Con mang đĩa thịt gà đi đổ, mẹ nghẹn ngào nhớ ông ngoại đau răng
“Đĩa thịt gà từ hôm qua sao mẹ không đổ đi? Để làm gì chật cả mâm”, vừa ngồi vào bàn ăn, con tôi nói vậy rồi cầm đĩa thịt mang đi.
Nhìn đĩa thịt gà con định đổ vào sọt rác, tôi ngăn lại và nghẹn ngào kể cho con, cháu về những bữa được ăn thịt gà lúc còn nhỏ.
Tôi ra đời vào năm chiến tranh nên được chứng kiến những khó khăn gian khổ của đất nước từ sau 1954 đến sau hòa bình lập lại.
Khi đó nhiều nhà lương thực còn không đủ ăn, lấy đâu ra thịt cá. Nhà tôi lại đông người. Cả gia đình vừa tròn chục người. Rồi đúng lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ nổ ra ác liệt nhất, cùng với thanh niên cả nước hưởng ứng lời kêu gọi “Tất cả vì Miền Nam ruột thịt” anh cả tôi đang học cấp 3 xung phong vào bộ đội.
Anh trai thứ hai dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn cùng một số bạn dùng máu của mình viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Vậy là, nhà tôi cùng một lúc tiễn 2 anh lên đường nhập ngũ. Sau huấn luyện ở đơn vị, các anh lên đường Nam tiến.
Biền biệt từ lúc các anh đi đến khi về thăm nhà lần đầu là sau giải phóng miền Nam 30/4/1975.
Chiến tranh kết thúc, anh cả ở lại phục vụ trong quân đội, anh thứ hai về phục viên, tiếp tục đi học chương trình cấp 3. Lúc này nhà tôi có tới 6 đứa con đi học từ cấp 2 đến cao đẳng. Vì thế thầy u (bố mẹ -nv) tôi phải bươn trải rất vất vả để nuôi các con.
Rất may sau đó Nhà nước thực hiện Nghị quyết số 10 (còn gọi là Khoán 10), giao ruộng cho các hộ nông dân cấy sản. Để có thể nuôi các con ăn học, thầy tôi mua một con bò rồi nhận cấy ở những cánh đồng sâu, những mảnh ruộng toàn cỏ cao không ai muốn làm. Như vậy sẽ được nhiều diện tích đồng thời phải nộp sản ít hơn.
Nhiều ruộng nên vào mùa nhà tôi phải mượn, đổi công với rất nhiều người. Những hôm cấy, thầy u tôi thức cả đêm nhổ mạ. Nhổ nhiều đến mức tay bị lá mạ cọ vào mòn đến bật máu, phải lấy giẻ quấn lại. Mùa gặt cũng vậy, mỗi ngày thầy u gặt mấy sào, bó đon mang về xếp đầy sân đình. Tối đến ăn cơm xong, thầy u lại đập lúa đến khi nào hết mới nghỉ.
Thời kỳ đó, ngày nào không đi học, chúng tôi cũng giúp bố mẹ nhưng chẳng được đáng là bao.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Pexels
Ngoài làm nông ra, thầy tôi còn có nghề mộc. Ông rất khéo tay, việc gì cũng làm được, từ đóng đồ gia dụng như bàn, ghế, giường, tủ đến làm nhà…
Thầy tôi mở xưởng mộc ở nhà, vừa đóng đồ bán, vừa dạy nghề cho nhiều người nữa. Chính vì thế nhà tôi dù đông con, đang tuổi ăn tuổi học nhưng ngày mùa cũng như kỳ giáp hạt hầu như không bao giờ phải ăn cơm độn khoai, sắn như những gia đình khác.
Trong bữa ăn cũng thường có thức ăn như thịt, cá, trứng… Song không có để ăn no chán. Tôi nhớ nhất những hôm được ăn thịt gà.
