“Cơn lốc IS”: Một năm gieo rắc chết chóc và hủy diệt
Tròn một năm kể từ ngày tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) càn quét qua các vùng lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria, phát động các cuộc tấn công đẫm máu cướp đi mạng sống của hàng người, khiến hàng triệu người khác lâm vào cảnh tha hương. “ Cơn lốc IS” và những dấu mốc
Năm 2014:
Ngày 9.6: IS bắt đầu phát động cuộc tấn công dữ dội thành phố Mosul của Iraq.
Ngày 10.6: Thành phố Mosul thất thủ sau khi nhiều sư đoàn của quân đội Iraq bị tiêu diệt. IS bao vây tỉnh Nineveh, hàng loạt binh sĩ Iraq vứt vũ khí tháo chạy trước làn sóng tấn công dữ dội, điên cuồng của các chiến binh IS. Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki lên tiếng kêu gọi và tuyên bố chính phủ sẽ trang bị vũ khí cho các công dân tự nguyện ra chiến trường chiến đấu chống lại IS.
Ngày 11.6: Thành phố Tikrit ở phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq tiếp tục rơi vào tay IS.
Ngày 13.6: IS tuyên bố xử tử 1.700 chiến binh, chủ yếu là tin đồ Hồi giáo dòng Shia và thậm chí tung ảnh “khoe” các vụ hành quyết. Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shia tại Iraq Grand Ayatollah Ali al-Sistani mạnh mẽ kêu gọi người dân Iraq đồng loạt cầm vũ khí chống lại IS.
Các chiến binh IS
Ngày 29.6: IS tuyên bố thành lập “Caliphate” – Vương quốc Hồi giáo bao trọn các vùng lãnh thổ chúng chiếm đóng được tại Iraq và Syria. Đứng đầu Caliphate là tên thủ lĩnh khét tiếng Abu Bakr al-Baghdadi.
Ngày 2.8: IS phát động một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các vùng lãnh thổ phía bắc của Iraq, gây ra hàng loạt tội ác cho nhiều nhóm dân tộc thiểu số tại các khu vực mà chúng càn quét qua như giết người hàng loạt, bắt cóc, cưỡng hiếp và bắt làm nộ lệ tình dục. Hàng nghìn người dân tộc thiểu số Yazidi của Iraq bị các chiến binh IS bao vây trên núi Sinjar, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Ngày 8.8: Mỹ bắt đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm tiêu diệt IS tại Iraq. Sau đó, một liên minh quân sự quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mỹ được thành lập để giúp chính phủ Iraq chống lại “quái vật” IS.
Ngày 19.8: IS khiến cả thế giới bị sốc và bàng hoàng khi tung video tuyên bố chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley. Sau vụ hành quyết dã man nhà báo Mỹ, IS tiếp tục tung video chặt đầu một loạt các con tin phương Tây gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Các nạn nhân của IS bao gồm nhà báo Steven Sotloff và Kenji Goto, các nhân viên cứu trợ David Haines, Alan Henning và Peter Kassig…
Video đang HOT
Các chiến binh IS hành quyết tập thể tù nhân
Ngày 23.9: Chiến dịch không kích tiêu diệt IS của liên quân do Mỹ dẫn đầu được mở rộng tới cả Syria.
Ngày 25.10: Chính phủ Iraq giành được chiến thắng đầu tiên quan trọng trước IS tại khu vực Jurf al-Sakhr gần Baghdad.
Ngày 14.11: Quân đội Iraq tái chiếm thị trấn chiến lược Baiji nhưng lại để mất ngay sau đó.
Năm 2015:
Ngày 26.1: Trung tướng al-Zaidi Abdulamir của quân đội Iraq thông báo, tỉnh Diyala vốn bị các chiến binh iS chiếm đóng trước đó đã được giải phòng.
Ngày 3.2: IS tung video thiêu sống phi công người Jordan Maaz al-Kassasbeh trong một cái lồng sắt gây sốc trên toàn thế giới. Phi công này rơi vào tay IS hồi tháng 12.2014 tại Syria.
Ngày 26.2: IS tiếp tục tung video ghi lại cảnh các chiến binh của tổ chức này đập phá, tiêu hủy các cổ vật vô giá trong một bảo tàng ở Mosul.
Ngày 2.3: Quân đội Iraq phát động chiến dịch phản công quy mô để tái chiếm lại thành phố Tikrit từ tay IS.
