, ông Long cho biết, trung tâm sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống cống cũ, dài khoảng 200 km để thoát nước khu vực nội đô. Cải tạo rạch Xuyên Tâm để chống ngập cho quận Bình Thạnh (giai đoạn 2016 – 2020). Xây tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn, cống kiểm soát triều lớn. Trong vòng 5 năm tới sẽ thực hiện thí điểm xây dựng 3 hồ điều tiết gồm Khánh Hội (quận 4), Gò Dưa (quận Thủ Đức), Bàu Cát (Tân Bình)… Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 – 2020, TPHCM sẽ tiếp tục giải quyết chống ngập cho khu vực rộng 550 km2 của thành phố.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đường phố Hải Dương ngập nặng, một người rơi xuống hồ chết đuối
Những trận mưa xối xả khiến nhiều tuyến đường ở TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương ngập nặng. Một người bị chết đuối do trượt chân xuống hồ.
Nước lênh láng trên một con phố ở TP.Hải Dương
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, người dân ở nhiều tuyến phố như Tuy Hòa, Phạm Ngũ Lão, Chiến Thắng, Nguyễn Lương Bằng... bị ngập úng suốt từ đêm 24.6.
Nước lênh láng chảy vào trong nhà dân, đặc biệt ở vùng thấp trũng nước ngập tới nửa người. Nhiều người phải bê giường chiếu, ti vi, tủ lạnh...lên cao hơn và làm các cách để hạn chế nước vào nhà. Nước ngập nên tình trạng giao thông bị tê liệt, nhiều xe bị chết máy phải dắt bộ trong dòng nước bẩn.
Anh Nguyễn Quốc Thanh (29 tuổi, ở phố Cô Đông, phường Bình Hàn, TP.Hải Dương) cho biết, các hộ dân ở đây đã có một đêm mất ngủ, phải dựng tấm gỗ, lấy bao cát làm bờ chắn, thậm chí mang cả quần áo đang dùng ra để bịt khe hở. "Nhiều nhà dân có nền cao nhất trong khu phố nước còn mấp mé nền nhà. Đây là lần đầu tiên người dân TP.Hải Dương hứng chịu đợt ngập úng nặng nề như vậy", anh Thanh nói.
Đến trưa hôm nay, 25.6, nước đã rút dần nhưng nhiều tuyến phố như Tân Kim, Điện Biên Phủ...vẫn còn bị ngập. Tới đầu giờ chiều, người dân vẫn đang hối hả lau chùi nhà cửa, dọn bùn đất, rác thải. Nhiều hộ phải huy động tất cả người thân tới quét dọn, lau chùi, dùng hóa chất, vôi bột...để khử trùng, đảm bảo vệ sinh, tránh dịch bệnh lây lan.
Trao đổi với Thanh Niên Online, thượng tá Đặng Văn Đạm, Trưởng Công an TP.Hải Dương cho biết đã xác định được danh tính một người bị chết đuối ở hồ Thanh Cương phường Thanh Bình. Nạn nhân là chị Trần Thị Thanh Thúy, 28 tuổi, cán bộ tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. Vào sáng nay, lực lượng chức năng đã vớt được thi thể chị Thúy.
Cuộc sống của người dân bị đảo lộn do nước ngập úng trên nhều tuyến đường
Một gia đình khắc phục hậu quả do trận ngập
Sống chung với nước ngập
Vũ Ngọc Khánh
Theo Thanhnien
Lấn chiếm kênh rạch khiến Sài Gòn ngập nặng Công tác quản lý đô thị lỏng lẻo, xảy tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình nhưng không làm hồ điều tiết bù lại diện tích đã san lấp, khiến các khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp... nên dẫn đến ngập nặng. Tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình nhưng không xây...