Con lúc nào cũng cắn móng tay đến cụt cả đi rất có thể là do những nguyên nhân tiềm ẩn này
Cha mẹ nên tìm hiểu lý do tại sao con mình thích cắn móng tay để có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Khi trẻ nhỏ cắn móng tay là tâm lý đang lo lắng hoặc là có cảm giác thiếu sự an toàn. Mặc dù sau khi cha mẹ la mắng, trẻ sẽ dừng hành động cắn móng tay, nhưng áp lực trong cơ thể trẻ không được giải tỏa. Vậy phương pháp chính xác để cải thiện vấn đề này ở trẻ, cha mẹ cần làm những việc dưới đây.
Trẻ thích cắn móng tay, điều này có bình thường không?
Khi trẻ mới sinh thường đưa tay vào miệng là một phản xạ hết sức tự nhiên, bé sẽ thỏa mãn với các hoạt động trong miệng như mút, nhai, nuốt… đến khi trẻ qua giai đoạn 0-1,5 tuổi thì sẽ giảm thiểu hành vi cho tay vào miệng. Hành vi trẻ cắn móng tay thường xuất hiện khi trẻ 3, 4 tuổi, tăng dần theo độ tuổi, đến thời kỳ thiếu niên đạt mức độ cao nhất, sau đó lại giảm dần.
Ảnh minh họa
Bác sĩ nhi khoa Hoàng Thung Ninh cho biết, mặc dù theo nhận thức xã hội cắn móng tay là hành động không tốt, nhưng chủ yếu là do vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bởi nếu trường hợp gây tổn thương nghiêm trọng như cắn móng tay dẫn đễn xuất huyết, sẽ gây nhiễm trùng, biến dạng ngón tay, hoặc khiến răng cửa bị sứt mẻ… lúc này cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài như dùng thuốc hoặc cha mẹ cần có phương pháp để thay đổi ngay thói quen xấu này.
Trẻ thích cắn móng tay, lý do đằng sau đó là gì?
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu quan sát, người ta thấy rằng khi trẻ em xuất hiện hành vi “cắn móng tay”, chúng chủ yếu ở hai thời điểm, một vì “ nhàm chán” và thứ hai là do “căng thẳng”.
1. Khi buồn chán thì muốn căn móng tay (thói quen xấu)
Khi trẻ không có việc gì làm, cảm thấy vô vị hoặc là đói, chúng thích đưa móng tay vào miệng để cắn, nếu trong tình huống này, cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều, chỉ cần thay đổi thói quen của trẻ là được.
Video đang HOT
2. Căng thẳng, lo lắng, cảm giác thiếu an toàn
Ngoài ra, đại đa số trẻ bị áp lực, căng thẳng, lo lắng, khôn tự tin hoặc có cảm giác thiếu sự an toàn, rất dễ có thói quen cắn móng tay, lúc này cha mẹ cần phải giúp trẻ tìm ra “nguyên nhân” gây nên sự lo lắng và cùng với trẻ giải quyết vấn đề, điều này mới có thể làm giảm thói quen cắn móng tay của trẻ.
Làm thế nào để giúp trẻ cải thiện việc cắn móng tay?
Ảnh minh họa
Vương Hồng Triết, một chuyên gia phát triển trẻ em nhắc nhở, cha mẹ muốn trẻ cải thiện tình trạng cắn móng tay, cha mẹ nên đưa ra sự “khích lệ trực tiếp” cho trẻ, tránh việc đánh mắng trẻ, bởi vì nghiên cứu phát hiện hiệu quả của việc không làm gì còn có tác dụng hơn là đánh mắng.
Dưới đây là 5 hình thức cải thiện tình trạng cắn móng tay ở trẻ
1. Đánh lạc hướng
Sử dụng phương pháp không chú ý, khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động khác. Ví dụ: các trò chơi phải dùng đến 2 tay như chơi nặn đất, xúc cát, leo trèo hoặc lắp ráp hình khối…
2. Chủ động quan tâm đến yêu cầu tâm lý của trẻ
Hãy cho trẻ cảm giác được yêu thương và chăm sóc, khuyến khích chúng chơi với bạn bè. Khi trẻ có người để cùng chơi, tâm trạng sẽ thoải mái, giảm cảm giác lo âu, áp lực, đây cũng là biện pháp giúp trẻ quên đi việc cắn móng tay.
