Cơn lốc cắm thẻ, cầm bằng
Soi nhiều cửa hiệu cầm đồ ở Hà Nội, chúng tôi tận thấy một cơn lốc cắm bằng đại học, thẻ sinh viên và nhiều loại giấy tờ bằng cấp khác. Thời buổi kinh tế khó khăn, người ta phải đành lòng mang đi cắm những món đồ không ai ngờ tới. Đằng sau những món đồ đó là cả những thân phận và cảnh ngộ…
Khi thẻ sinh viên có giá hơn bằng đại học
Thời gian gần đây, ngoài khách hàng “truyền thống”, các hiệu cầm đồ có những “khách lạ”: công chức, cử nhân mới ra trường, cán bộ về hưu…
“Anh tưởng tấm bằng của anh bằng vàng hay sao mà đòi rút thêm tiền. Nếu đúng hẹn anh không đến rút bằng trả cả gốc cả lãi tôi ném bằng đại học vào sọt rác ngay, tôi không dọa đâu, đã vứt nhiều bằng cử nhân vào sọt rác rồi nhé”. Một thanh niên ở hiệu cầm đồ nói
Nắng như đổ lửa, nhưng hiệu cầm đồ gần Đại học Mỏ – Địa chất và Học viện Tài chính ở đường Cổ Nhuế vẫn kẻ ra người vào. Tôi bước lại cửa hiệu trưng tấm bảng: “Cầm đồ: thẻ sinh viên, chứng minh thư; bằng tốt nghiệp” với vẻ mặt thiểu não của kẻ túng tiền. Người đàn ông to béo, cổ đeo dây chuyền răng hổ, hất hàm hỏi: “Nhìn chú, anh biết rồi, có thẻ sinh viên hay bằng đại học?”. Tôi bảo: “Bằng đại học”, “Trường nào?”, “Học viện Tài chính – Kế toán”, “Chú quê ở đâu?”, “Nghệ An”.
Nghe nói vậy, người đàn ông lắc đầu: “Quê ở xa thế, anh không cầm được, anh chỉ nhận bằng quê ở Thanh Hóa đổ ra”. Tôi nài nỉ: “Anh cố giúp em, đang túng quá”; “Thằng nào đến đây chả bảo đang túng, nhưng anh nói thật, nhiều chú đến cắm bằng đại học rồi bỏ luôn, không quay lại lấy, quê các chú tận miền Trung xa xôi làm sao bọn anh vào mà đòi được, thông cảm nhé”.
Một tiệm cầm đồ nhận bằng đại học, thẻ sinh viên ở gần ĐH Tài chính – Kế toán Hà Nội
Ông chủ cầm đồ đưa ra một nắm bằng đại học. Bằng Đại học Mỏ – Địa chất; bằng Học viện Tài chính – Kế toán; bằng của Đại học Tài nguyên – Môi trường… Những cử nhân vừa ra trường, bằng vẫn còn thơm mùi giấy mực, có lẽ một số chưa kịp đưa về để báo công với phụ huynh đã phải vào hiệu cầm đồ.
“Dạo này, cầm bằng tốt nghiệp nhiều lắm, đa số đều bảo cần tiền để xin việc, chạy việc. Thất nghiệp nhiều như quân Nguyên nên có nhiều chú cầm bằng không quay lại lấy, bọn anh cũng chết dở. Mà chắc cũng túng quẫn quá các cậu cử mới đi không hẹn ngày trở lại, bốn năm ăn học tốn bao tiền của công sức mới có tấm bằng chứ phải ít đâu”, ông chủ cầm đồ ném tập bằng cử nhân xuống bàn, nói tiếp: “Cắm thẻ sinh viên còn có giá hơn cắm bằng đại học. Bằng đại học địa chỉ ngoại tỉnh anh ngán lắm, cùng lắm cũng chỉ được 3-4 triệu đồng thôi, nhưng thẻ sinh viên những trường quanh đây anh cho tối đa 5 triệu đồng”.
Theo lời ông chủ, thẻ sinh viên có giá hơn bằng đại học vì tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của trường. Nếu quá hạn mà sinh viên chưa đến lấy, cửa hàng cầm đồ sẽ theo tên trên lớp mà “tróc nã” hoặc báo cho ban giám hiệu.
Sinh viên chẳng thể vì trót vay mấy triệu đồng mà bỏ cả sự nghiệp học hành. Nói chung là cửa hiệu cầm đồ luôn “nắm đằng chuôi”. Sinh viên có thể “bùng” nếu đặt máy tính, điện thoại, nhưng nếu đã đặt thẻ chỉ còn nước “xoay” cho đủ tiền.