Ngày 5.3: Chính phủ Iraq cho biết, IS đang “san phẳng” thành phố cổ Nimrud. Các chiến binh IS sau đó cũng tung video để “khoe chiến tích” của chúng.
Ngày 31.3: Thủ tướng Iraq thông báo, quân đội nước này đã tái chiếm thành công Tikrit.
Ngày 5.4: Các chiến binh IS tung video ghi lại cảnh chúng phá hoại các di tích lịch sử ở thành phố cổ Hatra.
Ngày 17.5: IS chiếm được thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar (Iraq) đồng thời tràn vào chiếm đóng thành cổ Palmyra của Syria.
Một năm địa ngục dưới sự kìm kẹp của IS
Ammar, một doanh nhân chuyên bán xe hơi, bất động sản ở Raqqa (Syria) bị IS chiếm đóng và biên thành thủ phủ của Vương quốc Hồi giáo “Caliphate” của chúng hồi tháng 6.2014 cho hay, thành phố quê hương ông giờ đây là “một nhà tù khổng lồ”.
Người dân Syria bỏ nhà cửa, lũ lượt tháo chạy khỏi “ác quỷ” IS
Sau khi chiếm được Raqqa, IS tiến hành các vụ bắt giữ, giết dân thường vô tội vạ, thiết lập lực lượng cảnh sát đạo đức để giám sát người dân phải tuân thủ mọi luật lệ hà khắc mà chúng đề ra. Bất cứ ai vi phạm đều bị trừng phạt nghiêm khắc bằng các hình phạt tàn bạo như thời Trung cổ như đóng đinh lên thánh giá, chặt đầu, ném đá đến chết… Nhiều vụ hành hình diễn ra công khai ở những nơi công cộng và các chiến binh IS ép người dân, bao gồm cả trẻ em phải tận mắt chứng kiến cảnh giết người man rợ để răn đe họ.
IS cũng thu thuế rất nặng từ các doanh nhân như ông Ammar để bổ sung nguồn tài chính.
Chúng cũng thay đổi chương trình giáo dục, ép các trường học trong lãnh thổ chúng kiểm soát phải áp dụng chương trình giảng dạy mới mà chúng đề ra, cấm dạy tiếng Anh và các môn khoa học. Các kỹ sư, bác sĩ ở đây, nếu “quy phục” chúng thì được trả lương hậu hĩnh, bằng không sẽ bị bắt bỏ tù, tra tấn hoặc thậm chí, giết hại.
Sự kìm kẹp tàn bạo của IS đã đẩy cuộc sống của người dân tại các vùng lãnh thổ mà chúng kiểm soát rơi vào địa ngục. Người dân không dám nói chuyện, trao đổi với nhau và để an toàn tốt nhất là đóng cửa ở trong nhà.
“Chúng tôi sợ nói chuyện, thậm chí với cả bạn bè, hàng xóm của mình. Chỉ khi khóa chặt cửa ở trong nhà mình, bạn mới có thể nói những gì bạn muốn nó”, một cư dân giấu tên ở thành phố Mosul (Iraq) chia sẻ.
Theo_Dân việt
Libya- mặt trận mới cho IS mở rộng mạng lưới khủng bố
Sau khi mất dần lợi thế tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng sang nhiều khu vực khác như Bắc Phi và Nam Á.
Lợi dụng tình trạng hỗn loạn và chia rẽ chính trị sâu sắc tại Libya, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang cố gắng tạo dựng "mặt trận mới" tại quốc gia Bắc Phi đầy bất ổn này nhằm phô trương thanh thế, thể hiện rõ tham vọng bành trướng cũng như ý định xây dựng một mạng lưới khủng bố toàn cầu.
IS kiểm soát sân bay Sirte đêm 29-5 (ảnh: Getty)
Sau khi mất dần lợi thế tại Iraq và Syria, IS đang tìm cách mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng sang nhiều khu vực khác như Bắc Phi và Nam Á. Động thái này của IS có thể thấy rõ qua những diễn biến mới nhất tại Libya.
Những thắng lợi quân sự lớn nhất mà các phần tử cực đoan thánh chiến này vừa đạt được ở Libya phải kể đến việc giành quyền kiểm soát sân bay Sirte đêm 29-5 vừa qua. Chỉ sau đó một ngày, IS tiếp tục tấn công và chiếm các tòa nhà chính phủ, cơ quan công quyền của thành phố chiến lược vốn nằm cách thủ đô Tripoli 480km về phía tây này.
