Cơn mưa cá từ bầu trời nước Mỹ và sự thật không ai ngờ
Một cơn mưa cá bất thường đã xuất hiện ở các hồ nước thuộc vùng núi bang Utah, Mỹ khiến nhiều du khách kinh ngạc
Cơn mưa cá rơi xuống hồ nước từ bầu trời nước Mỹ
Tiểu bang Utah ở Mỹ nổi tiếng với dịch vụ câu cá tại các vùng núi hẻo lánh. Để đảm bảo nguồn cá dồi dào phục vụ du khách, các nhà chức trách địa phương buộc phải bổ sung thêm cá vào hồ.
Đó là lý do nhiều du khách đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng hàng triệu chú cá nhỏ rơi tự do từ máy bay xuống.
Năm nay, Bộ phận Tài nguyên Động vật Hoang dã Utah đã bổ sung khoảng 35.000 con cá xuống nhiều hồ nước tạo ra cảnh hưởng ngoạn mục như ‘cơn mưa cá’ trong khu vực.
Vô số cá lớn nhỏ khoảng dưới 1 tuổi rơi xuống hồ từ một máng trượt khi máy bay bay qua hồ, nơi khó tiếp cận bằng các phương tiện khác.
Chỉ một chuyến bay có thể chứa hàng trăm lít nước và khoảng 35.000 con cá. Những con các chỉ dài khoảng vài cm từ từ ‘bay xuống nước’
Theo các chuyên gia, không khí làm chậm quá trình rơi của chúng và chính vì rơi chậm giúp cá sống sót tốt hơn. Nếu cá lớn hơn, tỷ lệ sống sẽ không cao.
Nhiều tiểu bang đã áp dụng việc thả cá từ giữa những năm 1950 và tỷ lệ sống sót từ 95 đến 99%.
Trước đây, người ta phải chất từng thùng cá lên xe ngựa rồi vượt hàng ngàn cây số để đến vùng nước tách biệt này. Về sau, họ chuyển qua dùng xe tải nhưng cũng không thuận lợi hơn được bao nhiêu. Cuối cùng, khi khoa học phát triển thì máy bay chính là phương tiện đưa đàn cá đến hồ.
Nhà sinh vật học Matt McKell giải thích phần lớn cá thường được vận chuyển bằng xe tải gắn bể chứa khổng lồ tới hồ hoặc suối. Nhà chức trách sẽ nối ống vào bể, mở máng trượt và cá trôi trực tiếp xuống nước. Nhưng nhiều hồ nước nằm ở nơi quá xa xôi để tới bằng xe tải.
Ông nói: “Tùy thuộc vào khu vực và tình trạng đường xá, người ta vận chuyển cá đến các khu vực hẻo lánh bằng xô hoặc ba lô trên xe bốn bánh. Ngày trước, người ta cũng sử dụng ngựa để đưa cá vào những nơi khó tiếp cận. Gần đây, ở miền bắc bang Utah, một tình huống đặc biệt đòi hỏi tinh thần sáng tạo để mang cá tới dòng suối nhỏ ở Wasatch Front”.
Các công nhân tại công ty Logan Fish Hatchery cho biết họ thường nuôi 250.000 con cá để nhân giống, nghiên cứu và để thả các hồ nước của Utah. Việc thả cá vào hồ mỗi năm hoặc hai năm một lần để phục vụ khách du lịch.
Hạn hán nặng nề khiến một số sông hồ không không được tái bổ sung cá. Chính quyền địa phương cũng nới lỏng một số hạn chế để ngăn cá chết do nhiệt độ gia tăng.
Gấu đen chui vào nhà vệ sinh tấn công người
Một phụ nữ Alaska, Mỹ đã sợ hãi tột độ vì bị gấu tấn công từ bên dưới khi cô dùng nhà vệ sinh ngoài trời trong lúc đi cắm trại.
Sự việc xảy ra khi Shannon Stevens cùng anh trai, Erik, và bạn gái của anh có chuyến đi khám phá thiên nhiên ngày 13/2 và cắm trại khoảng 30 km về phía tây bắc của Haines, đông nam Alaska.