Tôi đến một cửa hiệu cầm đồ khác, mở giọng năn nỉ trình bày muốn cắm bằng đại học. Thanh niên trực ở cửa hiệu lại hỏi: “Bằng quê ở đâu?”. Khi biết bằng khách quê tận Nghệ An, thanh niên này lắc đầu: “Nhận quá nhiều bằng đại học rồi, bán không ai mua, con nợ ở tỉnh xa không biết đường nào mà lần”.
Tuy nhiên, khi tôi nài nỉ, thanh niên bấm điện thoại gọi cho ông chủ, rồi hỏi tôi: “Bằng anh tốt nghiệp loại gì, năm nào, có bảng điểm không?”.
Nếu tốt nghiệp loại khá giỏi, bảng điểm đẹp, mức độ tin cậy cao hơn vì chứng tỏ chủ nhân của nó không “bựa”, sẽ chẳng dại gì ném những năm tháng miệt mài đèn sách chỉ vì dăm triệu đồng.
Lãi suất của cắm bằng đại học và thẻ sinh viên và nhiều loại giấy tờ khác dao động từ 8 -10 nghìn đồng/ngày. Mức lãi suất cắt cổ nhưng vì túng quẫn khổ chủ của những thẻ lẫn bằng đều cắn răng chấp nhận thậm chí phải hạ mình nài nỉ để được cắm.
Video đang HOT
Một cậu cử bước vào cửa hàng cầm đồ rút ra cái giấy hẹn, xin được gia hạn và vay thêm ít tiền. “Anh tưởng tấm bằng của anh bằng vàng hay sao mà đòi rút thêm tiền. Nếu đúng hẹn anh không đến rút bằng trả cả gốc cả lãi tôi ném bằng đại học vào sọt rác ngay, tôi không dọa đâu, đã vứt nhiều bằng cử nhân vào sọt rác rồi nhé”. Nguyễn Quang Dũng – tên của cậu cử ghi trong bằng tốt nghiệp Đại học Mỏ-Địa chất loại khá – cúi đầu nghe kẻ chỉ bằng tuổi em mắng mình xơi xơi.
Dũng cho biết, ra trường cậu nộp hồ sơ khắp nơi xin việc nhưng thời buổi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc phá sản hàng loạt, nên mãi không xin được việc. Ra trường rồi chẳng lẽ lại tiếp tục ngửa tay xin tiền bố mẹ, nhưng vẫn phải sống để tiếp tục “hành lộ nan” xin việc.
Túng quẫn, Dũng đành cắm bằng đại học lấy 4 triệu, nay 4 triệu đã tiêu cái vèo, mà việc làm vẫn mờ mịt. Cậu cử này xin nhìn lại cái bằng cho “đỡ nhớ” và nhờ tôi dùng điện thoại chụp lại, gửi vào mail cho Dũng, Dũng sẽ in ra đưa về quê để bố mẹ mừng rồi còn khoe với họ hàng làng xã.
“Cơn lốc” cắm bằng đại học và những giấy tờ khác đã nổi lên trong thời buổi kinh tế khó khăn, thất nghiệp hàng loạt này. Thậm chí, hình thành cả một “thị trường ngầm” về cầm cố đủ loại giấy tờ với luật chơi và giá cả được mặc định. Trên mạng, những lời rao như thế này không hiếm: “Cầm đồ uy tín, lãi suất thấp; Cầm thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân, bằng cấp các loại”.
Nhiều bằng đại học bị khổ chủ mang đi cầm cố. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn cũng mang đi cầm đồ
Theo địa chỉ ghi trong quảng cáo, tôi đến cửa hàng cầm đồ trên đường Kim Mã. Ở đây, cơ man những thẻ sinh viên, chứng minh thư, bằng tốt nghiệp, sổ đỏ được chủ xếp thành xấp. Ông chủ phá lên cười: “Giấy tờ nào có giá trị đối với người cắm thì nhận tất”.
Theo tinh thần “giấy tờ nào có giá trị với người cắm thì nhận” , tôi nhìn thấy cả bộ giấy tờ gồm một sổ hộ khẩu Hà Nội, giấy đăng ký kết hôn, hai giấy khai sinh.
