Con lai Nhật Bản bị kỳ thị ở chính quê nhà
Dù sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, những người con lai vẫn bị cộng đồng phân biệt đối xử vì mang hai dòng máu và sở hữu ngoại hình khác biệt.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN, nói về sự phân biệt đối xử của xã hội Nhật Bản đối với hafu – những công dân mang hai hay nhiều dòng máu.
“Xin lỗi, bạn có phải là hafu không?”, tài xế taxi mở lời.
Anna, con lai Nhật – Mỹ, không quá bất ngờ khi nhận được câu hỏi này. Dù được sinh ra và dành trọn tuổi thơ tại xứ hoa anh đào, vẻ ngoài lai Tây của cô vẫn thu hút ánh mắt hiếu kỳ của nhiều người.
“Biết bao lần tôi phải giải thích xuất thân của mình để thỏa mãn sự tò mò của người khác. Tôi tự hỏi: ‘Mình có cần chia sẻ chuyện đó với những người lạ mặt, chỉ gặp một lần trong đời không?’”, Anna nói.
Theo số liệu thống kê năm 2018, chỉ 2% dân số Nhật Bản là công dân mang hai dòng máu. Vì vậy, các hafu - khái niệm chỉ con lai trong tiếng Nhật – thường bị cô lập, dè chừng.
Thái độ kỳ thị với các hafu tại Nhật hiện có những chuyển biến tích cực. Nhiều người nổi tiếng mang dòng máu lai như người mẫu Rina Fukushi hay tay vợt Naomi Osaka đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trong nước.
Tuy nhiên, hầu hết công dân có bố hoặc mẹ là người nước ngoài vẫn chịu sự phân biệt đối xử của xã hội nước này. Lối hành xử dè chừng, ánh mắt dò xét của một bộ phận người Nhật đã biến các hafu trở thành “người ngoài” trên chính quê hương.
Tại Nhật Bản, con lai thường chịu sự phân biệt đối xử của những người Nhật “chính thống”. Ảnh: Tetsuro Miyazaki.
Bị kỳ thị trên mảnh đất quê hương
Nhạc sĩ David Yano, mang trong mình hai dòng máu Nhật – Ghana, đã gắn bó với xứ hoa anh đào suốt hơn 20 năm qua. Anh từng lên sóng truyền hình để chia sẻ trải nghiệm với tư cách một người con lai trên đất Nhật.
Theo lời kể, Yano từng là nạn nhân của bắt nạt học đường, bị cảnh sát chặn đường khi đi dạo trên phố vì vẻ ngoài khác biệt. Khi trở thành khách mời trên truyền hình, người đại diện còn khuyên anh nên thể hiện sự dí dỏm, hài hước “đặc trưng của người da đen”.
Đặc biệt, đối với những người con lai da màu như David Yano, việc tìm chỗ ở vô cùng khó khăn do định kiến của nhiều chủ nhà.
“Họ thẳng thừng từ chối cho tôi thuê phòng vì là người da màu. Thay vì dành thời gian tìm hiểu xuất thân của tôi, họ chỉ quan tâm đến suy nghĩ của những khách trọ khác”, chàng nhạc sĩ bộc bạch.
Nhạc sĩ David Yano, con lai Nhật – Ghana, đã chia sẻ trải nghiệm trưởng thành ở Nhật Bản với tư cách một hafu. Ảnh: Hafu the Film.
Video đang HOT
Những khó khăn Yano gặp phải là tình trạng chung của các hafu xứ Phù Tang. Thực tế, rất khó để thống kê những bất lợi của người mang hai dòng máu ở nước này bởi về mặt pháp lý, họ là công dân Nhật Bản.
“Con lai ở Nhật Bản thường bị kỳ thị. Nhưng vì là công dân hợp pháp, họ không được coi là đối tượng của các nghiên cứu, khảo sát về vấn đề phân biệt đối xử”, Shimoji – nhà xã hội học tại ĐH Ritsumeikan – nói.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản năm 2019, cứ 30 đứa trẻ sinh ra thì 1 em có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Số liệu này đã gia tăng đáng kể so với 3 thập kỷ trước, khi 1/50 trẻ sơ sinh là con lai.
Dù đa dạng sắc tộc trong cơ cấu dân số, xã hội Nhật Bản có xu hướng đánh giá quốc tịch của người khác dựa trên ngôn ngữ, ngoại hình và địa vị. Tất cả những yếu tố này đều quy về hai lựa chọn – “người Nhật” hoặc “người nước ngoài”.
Sở hữu vẻ ngoài không quá khác biệt, những người con lai châu Á như Nhật – Hàn hay Nhật – Trung dễ bị đánh giá khi thừa nhận gốc rễ thứ hai của mình. Với những trường hợp còn lại, màu mắt xanh, làn da sậm có thể trở thành đặc điểm thu hút sự chú ý, đẩy họ vào cảnh bị phân biệt đối xử.
Nỗ lực xóa bỏ định kiến
Năm 2018, sau khi tay vợt nữ người Nhật Naomi Osaka giành chiến thắng Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng, giới truyền thông và cộng đồng mạng trong nước nổ ra tranh cãi về xuất thân của cô.
“Tôi xin lỗi nhưng những người gọi Naomi Osaka là ‘niềm tự hào của Nhật Bản’ khiến tôi phát ốm. Họ không thể chỉ vinh danh các hafu nổi tiếng là con lai và kỳ thị những con lai bình thường như chúng tôi”, một người dùng Twitter có tên @phie_hardison bình luận.