"Tôi ra nhà vệ sinh ngoài trời, ngồi xuống bồn cầu và ngay lập tức có thứ gì đó cắn vào mông tôi. Tôi nhảy dựng và hét toáng lên", Shannon Stevens nói với AP.
Anh trai Shannon - anh Erik - nghe thấy tiếng cô hét và ra kiểm tra khu vệ sinh, cách nơi họ ở khoảng 46 m. Ở đó, anh thấy Shannon đang giữ chặt vết thương. Lúc đầu, họ nghĩ cô bị cắn bởi một con sóc, hoặc chồn, hay con vật gì đó nhỏ.
Erik lấy đen pin để kiểm tra kỹ hơn
"Tôi mở bệ bồn cầu và một con gấu ở ngay đó, ngang với bệ ngồi của bồn cầu, nhìn tôi ngược lại qua cái lỗ", anh nói.
Vùng hoang dã ở Alaska nơi Shannon Stevens cùng anh trai đi cắm trại. Ảnh: AP.
"Tôi ngay lập tức đóng cái nắp bồn lại và hét lên 'Có một con gấu ở dưới đó, chúng ta phải ra khỏi đây ngay bây giờ'", anh kể lại. "Và chúng tôi chạy về lều nhanh nhất có thể".
Khi đã an toàn trong lều, họ sơ cứu cho Shannon. Vết thương chảy máu nhưng không quá sâu, nhưng họ sẽ đến Haines nếu nó diễn biến xấu.
Sáng hôm sau, họ tìm thấy dấu chân gấu trên khắp khu đất nhưng nó đã rời khỏi đó.
Họ phát hiện con gấu đã vào được bên trong nhà qua cái lỗ ở cửa sau.
Nhà sinh vật học Carl Koch ở Alaska cho rằng đó là một con gấu đen dựa trên những bức ảnh về những dấu chân mà anh nhìn thấy, và thực tế là một người hàng xóm đã gửi cho anh bức ảnh về một con gấu đen lảng vảng ở khu nhà của cô hai ngày sau đó.
Gấu đen Alaska. Ảnh: Alaska Department of Fish and Game.
Chủ nhà đã hét lên đuổi con gấu đi nhưng nó không phản ứng. Nó cũng không đến gần cô mà đi loanh quanh, giống như đang mộng du khi ngủ đông.
Mặc dù đang là mùa đông, Koch cho biết họ nhận được cuộc gọi về việc nhìn gấu ra ngoài quanh năm.
Năm 2020 là một năm kỷ lục đối với các vấn đề về gấu ở Haines.
Ông cho biết lý do có thể là năm nay sản lượng cá hồi không tốt. Ông nói: "Cũng có thể là con gấu tích chưa đủ chất béo khi chúng vào hang ngủ đông nên chúng có thể ra ngoài thường xuyên hơn hoặc sớm hơn".
Koch nghi ngờ vết thương của Shannon là do con gấu dùng chân cào cô chứ không phải cắn và cho biết: "Đối với việc bị cào vào mông khi ngồi xuống, cô ấy có thể là người duy nhất trên Trái Đất từng gặp điều này, theo như tôi biết".
Dù là mùa nào đi chăng nữa, Erik nói từ nay anh sẽ luôn mang theo bình xịt chống gấu khi đến những vùng hẻo lánh, còn Shannon cũng có sẽ thay đổi thói quen.
"Chắc chắn là từ nay tôi sẽ nhìn vào trong bồn cầu trước khi ngồi xuống", cô nói.
Nam sinh không được dự lễ tốt nghiệp vì đi sai giày Nam sinh ở Los Angeles, Mỹ bị ngăn cản tham dự lễ tốt nghiệp vì sai quy định về đồng phục. Một người thầy đã không ngần ngại cho cậu mượn đôi giày đang đi trên chân mình. Daverius Peters đến trường tham dự lễ tốt nghiệp trung học vào ngày 19/5. Tuy nhiên, cậu bị đại diện của trường chặn lại và...