Những loại giấy cầm cố đã tự nói lên hoàn cảnh khốn khó của chủ nhân. Bộ giấy tờ gồm hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của đôi vợ chồng công nhân một nhà máy may mặc bên Long Biên. Thời kinh tế khó khăn, chồng bị thất nghiệp về làm xe ôm, vợ một mình với đồng lương còm không cõng nổi 4 miệng ăn.
Lại thêm bố ở quê bị xuất huyết não phải đưa lên Hà Nội cấp cứu, nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe máy nhưng không thể cắm được vì chồng phải đi xe ôm, vợ túng quá cầm bộ giấy tờ này ra hiệu cầm đồ gần nhà. Vay được 5 triệu đồng, lãi suất 10 nghìn/ngày, hẹn 10 ngày phải rút.
Ông chủ bảo: “Hoàn cảnh họ khó thật, nhưng kiểu gì đôi vợ chồng này cũng phải rút giấy tờ trả cả gốc lẫn lãi, vì nếu bỏ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh thì thành người “lậu” ở Thủ đô à?
Chủ cầm đồ nhận những loại này thực ra là một hình thức cho vay nặng lãi. Biết vậy, nhưng người ta vẫn cầm lòng mà cầm đồ vì đó là cách vay tiền nhanh và tiện lợi nhất, cho dù lãi suất cũng cắt cổ nhất.
(Còn nữa)
Nửa triệu thanh niên thất nghiệp
Bên cạnh một số người cầm đồ vì cờ bạc, ăn chơi dẫn đến túng quẫn thì cũng có rất nhiều hoàn cảnh phải cầm đồ vì thất nghiệp. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố, năm 2012 Việt Nam có khoảng 1 triệu người thất nghiệp.
Trong đó, con số thất nghiệp ở độ tuổi 15 – 24 trên 500.000 người. Đó là chưa kể, 53% số thanh niên có việc làm (tương đương với 4 triệu người) đang làm những công việc dễ bị tổn thương.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, hiện tượng cử nhân phải cắm bằng đại học thật đáng buồn, thậm chí đau lòng. Hầu hết họ đều ở tỉnh lẻ, lập nghiệp chẳng có gì ngoài tấm bằng đại học. Khi thanh niên thiếu tương lai, sẽ gây những hệ quả về xã hội.
Theo 24h
Cận Tết, sinh viên đổ xô cắm thẻ, cầm đồ
Càng gần dịp cuối năm, hoạt động của những hiệu cầm đồ vây quanh các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội lại được dịp "nóng" hơn bao giờ hết. Với không ít sinh viên, chuyện cầm đồ dường như đã trở thành "chuyện cơm bữa".
"Cơn lốc" cắm thẻ sinh viên
Ở khu vực gần các trường CĐ, ĐH, ký túc xá, khu trọ sinh viên... luôn có tới không dưới chục quán cầm đồ, cắm thẻ sẵn sàng phục vụ sinh viên. Đủ thứ trên đời từ máy tính, máy ảnh, xe máy, điện thoại đến xe đạp, đồng hồ đeo tay... được đem ra ngã giá. Tình trạng cắm thẻ sinh viên ở đây diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào "đẳng cấp" của từng trường sinh viên theo học mà "hàng" có giá trị khác nhau. Cũng từ đây, các "đại bản doanh" cầm đồ của sinh viên được hình thành.
Cầm đồ - cách vay tiền nhanh chóng với "thủ tục" đơn giản đang "hút" nhiều sinh viên.
Có những quán hoạt động không chuyên, núp bóng dưới hình thức là những quán hàng nước ven cổng trường nhưng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" những sinh viên cần tiền. Chiếm đa số là những quán hoạt động chuyên nghiệp với biển hiệu cầm đồ công khai.
"Ở đây chuyện cắm kí là bình thường ấy mà anh, ra khỏi nhà thì quán cầm đồ, cho vay nặng lãi đã đập vào mắt mình rồi. Càng về những phía có nhiều sinh viên thuê trọ thì càng nhiều quán ấy anh ạ". Văn Tùng (sinh viên Đại học Kiến Trúc ) chia sẻ.
Theo chủ một cửa tiệm thì hiệu cầm đồ "vào mùa" ở những thời điểm như sắp kết thúc học kì, mùa bóng đá, Tết nhất nhậu nhẹt vui chơi nhiều và đối tượng đến cầm đồ đông nhất chính là sinh viên. Các hiệu cầm đồ đã tính toán kỹ lưỡng, họ chỉ "ưu tiên" học sinh, sinh viên bởi lẽ những đối tượng này còn có "tóc mà nắm", chứ không chấp nhận cầm giấy tờ cá nhân của những người lao động tự do.
