Con mải xem tivi không chịu tắt, 3 bà mẹ có 3 câu nói hoàn toàn khác nhau và hiệu quả cũng khác biệt rõ rệt
Bắt con tắt tivi khi trẻ đang say sưa với chương trình yêu thích quả là “cơn ác mộng” với không ít bố mẹ.
Ngày nay, tivi, điện thoại, máy tính bảng đã trở nên quá phổ biến. Trẻ con dù ít hay nhiều vẫn có niềm đam mê đặc biệt với những thiết bị điện tử này. Có trẻ được bố mẹ kiểm soát thì xem ít hoặc vừa phải, có trẻ được xem tự do trở nên nghiện, cứ ở nhà là không rời mắt khỏi các loại màn hình, thậm chí khi đi ra ngoài, thế giới bên ngoài cũng không thu hút chúng rời mắt khỏi điện thoại.
Trong khi đó ai cũng biết xem nhiều các thiết bị điện tử tác động xấu đến trẻ như thế nào. Song nhiều cha mẹ than vãn rằng dùng đủ mọi cách cũng không biết làm thế nào để con bớt xem tivi, điện thoại.
Trẻ nhỏ khi bị bố mẹ yêu cầu tắt tivi, điện thoại thường hay năn nỉ “Cho con xem thêm 2 phút nữa thôi!”. Rơi vào hoàn cảnh này, cha mẹ sẽ ứng xử với con như thế nào? Cách làm của 3 bà mẹ dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách hợp lý nhất giúp con mình tắt tivi, điện thoại mà không khóc lóc, ăn vạ.
Khi bị bố mẹ yêu cầu tắt tivi, điện thoại, trẻ thường hay năn nỉ “Cho con xem thêm 2 phút nữa thôi!” (Ảnh minh họa).
Bà mẹ thứ nhất: Kiên quyết bắt con tắt tivi ngay lập tức
Sau khi đi làm về, thấy con trai đang xem phim hoạt hình trên tivi và cười như nắc nẻ, chẳng đoái hoài gì đến mẹ, bà mẹ vô cùng tức giận. Cô đứng trước mặt con, cũng là chỗ che khuất màn hình tivi con đang xem rồi nghiêm mặt yêu cầu con tắt tivi ngay. Con trai nói “Cho con xem thêm 2 phút được không mẹ?”. Bà mẹ kiên quyết: “Không là không, tắt ngay không mẹ không nói chuyện với con nữa”. Cậu bé lập tức gào khóc to, không tắt. Một cuộc xung đột cảm xúc xảy ra giữa hai mẹ con.
Trên thực tế, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng vậy, khi đang xem tivi, nếu ai đó bắt tắt ngay lập tức, trẻ sẽ phản kháng mạnh mẽ, vô cùng tức giận. Có đứa trẻ khóc nhưng không tắt, rồi mẹ càng căng thẳng, có thể phải dùng đến đòn roi.
Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý khuyên bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc và cho con chuyển đổi trạng thái một cách từ từ. Hãy nói với con rằng không nên xem tivi quá lâu, sẽ có hại cho mắt, cho sức khỏe, tivi nên được tắt đi và con có thể xem vào 1 lúc khác. Như thế, trẻ sẽ không phản kháng mạnh mẽ.
Video đang HOT
Bà mẹ thứ hai: Chuyển sự chú ý của trẻ
Cũng sau khi đi làm về, thấy con đang xem tivi, bà mẹ đến ôm chào con. Tiếp đó, cô lấy ra một hình Iron Man trong túi – món đồ chơi con thích và nói “Đoán xem mẹ mua gì cho con nào? Tắt tivi chơi với mẹ được không?”. Không hề phản kháng, cậu bé tắt tivi và chạy đến chơi cùng mẹ.
Phân tích của chuyên gia tâm lý, không nhất thiết phải lúc nào cũng mua một món đồ chơi mới, điều cốt yếu của cách làm này là chuyển sự chú ý của trẻ ra khỏi chiếc tivi đang xem. Một trò chơi, một món ăn, hay đơn giản là việc bố mẹ dành thời gian, sự tập trung tuyệt đối vào con là có thể kéo sự tập trung của trẻ sang hướng khác.
Muốn con không sa đà vào tivi, điện thoại, bố mẹ cần dành thời gian cho con nhiều hơn (Ảnh minh họa).
Bà mẹ thứ 3: Quy định thời gian cố định xem tivi trong ngày
Đây cũng là cách làm đã được khá nhiều phụ huynh áp dụng thực tế. Xem 30 phút sau khi đi học về, xem 15 phút sau khi ăn cơm, xem 1 giờ vào ngày cuối tuần… Bằng cách này, trẻ sẽ phân định rõ đâu là giờ ăn, giờ chơi, giờ xem tivi… Khi đã thành thói quen, trẻ sẽ tự giác xem đúng thời gian quy định, bố mẹ cũng không cần nhắc nhở con tắt tivi nữa. Vì thế, khi nghe con nói “Cho con xem thêm 2 phút nữa nhé!”, bà mẹ thứ 3 đã nói “Đúng 2 phút là con tự tắt đi nhé!”, con trai vui vẻ thực hiện đúng như quy định.