Nhiều nhà quan sát nhận định, so với tại Iraq và Syria, thì cuộc chiến liên quan tới IS tại Libya sẽ có phần phức tạp hơn, bởi gần 4 năm sau khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ, nước này vẫn chìm trong tình trạng hỗn loạn, với việc các bên vẫn không ngừng xung đột, tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên.
Hiện ở Libya vẫn tồn tại 2 chính quyền song song. Và chính những điều này đã tạo điều kiện cho IS xâm nhập, xây dựng địa bàn, tạo lập vùng lãnh thổ mới trong khi các chính quyền ở Libya dường như vẫn đang "loay hoay", chưa có khả năng hành động hiệu quả chống lại IS.
Hôm qua (31/5), chính quyền đóng trụ sở ở thủ đô Tripoli của Libya đã kêu gọi một đợt tổng động viên vũ trang chống lại IS sau khi lực lượng thánh chiến này thừa nhận tiến hành 1 vụ đánh bom liều chết làm 5 chiến binh trung thành với chính quyền thiệt mạng.
Tuyên bố của chính quyền Tripoli, vốn không được cộng đồng quốc tế công nhận cũng hối thúc cộng đồng quốc tế chung tay giúp đỡ chống IS, cho rằng nhóm thánh chiến cực đoan này là "mối đe dọa lớn" với an ninh của Libya.
Trước đó một ngày, Chính phủ được quốc tế công nhận ở Libya cũng đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ trong cuộc chiến chống IS, cảnh báo việc các tay súng thuộc tổ chức khủng bố này chiếm được sân bay Gardabiya ở thành phố cảng Sirte đe dọa tới các cảng dầu lân cận.
Trong một tuyên bố, chính phủ có trụ sở đặt tại miền Đông Libya kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp vũ khí cho các lực lượng của chính phủ này nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công các mỏ dầu của IS, đồng thời cam kết nỗ lực nhằm giành lại Sirte và sân bay.
Cũng tương tự như đối với Iraq và Syria, Libya đang trở thành "bàn đạp" để IS tiến hành các hành động khủng bố tại châu Âu. Văn phòng cảnh sát châu Âu (Europol) mới đây cảnh báo, IS đang tìm cơ hội để đưa những phần tử khủng bố của nhóm này từ Libya sang châu Âu. Trà trộn vào làn sóng dân di cư, giả làm người tị nạn, các chiến binh IS có mặt trên những chuyến tàu qua Địa Trung Hải vượt biên trái phép vào Châu Âu để tiến hành các hoạt động khủng bố tại châu lục này.
Theo các nhà quan sát, IS còn đang tích cực tham gia đường dây buôn người vào Châu Âu nhằm thu lợi. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Libya, ông Bernardino Leon cảnh báo, Libya đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là việc trấn áp những kẻ buôn người: " Đã hết thời gian, Libya đang bên bờ vực của sự sụp đổ kinh tế và tài chính, đối mặt với những thách thức an ninh lớn. Tất cả những điều này là do nội chiến, và quan trọng hơn là do cái mà tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay, đó chính là những mối đe dọa từ IS".
Làn sóng di cư ồ ạt từ các quốc gia xung đột như Libya cùng với việc các phần tử cực đoan đang tìm cách giả danh người tị nạn để tới châu Âu cũng khiến giới chức châu Âu phải lo ngại. Ông Marco Jan Lio, phó thị trưởng thành phố Catania ở đảo Sicily, Italy nơi tiếp nhận nhiều người tị nạn Libya cho biết: "Việc có các hành động can thiệp vào những nước bị chủ nghĩa khủng bố kích động là cần thiết, đặc biệt cần chống lại các phần tử cực đoan có ý định sử dụng người nhập cư làm vũ khí nhằm vào châu Âu và cộng đồng quốc tế."
Rõ ràng, với tình trạng bất ổn và hỗn loạn như ở Libya hiện nay, thì quốc gia Bắc Phi này đang được IS xem như địa bàn lý tưởng để chúng vươn tầm ảnh hưởng của mình tới nhiều quốc gia, châu lục khác trên thế giới, thông qua những chiêu thức mới, trong đó không thể không kể tới việc lợi dụng "cuộc khủng hoảng người nhập cư" mà quốc tế đang đau đầu tìm hướng giải quyết./.
Phương Anh
Theo_VOV
Nhà nước Hồi giáo IS đang trên đà "nhuộm đen" Syria và Iraq Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới. Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng quân sự của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)đã giành được nhiều chiến thắng quan trọng tại 2 quốc gia Syria và...