Lãi suất cho mỗi ngày cắm thẻ thường là 1%/ngày. Nếu quá hạn mà không thấy "khổ chủ" đến trả lãi thì sẽ có tên "danh dự" trong sổ đen gửi về phòng đào tạo của trường để nhắc nhở.
Giấy cho vay tiền đã được in sẵn, đóng thành tập và chỉ cần ghi vài dòng cần thiết là xong thủ tục.
Thuyết ( Sinh viên ĐH Mỏ - Địa chất) là một "chuyên gia" "cắm" thẻ cho biết: "Sở dĩ các cửa hàng cầm đồ thích nhận thẻ sinh viên bởi tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của nhà trường. Hơn nữa, nếu quá hạn mà sinh viên vẫn chưa đến trả lãi, người của các hàng cầm đồ sẽ theo tên lớp trên thẻ để đến đòi hoặc báo với Ban Giám hiệu. Nếu đặt xe máy hay ti vi thì còn có thể "bùng", còn nếu đã đặt thẻ, sinh viên chỉ còn có nước nghỉ học khi không "xoay" đủ tiền".
Xung quanh các trường học, KTX, hiệu cầm đồ nhan nhản, nhất là ở khu vực nào có nhiều sinh viên nam thì hiệu cầm đồ càng nhiều. Nhộn nhịp nhất phải kể đến "phố cầm đồ" nơi mà những trí thức trẻ ở đây hay "viếng thăm" khi bị "viêm màng túi" trên đường Láng và Bạch Mai. Tính sơ sơ, dọc hai tuyến phố này có đến hàng chục cửa hiệu trưng biển nhận cầm đồ. Đồ đạc được chuyển đến đây tấp nập không khác gì chuyển đồ đến nhà mới.
Trai đi "cắm" thì gái cũng đi "cắm"
Cứ hết tiền là nghĩ đến chuyện cầm đồ và đây không còn là "đặc quyền" của cánh nam sinh vì nữ sinh vào hiệu cầm đồ cũng "chuyên nghiệp" chẳng kém!
Hằng, sinh viên một trường cao đẳng theo bạn trai vào một hiệu cầm đồ cho biết: "Thẻ sinh viên, chứng minh của em cầm được cao hơn người yêu em, vì em là con gái, dễ gây được lòng tin". Tôi nhìn Hằng ký vào giấy cầm đồ với 2 thứ giấy tờ trên để lấy 500.000đ mà thấy chạnh lòng, thân gái lúc khó khăn cũng phải vào nơi "nhạy cảm" thế này đây. Chủ hiệu cầm đồ cầm một xấp giấy tờ cho chúng tôi xem và nói: "Mới một ngày đã nhận gần trăm cái giấy tờ của sinh viên rồi".
Liệu những tấm biển này có tác dụng....
Chuyện nữ sinh đi cắm đồ giờ đây không còn là chuyện hiếm. Thủy, quê ở Nghệ An, nữ sinh một trường ĐH đã từng kể lể với tôi: "Lúc đầu nghĩ chuyện cầm đồ cũng xấu xa lắm nhưng thấy các đàn chị trong phòng vẫn mang đồ đi cắm như bình thường. Lâu dần, thành ra thiếu tiền lại mang đồ ra hiệu cắm".
"Tết năm ngoái "cháy túi" lại phải mua vé tàu chợ đen về quê nên còn cái di động cũng mang đi cắm nốt"- Thủy cho biết thêm.
Số nữ sinh cắm thẻ không nhiều mà đại đa số họ trở thành nạn nhân "dịch" cắm thẻ của bạn trai. Nga, sinh viên ĐH Thương Mại kể: "Từ ngày đi học đến nay, em chưa lần nào được sử dụng thẻ sinh viên của mình vì 8 lần cho bạn mượn để cầm đồ (4 lần cho ông anh họ và 4 lần cho bạn trai cùng lớp mượn). Không ít lần, do nhà trường kiểm tra đột xuất, em phải bấm bụng lấy tiền của mình đến chuộc thẻ".
Cặp Tùng - Thảo yêu nhau. Thảo yêu cả căn "bệnh cắm thẻ" của người mình yêu. Biết Tùng đánh lô đề hết số tiền cắm thẻ sinh viên, Thảo đã không can ngăn, còn chấp nhận cho người yêu lấy thẻ của mình gửi vào hiệu cầm đồ thế chấp.
