Con lớn lên bỗng xa cách và không muốn nói chuyện với bố mẹ là do 7 nguyên nhân này
Chính sự thiếu tâm lý trong cách ứng xử, dạy dỗ khiến bố mẹ vô tình đẩy con cái ra xa và làm mối quan hệ đôi bên ngày càng rạn nứt.
Khi con cái trưởng thành, nhiều cha mẹ bỗng giật mình cảm thấy con giống như người xa lạ, không còn gần gũi như lúc trước. Con thường lảng tránh không muốn tâm sự hoặc không trả lời tin nhắn của bố mẹ. Điều này khiến các bậc phụ huynh đau đầu, không hiểu vì lý do gì mà con lại “ghẻ lạnh” mình như vậy.
Thực tế lỗi lầm không phải do con ngang bướng, trái tính trái nết. Theo các nghiên cứu tâm lý xã hội, nguyên nhân của sự xa cách là do 7 sai lầm sau đây của các bậc cha mẹ.
1. Bố mẹ luôn cho mình là đúng
Việc bất đồng quan điểm là điều bình thường trong mỗi cuộc tranh luận. Tuy nhiên với nhiều bậc cha mẹ, hễ con bày tỏ quan điểm thì đều là hành vi “cãi láo”. Bố mẹ luôn cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm sống hơn con trẻ và luôn đúng trong mọi trường hợp. Ngay cả khi sai, bố mẹ cũng ngại ngần thừa nhận.
Chính sự cố chấp này khiến con cái dần trở nên xa cách và không muốn tâm sự nhiều với bố mẹ. Bởi con cảm thấy ý kiến của mình không được lắng nghe và tiếp nhận.
2. Bố mẹ không nhận ra con đã khôn lớn
Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn bé bỏng và nhỏ dại. Họ không nhận ra con đã lớn và có những suy nghĩ trưởng thành, hướng đi riêng biệt trong cuộc sống. Nhiều người vẫn giữ mãi ấn tượng về con từ nhỏ. Chẳng hạn khi còn nhỏ, con hơi hậu đậu và tiêu xài hoang phí. Nhưng khi trưởng thành, con cẩn trọng và biết tiết kiệm hơn, thậm chí còn trở thành một nhà quản lý tài chính.
Tuy nhiên trong mắt bố mẹ, con luôn là người hoang phí và hậu đậu. Sự lầm tưởng này khiến họ vô tình đẩy con ra xa mình.
3. Bố mẹ phớt lờ những ranh giới
Nếu muốn con cái tôn trọng mình thì chính bố mẹ cũng phải tôn trọng con cái trước. Giữa bố mẹ và con cái cũng cần có những ranh giới cá nhân. Không ít phụ huynh thường tự ý xem nhật kí, theo dõi trang Facebook cá nhân, đọc trộm tin nhắn khiến con cảm thấy thiếu tôn trọng và bị xâm phạm quyền riêng tư.
Video đang HOT
Điều này khiến con che giấu suy nghĩ, đề phòng, cố ý tránh né bố mẹ và trốn trong phòng riêng. Sự ức chế tích tụ lâu dài khiến mối quan hệ hai bên bị ảnh hưởng nặng nề.
4. Bố mẹ “luôn luôn lắng nghe nhưng không bao giờ thấu hiểu”
Bất cứ khi nào con trình bày quan điểm, bố mẹ đều nói chen vào và không chờ đến khi con nói hết. Thay vì “ Con cảm thấy như thế nào“, bố mẹ lại luôn nói: “Con phải như này”, “Tại sao con lại làm như vậy?“. Bố mẹ luôn lắng nghe nửa vời và không thực sự thấu hiểu, trở thành một người bạn tri kỉ để con dựa vào.
Mỗi khi con muốn giãi bày, điều tốt nhất bố mẹ cần làm là im lặng lắng nghe con nói hết và tuyệt đối không xen vào mạch cảm xúc của con.
5. Bố mẹ không trung lập
Sự thiên vị cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên xa cách. Khi các con cãi vã, bố mẹ nên để chúng tự giải quyết. Dù bất kể ai đúng ai sai, bố mẹ cũng cần tỏ giữ vững lập trường trung lập của mình.