Ngày đó chỉ có gà ri nên mỗi con cùng lắm nặng hơn 1kg. Thịt ra cho cả nhà gần chục người nên thầy u tôi thường có hai cách chế biến chính. Nếu luộc, bao giờ cũng vậy, khi ăn, thầy chặt cho hai đứa bé chúng tôi mỗi đứa một cái đùi, rồi mới chặt ra cho mọi người ăn. Còn không thì chặt thật nhỏ, cho nước vào ninh vừa làm thức ăn mặn, vừa làm canh.
Những hôm đó hầu như tôi không thấy thầy u ăn miếng thịt nào, chỉ chan tí nước. Các anh chị gắp cho thầy u, nhưng rồi miếng thịt đó lại vào bát hai đứa bé chúng tôi. Thầy nói bị sâu răng ăn vào đau nhức không chịu được.
Cứ thế tôi vô tư ăn, và trong tâm niệm tôi luôn nghĩ thầy tôi đau răng nên không ăn thịt gà được. Chỉ đến khi lớn lên, làm cha làm mẹ, tôi mới ngộ ra được lý do đúng nhất.
Vất vả nuôi con đến khi chúng tôi trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định, kinh tế cũng khá giả, có của ăn của để, thầy u tôi mới được nghỉ ngơi vui hưởng tuổi già. Nhưng chưa nghỉ ngơi được bao lâu, trong một lần đi khám, thầy tôi phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Cả gia đình đều bàng hoàng.
Bác sĩ bảo, do phát hiện bệnh muộn, không có phác đồ điều trị, thời gian còn lại không lâu nữa. Nhưng con cháu quyết tâm chạy chữa cho thầy tới cùng. Ai nói thuốc gì, ở đâu các con đều tìm đến mua, mong thầy khoẻ và kéo dài thời gian ở cùng con cháu. Song cũng chỉ được một thời gian ngắn, không cưỡng được số mệnh, thầy tôi về với tổ tiên trong nỗi tiếc thương của gia đình, anh em họ hàng.
Thầy mất đến nay dù đã hơn 20 năm nhưng mọi người vẫn luôn nhớ, thán phục, kính nể tầm nhìn xa trông rộng, cường độ làm việc, nuôi dạy con của ông.
Còn riêng tôi, ngoài tình cảm nhớ thương thầy như mọi người con khác, mỗi khi ăn thịt gà lại càng nhớ thầy, nhớ tình yêu thương thầy u dành cho chúng tôi. Một tình yêu thương mà chỉ những người làm cha, làm mẹ mới có được.
Tôi ghen tị với vợ mới của chồng cũ
Nhìn người phụ nữ xinh đẹp mặc áo cưới ôm chặt lấy thứ từng thuộc về mình, tôi cố gắng nuốt cơn nghẹn ngào đang ứ chặt trong cổ.
Tôi từng đọc rất nhiều tâm sự ly hôn, từng tư vấn cho bạn bè phục hồi tâm lý hậu tan vỡ. Thậm chí tôi còn tranh luận với chồng rất nhiều về chuyện đàn ông bỏ vợ xong chẳng bao giờ kiếm được người tử tế hơn. Tôi luôn khẳng định với anh rằng các ông chồng đi 1 vòng thế giới cũng không gặp ai tốt hơn vợ cũ.
Nhưng rồi chính tôi trở thành kẻ phẫn uất khi buộc phải ly hôn sau 5 năm chung sống. Rồi sau đó chỉ 1 năm, tôi biết chồng tái hôn với một người hoàn hảo hơn mình!
