Con loét vùng kín vì mặc bỉm 24/24h, cách dùng bỉm an toàn cho trẻ
Vào mùa hè nóng bức nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ, điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã…
Sạch, nhanh cho bố mẹ nhưng lại hại con
Bs Lâm Văn Cấp, Phó trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, viêm da do tã lót ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề gặp hàng ngày ở các bé. Khi bị viêm da vùng tã lót thường biểu hiện tổn thương điển hình là đỏ da ở vùng nếp lằn mông, mông, vùng quanh hậu môn, vùng mu, có thể cả vùng bụng dưới và vùng trên đùi.
Nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc kích ứng với chất liệu của bỉm. Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Một số nấm men như candida hay vi khuẩn chỉ ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị bẩn do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
Ngoài ra, theo BS Lâm Văn Cấp nếu da trẻ quá nhạy cảm, tã, bỉm thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé, hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé… cũng là các nguyên nhân gây viêm da ở trẻ.
Đặc biệt có một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da. Trong đó, quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã. Các chuyên gia da liễu đều khẳng định, nước tiểu cũng là yếu tố quan trọng gây bệnh này.
Đóng bỉm giúp cho các mẹ có thể giải quyết nhanh gọn, sạch sẽ, tiện lợi về vấn đề đi vệ sinh ở trẻ, cũng vì vậy mà nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ, BS Cấp cảnh báo “điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức”.
BS Lâm Văn Cấp cho biết, từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ bị viêm da do đóng bỉm (hăm tã), đặc biệt trong thời tiết mùa hè nắng nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi.
Có những trẻ đến viện trong tình trạng nặng khi toàn bộ vùng kín đã bị viêm tấy đỏ, trẻ quấy khóc, kèm sốt. Trong đó có trường hợp bé trai 8 tháng tuổi đến viện khi bộ phận sinh dục của trẻ sưng nề, tấy đỏ, có chỗ đã bắt đầu chảy dịch…
Video đang HOT
Cách nào dùng bỉm an toàn cho trẻ?
Trên thực tế, ở các chợ vùng ven, vùng nông thôn vẫn hay bày bán bỉm theo cân, gói không nhãn mác. Điều này ẩn chứa nhiều rủi do dù giá thành rẻ. BS Cấp khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên lựa chọn bỉm đạt chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ không nên sử dụng các loại bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có đóng gói thủ công, thiếu nhãn mác.
Hạn chế tối đa đóng bỉm và hãy luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ vào thời gian cố định để tạo nên phản xạ có điều kiện. Với trẻ nhỏ vẫn dùng bỉm thường xuyên, mỗi lần thay bỉm, bố mẹ nên để cho cơ thể trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài một lúc trước khi đóng bỉm mới.
Bố, mẹ và người chăm sóc trẻ chỉ nên đóng bỉm cho bé cố định vào một khoảng thời gian trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối.
Thay tã lót thường xuyên mỗi 1-3 giờ nên chọn tã lót tốt và thay ngay mỗi khi bé đái ướt. Tã lót phải sạch, mềm, hút ẩm hiệu quả, không gây kích thích và phải được thay thường xuyên để tránh nước tiểu thấm ngược lại vào da. Tránh cọ xát hoặc chà xát trong khi thay tã lót và rửa nhẹ nhàng vùng da tã lót.
Đáng lưu ý, BS Lâm Văn Cấp nhấn mạnh, người chăm trẻ không đóng bỉm quá chặt. Nếu đóng bỉm, tã giấy sai kích cỡ cân nặng của bé sẽ khiến những đường bỉm hằn chặt lên da. Nếu mồ hôi ướt dính lên da sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Vì thế, chúng ta nên chọn những loại bỉm đúng với size của trẻ là tốt nhất. Hãy đặc biệt lưu ý đến cân nặng của trẻ để mua bỉm phù hợp.
Bôi kem chống hăm hiệu quả cho bé ở phần nếp gấp để bảo vệ da, ngăn ngừa nước tiểu ngấm vào da.
Ngoài ra, người lớn cần chăm sóc đặc biệt để vùng mông của bé luôn được vệ sinh sạch sẽ khi: Khi phân bé ở dạng lỏng, bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường; Khi bé sử dụng kháng sinh toàn thân; Khi bạn không thể thay tã cho bé trong một khoảng thời gian dài, ví dụ lúc bạn đang ở bên ngoài hoặc vào ban đêm.
Khi trẻ có những dấu hiệu bị hăm tã thì không nên quá hoang mang, cha mẹ lưu ý nên ngay lập tức tháo bỉm cho bé. Trẻ có thể bị dị ứng với thành phần cấu tạo của bỉm, nếu mẹ vẫn cố tiếp tục cho bé mặc bỉm sẽ khiến cho tình trạng này càng nặng lên.
“Người chăm sóc trẻ cần rửa sạch vùng da vừa mặc bỉm cho bé, điều này giúp rửa trôi các hoá chất ở các thành phần của bỉm còn bám trên vùng da của bé, gây dị ứng. Sau đó, bố mẹ hãy theo dõi trong vài giờ, nếu các nốt mẩn đỏ, ngứa da có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ không cần chữa cho bé bằng thuốc, chỉ cần lưu ý là không cho trẻ tiếp tục sử dụng loại bỉm đó nữa. Sau đó, sử dụng kem chống hăm bôi lên vùng da bị hăm tã.