3. Cắt tỉa và làm sạch móng tay cho trẻ
Ảnh minh họa
Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, kiến nghị mỗi ngày nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
4. Để trẻ hiểu những nhược điểm khi cắn móng tay
Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu, việc cắn móng tay ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, có thể sử dụng hình ảnh minh họa để cho trẻ thấy.
5. Tăng cường tính tích cực
Giải thích cho trẻ biết rằng rất khó để từ bỏ việc cắn móng tay, nhưng cha mẹ tin rằng con có thể làm được điều này. Ví dụ, một ngày trẻ không cắn móng tay, cha mẹ phải thường xuyên khuyến khích để trẻ tiếp tục cố gắng. Tạo niềm tin cho trẻ, sẽ giúp trẻ có động lực để từ bỏ thói quen xấu.
Nguồn: Ettoday
Hóa giải căng thẳng của cầu thủ trước cú đá penalty
Cầu thủ khi đá penalty cần loại bỏ tiếng cổ vũ cũng như niềm hy vọng của đồng đội ra khỏi đầu và tưởng tượng thủ môn đối phương không tồn tại.
Greg Wood, chuyên gia tâm lý thể thao tại Đại học Exeter, Anh, cho biết trong sút phạt penalty, sự chú ý của cầu thủ đến thủ môn sẽ làm gián đoạn ý định ban đầu và khiến bóng bay không trúng đích.
"Bằng những động tác tay chân, thủ thành đối phương có thể đánh lạc hướng cầu thủ thực hiện cú đá luân lưu, thậm chí gây thêm tâm lý căng thẳng cho đối phương", Wood nói.
Trong trận đấu ở vòng 1/8 Asian Cup 2019 giữa Việt Nam và Jordan ngày 20/1, khi bước vào loạt sút 11 m, thủ môn Đặng Văn Lâm luôn tiến tới gần điểm đặt bóng mỗi khi cầu thủ Jordan chuẩn bị sút luân lưu.
Cách gây áp lực này nhanh chóng mang lại hiệu quả. Ở lượt sút thứ hai, Baha Faisal đưa bóng dội xà ngang. Thủ môn Việt Nam tiếp tục nhảy lên và hét to để tạo áp lực cho cầu thủ tiếp theo của Jordan. Ngay ở lượt sút sau đó, anh đón đúng hướng và đẩy thành công cú sút của Ahmed Samir.
Thủ môn Đặng Văn Lâm đổ người đúng hướng phá cú đá của Ahmed Samir của đội tuyển Jordan. Ảnh: Anh Khoa
Theo Sports Sciences, Wood tập hợp 18 cầu thủ ở đội bóng trường đại học và trang bị cho họ thiết bị theo dõi cử động mắt. Kết quả, những cầu thủ tập trung vào thủ môn sút hỏng 40% số lần đá.
Nhà nghiên cứu tâm lý học thể thao Recep Gorgulu và giáo sư Tim Woodman đều khẳng định cách để một cầu thủ thực hiện thành công cú sút 11 m từ việc anh ta "dùng chính não bộ của mình" để sút.
Trước khi thực hiện bất cứ một cú sút penalty, các cầu thủ phải làm được ba bước. Thứ nhất, loại bỏ những tiếng la hét, cổ vũ từ cổ động viên cùng những hy vọng của đồng đội, huấn luyện viên ra khỏi đầu. Sau đó, tưởng tượng thủ môn đối phương không tồn tại. Chỉ có mình, trái bóng và khung thành bỏ trống. Cuối cùng, xác định hướng sút mà ban đầu mình đã đặt ra.
Để có thể thực hiện được ba bước này trong một khoảng thời gian ngắn, cầu thủ cần rèn luyện sự bình tĩnh, điềm đạm cùng óc tư duy tốt trong thời gian nhất định.
Những cầu thủ bản lĩnh, đã luyện cho mình "tinh thần thép" khi đối diện với áp lực cao, dùng não bộ để phân tích tình hình và nhắm đến mục tiêu cần đạt được thì xác suất thành công của cú đá penalty rất cao, theo Independent.
Cẩm Anh
Theo VNE
Tại sao chó thường tấn công những người cảm thấy sợ hãi? Cơ thể trong cơn sợ hãi căng thẳng sẽ tiết ra một mùi lạ, mũi chó rất thính đánh hơi được mùi này và kích thích bản năng tấn công. Theo Wagwalking, chó được nhiều gia đình nuôi nấng và coi như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, chúng có thể làm hại hoặc tấn công người bất kỳ lúc nào...