Anh nói lý do tan vỡ của chúng tôi là vì tính tôi thích kiểm soát. Từ tiền bạc, giờ giấc, bạn bè, các mối quan hệ, cho đến việc mặc quần áo... Cái gì anh cũng khó chịu mệt mỏi khi bị tôi can thiệp quá nhiều. Thế nhưng tôi thấy làm vậy chẳng có gì sai. Những bà vợ khác cũng tay hòm chìa khóa giống tôi đó thôi? Cưới nhau về ở với nhau thì chồng đưa tiền cho vợ là chuyện đương nhiên. Có gia đình thì cũng phải biết bỏ nhậu về nhà sớm, đi chơi phải hỏi ý kiến vợ. Nếu thích tự do sao đàn ông cứ phải lấy vợ làm gì?
Mất nửa năm giằng co tranh cãi, tôi đành chấp thuận kí vào đơn ly hôn. Chồng để con cho tôi nuôi và hàng tháng anh chu cấp 10 triệu. Tôi dọn ra thuê nhà khác, cuối tuần bố thằng bé sẽ qua đón con đi chơi.
Thích nghi với cuộc sống làm mẹ đơn thân không dễ dàng. Tôi mất nhiều tháng để cân bằng lại cảm xúc, để quên đi câu hỏi "Tại sao anh ta bỏ rơi mình?". Ngày ra tòa tôi lạnh lùng bao nhiêu thì khoảng thời gian hậu ly hôn tôi mỏng manh dễ vỡ bấy nhiêu. Lý trí bảo muốn quên đi nhưng trái tim thì cứ nhớ về ngôi nhà cũ. Tôi cứ loay hoay trong khối ký ức chứa đầy hình ảnh của chồng, như con trai lì lợm tiết ra xà cừ để bao bọc nỗi đau, biến nó thành thứ quý giá không muốn đánh mất.
Rồi tôi nhận ra ly hôn xong tôi lại càng ích kỷ hơn nữa. Không còn ràng buộc gì với nhau thì đáng lẽ chẳng ai có quyền soi mói đến cuộc sống riêng của người còn lại, nhưng tôi lại quan tâm đến chồng cũ thái quá hơn xưa. Tự tôi biết điều đó và cố gắng ngăn mình để ý đến anh. Song ngày nào tôi cũng vào Facebook anh không dưới chục lần, rảnh thì nhắn tin hỏi anh ăn cơm chưa, dặn dò chú ý sức khỏe nọ kia như thể đấy vẫn là người đầu ấp tay gối. Anh vẫn trả lời lại khiến tôi ảo tưởng rằng chồng cũ vẫn còn lưu luyến mình. Thế là tự dưng tôi nảy sinh nỗi sợ hãi mơ hồ, không muốn anh có người khác dù biết vị trí hiện tại tôi chẳng có quyền gì ngăn cấm.
Một ngày nọ nỗi sợ của tôi thành sự thật khi chồng cũ bất ngờ đăng ảnh chúc mừng sinh nhật người phụ nữ khác. Chỉ có 2 bàn tay đan nhau cạnh chiếc bánh, nhưng nó giống như một trái bom nổ uỳnh một nhát trong tim tôi. Cảm nhận rõ cơn ghen trào lên tận đỉnh đầu, tôi nhắn tin cho chồng cũ ngay lập tức để hỏi xem cô gái kia là ai.
Anh ấy đọc tin nhắn nhưng không trả lời. Vậy là tự dưng tôi cáu gắt khó chịu, về nhà tôi cũng quát mắng con vô cớ khiến nó khóc. Tôi bảo nó rằng sắp sửa có dì ghẻ rồi đấy, nó mếu máo hỏi "Dì ghẻ là gì ạ". Khoảnh khắc ấy tôi như bừng tỉnh khỏi cơn mê, nhào tới ôm con khóc theo nức nở. Thực sự ai từng rơi vào hoàn cảnh như tôi mới hiểu cảm giác chồng cũ có người mới nó đau đớn khó chịu đến mức nào.
Lòng tự nhủ sẽ không quan tâm đến chuyện riêng của người cũ. Nhưng mấy hôm sau anh nhắn tin bảo sang đón con đi chơi thì tôi lạnh lùng nói không. Tưởng tượng ra cảnh anh mang con đi gặp bạn gái mới, bắt nó chào hỏi rồi cư xử thân thiết khiến tôi bực bội.