Bên cạnh đó, khi xảy ra vấn đề với con, bố mẹ không nên kiếm “đồng minh” bằng cách lôi kéo thêm người thứ ba vào.
6. Hay chê bai, so sánh con
Bố mẹ hay chê trách có thể khiến con mất tự tin. Là “người bạn lớn” của con, bố mẹ không nên chê bai và so sánh con với người khác. Những ứng xử của cha mẹ như tỏ ra thất vọng với con, quát mắng, ép buộc; lên lớp,… sẽ chỉ khiến con có tâm lí bất mãn, chống đối.
Bên cạnh đó, đưng gạt bỏ suy nghĩ, sở thích, ước mơ của con và bắt con sống theo ước mơ, mong muốn của mình. Nên nhớ, con dù nhỏ tuổi nhưng vẫn là một cá nhân riêng biệt với suy nghĩ, ý tưởng và thế giới của riêng mình.
7. Bố mẹ luôn tỏ ra dữ dằn, đáng sợ
Quy củ và kỷ luật là tốt nhưng đừng bao giờ áp dụng những thứ đó quá mức khiến con trở nên sợ hãi bố mẹ. Nếu bạn luôn đổ lỗi, trách phạt con trong mọi trường hợp thì dần dần con sẽ nảy sinh tâm lý e dè, không muốn nói chuyện, gần gũi với bố mẹ. Bởi con sợ bất kỳ sự lỡ lời nào cũng có thể dẫn đến hình phạt.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa tôn trọng bố mẹ và sợ bố mẹ. Điều quan trọng là bạn phải tạo một môi trường an toàn và tràn đầy yêu thương, khiến con cảm thấy dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn có bố mẹ ở bên bảo ban và che chở.
Theo Trí Thức Trẻ
Không cần phải gào thét khản giọng, bố mẹ thông minh hãy áp dụng ngay chiêu "tâm lý ngược" giúp nuôi dạy con nhàn tênh
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào...
Nếu nói nuôi dạy con là một cuộc chiến đối với bố mẹ thì cũng chẳng có gì là sai. Bởi hầu như bố mẹ nào cũng bị căng thẳng mệt mỏi khi con liên tục không nghe lời, như không chịu ăn rau, không dọn đồ chơi, từ chối đi ngủ đúng giờ chẳng hạn. Và sau tất cả, "cuộc chiến" giữa bố mẹ và trẻ luôn kết thúc trong tiếng la hét và nước mắt. Chưa kể, tâm trạng của cả hai bên đều rơi xuống mức tồi tệ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối này bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào. Thể nào vì tò mò con cũng sẽ ăn thử.
Những tình huống nuôi dạy con hài hước của các bố mẹ thông minh được tổng hợp dưới đây sẽ chứng minh phương pháp tâm lý ngược mang lại hiệu quả như thế nào trong chuyện nuôi dạy con.
* Mẹ tôi có một người bạn rất lạ. Cô ấy sẽ đặt rau vào đĩa của mình chứ không phải trên đĩa của các con. Khi bọn trẻ hỏi về nó, cô sẽ miễn cưỡng nói rằng 'Đây là thức ăn dành cho người đã trưởng thành, nhưng mẹ nghĩ là mình có thể chia cho con một ít'. Cứ như thế, những đứa con của cô ấy lớn lên rất thích ăn rau. Còn mẹ tôi thì không dạy như vậy. Bà cứ cố ép tôi phải ăn rau, nên tôi đã sẵn sàng ngồi 3 giờ đồng hồ để nhìn đĩa súp lơ xanh mà không hề động tới nó.
* Một trong những người bạn thân nhất thời thơ ấu của tôi từng bị trừng phạt không được phép ăn salad nếu bạn ấy làm sai việc gì đó. Cho đến bây giờ, người bạn này vẫn rất trân trọng món salad và sẽ luôn cố gắng ăn càng nhiều càng tốt trong thời gian ăn trưa ở trường. Thật trùng hợp, người chồng bây giờ của cô ấy cũng từng bị trừng phạt không có sách và nó cũng có tác dụng tương tự. Kết quả là hai vợ chồng họ đến quán salad và thư viện nhiều như đi chợ.
* Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã nhất quyết không chịu thức dậy vào buổi sáng. Mẹ liền nói rằng chúng tôi sẽ lừa bố bằng cách tôi sẽ dậy đánh răng, thay quần áo đi học rồi trốn vào chăn, giả vờ ngủ. Sau đó, khi bố đến đánh thức thì tôi sẽ vùng dậy với tư thế mọi thứ đã sẵn sàng cho bố bất ngờ. Việc này lặp đi lặp lại trong nhiều năm mà tôi chơi hoài vẫn không chán. Sau này lớn lên mới biết, bố mẹ chỉ không muốn gặp phiền phức khi bảo tôi thay đồ đi học.
* Bố tôi thường chơi một trò thi xem ai có thể gấp được quần áo nhiều nhất và ông ấy không bao giờ thắng.
* Hôm đó, tôi dẫn con gái 3 tuổi đi siêu thị. Trong khi xếp hàng chờ tính tiền thì một cuộc "nội chiến" xảy ra, con bé lăn đùng xuống sàn nhà nằm ăn vạ. Tôi nhìn xuống con và nói rõ to "Mẹ con đâu rồi? Cô cần tìm mẹ con. Con có thấy mẹ ở đâu không?". Sau vài giây giật mình và kinh ngạc vì tôi chính là mẹ thì con gái tôi đã vùng dậy và chạy lại ôm mẹ.
* Tôi thường khiêu khích bằng cách thách con có thể bỏ hết đồ chơi vào cái hộp này. "Mẹ chắc chắn là con sẽ không thể làm được điều đó. Không có cách nào có thể làm được". Thật may mắn là nó luôn hiệu quả trong mỗi lần tôi muốn con dọn đồ chơi.
* Có một cuốn sách mà tôi bị cấm không được phép đọc nằm ở trên kệ. Bố mẹ tôi nói là tôi chỉ có thể đọc nó nếu tôi biết cách cư xử. Một ngày nọ, tôi ở nhà một mình nên đã lén đọc hết 1 nửa quyển sách để cố tìm xem lý do tại sao tôi không được đọc. Đó là quyển lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc.
* Con trai tôi là một đứa trẻ bướng bỉnh và bốc đồng. Con không bao giờ cho tôi nắm tay mỗi khi đi qua đường. Vì vậy, tôi đã nói rằng con cần phải nắm tay mẹ, kẻo ai đó đi ngang qua và bắt cóc mất mẹ. Kỳ diệu thay, cách này hiệu quả. Con đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ mẹ khỏi bị bắt cóc ở nơi công cộng.
* Con gái tôi khi còn nhỏ luôn cáu khỉnh mỗi khi đến giờ đi ngủ. Nhưng tôi luôn có sẵn 2 lựa chọn dành cho con. Một là dọn đồ chơi, hai là lên giường đi ngủ. Tất nhiên, con sẽ chọn lên giường. Thế là, tôi đỡ phải tốn công vật lộn để giữ con nằm yên.
* Bố tôi kể rằng ông đã áp dụng kiểu tâm lý ngược khi tôi con nhỏ. Nghĩa là nếu bố bảo tôi đi cắt cỏ vườn, tôi sẽ chần chừ và phàn nàn. Nhưng nếu bố bảo tôi chọn cắt cỏ hay lau cửa sổ thì tôi sẽ chọn 1 trong 2 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bây giờ tôi cũng áp dụng phương pháp này với lũ trẻ. Thật kỳ diệu, nó vẫn làm việc hiệu quả.
* Khi được 4 tuổi, con trai tôi luôn có thói quen dậy sớm và xông vào phòng quấy rối bố mẹ. Vì muốn thêm một chút yên tĩnh, tôi đã bảo con hãy thử xem chân nào của con chạy nhanh hơn. Thằng bé sẽ chạy khắp nhà, thử đủ mọi tư thế chạy trước khi quay trở lại phòng, và thở hổn hển nói rằng cả hai chân đều chạy nhanh như nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Sáu lý do khiến con bạn lười biếng Sự lười biếng của trẻ có thể bắt nguồn từ việc bất đồng quan điểm với cha mẹ hoặc muốn thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. 1. Trẻ thấy nản lòng Hãy tưởng tượng cách người trưởng thành đối phó với các vấn đề áp lực trong cuộc sống hoặc công việc. Nếu không biết bắt đầu từ đâu,...