Càng thua, càng "khát", Tùng liền nỉ non Thảo mượn thẻ bạn cùng lớp để cắm tiếp. Cho đến khi bị thua quá đậm, Tùng đành bỏ trốn vào Nam, để lại sau lưng sự nghiệp và cô người yêu từng "chia sẻ hoạn nạn".
Thẻ sinh viên hay "thẻ rút tiền"
Mỗi lần đặt thẻ, sinh viên có thể lấy được từ 200 nghìn cho đến 1 triệu đồng. Chỉ có những sinh viên quen biết, đã từng dẫn khách cho cửa hàng mới có thể lấy được nhiều hơn. Sinh viên khi đã đặt thẻ phải thanh toán tiền lãi cho cửa hàng mỗi tháng một lần. Sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, lớp, trường, số điện thoại... vào sổ của cửa hàng. Những "trung tâm đặt thẻ" mà sinh viên Hà Nội biết đến nhiều nhất là các khu: ĐH Mỏ, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông Vận tải... Mỗi cửa hàng cầm đồ ở đây đều có vài ba hộp để phân loại thẻ sinh viên từng trường. Càng là thẻ sinh viên của các trường nổi tiếng thì càng vay được nhiều tiền.
Trung, từng là sinh viên của một trường cao đẳng có tiếng ở Hà Nội. Vì ham mê cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá, Trung còn mượn cả thẻ sinh viên, bằng lái xe, chứng minh thư của các bạn trong lớp đem "đặt" lấy tiền. Đến kỳ thi, mọi người đòi thẻ, Trung lại đi mượn thẻ của bạn mình là sinh viên trường khác, đem "cầm" lấy số tiền lớn hơn để chuộc thẻ trả cho mọi người. Cứ như thế, chàng sinh viên này ngập trong cái vòng "cắm", "nhổ" thẻ. Bạn bè xa lánh, số tiền nợ lãi ngày càng nhiều. Cuối cùng, Trung phải bỏ học về quê trốn nợ.
Hầu hết các sinh viên "cắm" thẻ là do cần tiền phục vụ cho các cuộc ăn chơi, lô đề, cá độ bóng đá... Nhiều sinh viên mới vào trường được các đàn anh, đàn chị khóa trên "truyền thụ kinh nghiệm". Khi thiếu thốn, họ đem thẻ ra "cắm" thử. Có được tiền một cách dễ dàng, lâu dần thành quen, cứ thiếu tiền là họ lại đem thẻ sinh viên của mình ra để "cắm".
Chỉ cần đem thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp ra "cắm" là có thể dễ dàng vay được vài triệu đến vài chục triệu đồng, tất nhiên phải chịu mức lãi suất "cắt cổ" nên sinh viên đã sa chân vào cảnh nợ nần, dở dang sự nghiệp học hành...! Họ chỉ còn biết tìm cách mà xoay đủ tiền cả gốc lẫn lãi một cách nhanh nhất để chuộc lại tấm thẻ kia. Nhưng rồi "ngựa quen đường cũ", còn có biết bao nhiêu sinh viên như Trung, vì chơi bời mà "cắm" thẻ sinh viên, nợ nần chồng chất buộc phải trốn nợ hoặc bị nhà trường kỷ luật, đuổi học.
Đối với không ít sinh viên thì việc cắm thẻ lấy tiền ăn chơi đã là chuyện thường ngày ở huyện. Nhiều người còn nói đùa chưa cắm thẻ chưa phải là sinh viên.
Theo VietNamNet
Công tác quy hoạch cán bộ: Phải dân chủ và có tranh cử Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa V,VI,VII,VIII, IX, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, muốn làm tốt công tác quy hoạch cán bộ thì phải thực hành dân chủ và tranh cử. Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Tranh cử sẽ chọn được cán bộ tốt Ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
Netizen
12:22:40 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
Nhạc quốc tế
12:10:11 22/02/2025
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới
Nhạc việt
12:05:22 22/02/2025
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?
Làm đẹp
11:48:38 22/02/2025
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'
Pháp luật
11:33:48 22/02/2025
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk
Sao thể thao
11:28:43 22/02/2025
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ
Thế giới
11:22:25 22/02/2025
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sáng tạo
11:06:08 22/02/2025
Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú
Lạ vui
11:05:16 22/02/2025
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"
Sao việt
11:03:12 22/02/2025