Ngày chồng cũ tái hôn anh không mời tôi. Tuy nhiên con của chúng tôi vẫn có mặt, nó còn về kể với tôi rằng cô dâu của bố mặc váy xinh như công chúa. Tôi hỏi thế cô ấy có xinh hơn mẹ không, nó ngẫm nghĩ một lúc rồi không trả lời.
Hôm qua tôi có cuộc họp đột xuất nên phải nhờ chồng cũ đi đón con. 6h về đến nhà không thấy ai, tôi vội gọi cho chồng cũ thì anh bảo tôi qua bệnh viện. Tôi vội vã chạy đến tìm con ngay lập tức. Tới phòng cấp cứu, tôi chết lặng khi thấy vợ mới của anh đang nắm chặt tay con tôi, còn nó thì ngủ gục trong lòng cô ấy.
Cơn giận dữ và khó chịu nổi lên khiến tôi nhào tới giật con ra khỏi tay người phụ nữ ấy. Chị ngỡ ngàng nhìn tôi rồi sau đó ôn tồn nói rằng con bé sốt cao quá phải đi cấp cứu ngay. Tôi gắt lên hỏi tại sao chị lại có mặt ở đây, chị ấy đáp rằng tôi gọi nhờ đón con đúng lúc vợ chồng chị đang đi cùng nhau.
Trong khi tôi dồn hết sự điên rồ vô cớ vào vợ mới của chồng cũ thì con tôi mở mắt dậy. Nó thều thào bênh mẹ kế, không cho tôi lớn tiếng quát nữa. Tôi ngạc nhiên vì con mình về phe người phụ nữ ấy. Nhưng ngay sau đó chính tôi phải xấu hổ im lặng vì chồng cũ lên tiếng.
- Ai làm gì em mà em ầm ĩ lên thế? Anh chưa trách em vì không làm tròn trách nhiệm một người mẹ thì thôi, em còn dám chửi mắng ai? Con bé sốt mệt từ hôm qua mà em không biết, nó bảo sáng nay xin nghỉ học ở nhà nhưng mẹ không cho. Vợ anh thương con bé nên cố gắng vỗ về nó, em không cảm ơn người ta lại còn giở thói cục cằn ra? Anh cứ tưởng ly hôn xong em sẽ thay đổi, nhưng xem ra thay đổi thế giới còn dễ hơn.
Tôi chợt nhận ra mình đúng là chẳng có tư cách ghen tuông với ai cả. Vợ mới của chồng hơn tôi một trời một vực, cả về thần thái, ngoại hình, sự nghiệp và sự quan tâm tinh tế của một người phụ nữ. Nhìn chị ấy ôm con tôi trông giống mẹ ruột hơn là kẻ đầu bù tóc rối đang trút giận vào chị.
Bao ánh mắt đổ dồn nhìn vào tôi, thoáng nghe có ai đó nói tôi vô duyên lẫn vô tâm, con ốm cũng không biết. Vợ mới của chồng vẫn nhẹ nhàng ngồi đó, chị ấy không phản kháng cũng chẳng thèm đôi co. Tôi ghen tị với chị bấy lâu, hoá ra là bởi tôi thực sự thua kém chị ấy rất nhiều...
Vì quyết định của bố mà giờ đây vợ chồng tôi sắp phải ra đường sống Suốt những năm ông bà ngoại còn sống, chồng tôi đối xử rất tốt với họ. Vậy mà, lúc cuối đời, ông ngoại lại quá bất công với con rể. Ngày đó, vợ chồng tôi không có chỗ ở, gia đình 4 người lớn phải sống chui rúc trong căn phòng trọ 24m2. Tháng nào cũng phải tốn tiền thuê phòng trọ, thương...