Theo các chuyên gia, bố mẹ có thể du di 2 phút này, nhưng sau đó phải yêu cầu con tắt, không thêm 2 phút nào khác nữa, nếu không, trẻ sẽ quen đòi hỏi ở những lần sau.
Trên thực tế, nhiều trẻ không có ham muốn đặc biệt với việc xem tivi, điện thoại. Ấy là những đứa trẻ đã được bố mẹ kiểm soát ngay từ nhỏ: Không cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước 2 tuổi; giới hạn thời lượng xem sau 2 tuổi.
Bất cứ cách ứng xử nào cũng còn tùy thuộc vào tính cách và thói quen của mỗi đứa trẻ. Nhưng dù là cách nào, điều quan trọng hơn cả vẫn là bố mẹ dành thời gian cho con, đưa con ra ngoài vui chơi ngoài trời… Những việc này không chỉ tác động tích cực đến sực phát triển thể chất, tinh thần trẻ mà còn giúp trẻ tránh bị sa đà vào thế giới internet.
Mẹ càng lười 3 việc này, con càng giỏi giang, thành công hơn
Cha mẹ "lười" lại giúp con thành công? Nghe qua tưởng vô lý nhưng lại có có cơ sở thực tế cả.
Cha mẹ là những người luôn yêu thương và mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái. Trong mắt cha mẹ, con dù có dần lớn khôn nhưng vẫn là đứa bé cần nâng niu, bảo bọc.
Dẫu vậy, việc quá nuông chiều, che chở con lại không hề mang lại tác dụng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ lười biếng trong một số khía cạnh, đứa trẻ thậm chí sẽ giỏi giang và thành công hơn đấy!
1. Lười nói nhiều
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)
Đặc điểm chung của những bà mẹ là nói nhiều và hay cằn nhằn. Hễ con mắc lỗi sai hoặc làm bài tập bị điểm kém, trẻ có thể bị mẹ mắng rất lâu.
Vẫn biết hành động mắng con ấy xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm, lo lắng. Nhưng bị cha mẹ mắng mỏ, càu nhàu quá nhiều chỉ khiến tâm lý trẻ nảy sinh sự phản nghịch, chống đối mà thôi.
Hành trình làm cha mẹ không chỉ là nuôi dạy con mà chính bản thân bạn cũng rút ra được những bài học để ngày càng hoàn thiện bản thân. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc, đừng ca thán quá nhiều về con nhé.
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. Hãy lười nói hơn, càu nhàu với con bớt đi, hiệu quả mang lại chắc chắn tốt hơn đấy.
2. Lười làm việc nhà
Nhiều bà mẹ thường nói với con mình thế này: "Con chỉ cần học cho giỏi, còn lại không cần quan tâm đến vấn đề gì khác". Và thế là đứa trẻ chẳng biết làm gì ngoài việc học. Bởi từ bữa cơm cho đến giặt quần áo, gấp chăn màn, rửa bát... đã có mẹ làm cho hết.
Cha mẹ chớ nên chăm chỉ một cách "mù quáng" như vậy. Hãy lười làm việc nhà hơn, để dành phần hướng dẫn con cùng làm với mình.
Để trẻ tham gia làm việc nhà tạo điều kiện cho bé có cơ hội san sẻ công việc với cha mẹ. Từ đó con hiểu được nỗi vất vả của người lớn, để biết cảm thông, biết ơn cha mẹ hơn.
Ngoài ra, ai rồi cũng phải lớn lên và sống tự lập, những kỹ năng cơ bản nhất trong cuộc sống sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn trong cuộc sống sau này.
3. Lười suy nghĩ
Bạn chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ bước vào độ tuổi đi học, sẽ có rất nhiều vấn đề con không hiểu muốn hỏi cha mẹ. Những lúc ấy, cha mẹ đừng vội vàng vắt óc suy nghĩ tìm cách giải đáp câu hỏi của con.
Bạn cứ lười suy nghĩ nhé, chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. Còn lại để con tự mình tìm ra câu trả lời đúng.
Sự lười suy nghĩ ấy của bạn giúp trẻ rèn luyện cách suy nghĩ độc lập, tư duy logic. Sau này gặp các vấn đề khó khăn hơn, con có thể tự mình giải quyết thay vì trông chờ, ỷ lại vào cha mẹ.
Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật "phải tuân chỉ" của con trai lớp 5 Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều "phải tuân chỉ" riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng. Bộ luật 21 điều "phải tuân chỉ" của học sinh lớp 5 đề ra để tự khuyên bản thân mình Theo tìm hiểu thì 21 điều của bộ luật trên do Nguyễn Quốc...