Nếu tình trạng trẻ bị hăm tã nặng, lập tức đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chống hăm tã nào cho trẻ mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ tránh những tác dụng phụ không đáng có”, BS Lâm Văn Cấp nhấn mạnh.
Môi khô, bong tróc có thể là tín hiệu cảnh báo 6 bệnh này
Đôi khi, hiện tượng môi khô, bong tróc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh đáng lo ngại.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi rơi vào tình trạng đáng buồn như vậy. Môi siêu khô do mất nước nghiêm trọng có thể là hậu quả của thói quen liếm môi, ăn thức ăn mặn, bị cháy nắng, dị ứng hoặc ung thư da. Nhưng đôi khi, hiện tượng môi khô, bong tróc có thể là dấu hiệu báo hiệu vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, cụ thể là các bệnh sau đây.
1. Bạn bị nhiễm trùng nấm men
Bạn bị khớp cắn ngược (hay còn gọi là móm)? Hoặc chảy nước dãi trong lúc ngủ? Những yếu tố này có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm men (và chính nấm men là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở vùng miệng). Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến da khô, bong tróc xung quanh miệng, và đôi khi nứt nẻ (khi bạn có những vết nứt nhỏ ở khóe miệng).
Điều trị: Giống nhiễm trùng nấm men ở bất cứ nơi nào khác, dùng thuốc chống nấm được bác sĩ kê đơn là lựa chọn tốt nhất của bạn.
2. Bạn bị viêm môi ánh sáng (còn gọi là dày sừng quang hóa)
Với tình trạng này, làn da đã bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mãn tính đến mức không thể tự sửa chữa. Viêm môi ánh sáng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.
Đây là loại tổn thương và viêm lâu dài trên môi do ánh nắng mặt trời, có thể dẫn đến ung thư da. Ở vùng môi khô, nứt nẻ dạng này, rất dễ xảy ra ung thư da. Thực tế, rất nhiều người cao tuổi bị ung thư biểu mô tế bào vảy tại môi dưới. Viêm môi ánh sáng có đặc trưng là môi khô hoặc xuất hiện mảng sừng hoặc vảy, điển hình ở môi dưới, như đã đề cập.
Điều trị: Để điều trị, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua sinh thiết da.
3. Bạn bị thiếu vitamin
Sự thiếu hụt các loại vitamin B khác nhau có thể dẫn đến môi khô, nứt nẻ, tấy, đỏ và chúng thường đi kèm với các nốt rất giống phát ban xung quanh miệng.
Điều trị: Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định chính xác bạn bị thiếu vitamin gì và kê đơn bổ sung cần thiết nếu bạn có nhu cầu (hoặc đề nghị điều chỉnh chế độ ăn uống).
4. Bạn bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng
Một phản ứng dị ứng sẽ gây ra không chỉ hiện tượng bong tróc mà còn tấy đỏ xung quanh môi. Một phản ứng dị ứng thường là đồng nghĩa với cảm giác ngứa, hơn là môi đóng vảy. Đây có thể là hậu quả của các thành phần trong đồ trang điểm, chăm sóc da, hoặc thậm chí là kem đánh răng của bạn. Dẫn xuất axit quế hoặc quế là một chất gây dị ứng phổ biến trong kem đánh răng mà từ đó bạn có thể bị viêm môi kích ứng.
Mặt khác, viêm da tiếp xúc kích ứng còn do các thiết bị cấy ghép trong miệng, như thiết bị giữ răng (retainers), ma sát vào môi. Dụng cụ cấy ghép kim loại hoặc các vật liệu tổng hợp khác nhau của cấy ghép nha khoa có thể là thủ phạm gây bong tróc môi mãn tính.
Điều trị: Một loại thuốc bôi hoặc uống thường có thể giải quyết vấn đề trên.
5. Bạn bị bệnh liken phẳng (lichen planus)
Đây là một tình trạng viêm da, thường xuất hiện biểu hiện ngứa, nổi mụn trên cơ thể. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện trên môi, với các vết nứt màu tím hoặc nâu trên môi.
Điều trị: Một loại thuốc chống viêm hoặc thuốc bôi tại chỗ được bác sĩ kê đơn sẽ giúp ích cho bạn.
6. Bạn có hội chứng đa u tủy tự miễn dịch (pemphigus paraneoplastic)
Đây là chứng bệnh hiếm gặp, còn gọi là bệnh phồng rộp tự miễn liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn phát hiện đôi môi mình có dấu hiệu nghiêm trọng và phồng rộp hơn. Với chứng đa u tủy tự miễn dịch, môi thường nứt nẻ và chảy máu, gây ra vết loét, đỏ và sưng quanh miệng.
Điều trị: Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho các tổn thương da và mụn nước thực tế, sau đó hướng dẫn bạn phương pháp điều trị cần thiết để giải quyết nguy cơ ung thư tiềm ẩn nếu bạn mắc bệnh ác tính.
Tr. Thu
Toàn thân sưng phù, chảy dịch do tự ý dùng thuốc nam trị vảy nến Sau khi tự ý bôi thuốc nam để trị bệnh vảy nến, toàn thân người phụ nữ bị sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy. Bệnh nhân là chị L.T.H.D (37 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) nhập viện Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy đi kèm với đau nhức nhiều nên không tự đi...