Thực tế, xã hội xứ hoa anh đào ngày nay có xu hướng ưu ái người nổi tiếng mang hai dòng máu. Với các trường hợp còn lại, họ vẫn là tâm điểm của những người qua đường hiếu kỳ, bảo thủ.
Năm 2018, chiến thắng của tay vợt nữ Naomi Osaka dấy lên cuộc tranh luận về sự phân biệt đối xử giữa các hafu là ngôi sao nổi tiếng và người thường. Ảnh: Essentially Sports.
Năm ngoái, cô gái lai Anna nảy ra ý tưởng về “tấm thiệp gặp mặt”. Đó là những mẩu giấy nhỏ, ghi rõ câu trả lời cho một số thắc mắc cô thường nhận được như bố hay mẹ là người Nhật, lông mi là thật hay giả…
Thông qua những tấm thiệp nhỏ, Anna đã bày tỏ quan điểm “soi mói ngoại hình, quốc tịch của người khác trong lần đầu gặp mặt là bất lịch sự”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng vui vẻ đón nhận ý tưởng này. Cô gái lai Nhật – Mỹ kể rằng mình từng bị một người đàn ông ngoài 60 tuổi ném trả lại mẩu giấy sau khi nhầm lẫn cô là người nước ngoài.
Tháng 6 vừa qua, cô đã đăng tải tấm thiệp đặc biệt của mình lên Twitter. Bức hình nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, với hơn 124,000 lượt thích và 33,400 lượt chia sẻ.
Nhiều người khen ngợi những tấm thiệp của Anna “rất hữu ích trong thực tế”. Ngược lại, không ít ý kiến cho rằng phát kiến này “chỉ khiến người nhận cảm thấy xấu hổ”.
Sau khi hình ảnh tấm thiệp lan truyền trên mạng xã hội, Anna nhận được nhiều phản hồi từ những học sinh là con lai bị bắt nạt ở trường. Cô nhận ra rằng sự phân biệt đối xử đối với hafu ở mọi lứa tuổi, mọi địa vị chưa có thay đổi rõ rệt.
Anna mong những ngôi sao là con lai ở Nhật Bản sẽ lên tiếng chia sẻ trải nghiệm bị kỳ thị của mình trước khi thành danh. “Các chính trị gia, CEO và người nổi tiếng cần lên tiếng bảo vệ sự đa dạng sắc tộc và nguồn gốc của mình”, cô khẳng định.
Anna khẳng định: “Các chính trị gia, CEO và người nổi tiếng cần lên tiếng bảo vệ sự đa dạng sắc tộc và nguồn gốc của mình”.
Những năm gần đây, cộng đồng hafu ở Nhật Bản đang nỗ lực để xóa bỏ định kiến xã hội.
Chàng nhạc sĩ David Yano đã sáng lập Enijie – tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục và tăng cường hiểu biết giữa Ghana – Nhật Bản. Những hoạt động trao đổi văn hóa của tổ chức này nhằm đem hình ảnh Ghana đến gần hơn với người dân Nhật Bản.
Năm 2018, nhà xã hội học Shimoji đã thành lập diễn đàn HafuTalk dành cho các bậc cha mẹ, người mang nhiều dòng máu và giáo viên. Chủ đề của các cuộc thảo luận thường xoay quanh sự đa dạng sắc tộc, vấn đề danh tính và những định kiến về hafu.
Vừa lên tiếng "bóc phốt" anh chàng hẹn hò qua mạng "cuỗm đẹp" túi xách của mình, cô gái bị cộng đồng mạng tìm ra bằng chứng dựng chuyện câu like
Đôi khi, "bóc phốt" cũng cần kỹ năng và sự nghiêm túc cũng như đầy đủ bằng chứng xác thực.
Những vụ hẹn hò qua mạng luôn khiến người ta quan tâm. Đơn giản bởi đôi khi đằng sau nó là cả một câu chuyện có hài hước, có vui tươi và đôi khi là cả cái kết hạnh phúc nữa cơ.
Thế nhưng với một cô gái thì mọi chuyện có vẻ không được thuận lợi như vậy. Theo đó, cô nàng T. này đã đăng tải một bài viết dài lên mạng xã hội để tố anh bạn gặp qua app hẹn hò của mình:
"Một tuần trước em có quen được anh này trên app hẹn hò X. Sau đó nói chuyện một tuần thì anh ấy hẹn em đi xem phim, em cũng vui vẻ nhận lời vì mới được thả từ khu cách ly ra nên đang muốn bay nhảy.
Tối qua tầm 19h30 anh ấy có qua nhà bà em ở gần Trung Kính đón em, sau đấy thì đi xem phim ở Lotte.
Đi xem phim em có share một nửa tiền với anh ấy chứ em không để anh ấy trả hết. Xem phim xong, do em chưa ăn hết bỏng nên cầm về. Lúc ấy tay cầm túi, tay cầm bỏng vướng víu quá nên em có treo cái túi xách của em vào xe máy anh ấy.
Nhưng lúc về đến nhà thì em quên mất túi vì mải ăn bỏng. Đêm nhớ ra thì em nghĩ là gọi điện nửa đêm thì phiền phức quá, nên đến sáng em có nhắn tin hỏi thì anh ấy nói như vậy.
Gọi điện thì anh ấy bảo đấy coi như tiền xăng xe anh ấy đi lại. Em không cần tìm lại tiền ạ, chỉ cần tìm được giấy tờ thôi".
Bài đăng đang rất được chú ý hôm nay.
Đúng là đôi khi cuộc sống có những câu chuyện khó hiểu như vậy đấy. Sau một cuộc hẹn hò, cô gái quên túi ở xe của chàng trai và sau đó là màn đòi lại túi vừa khó khăn vất vả lại vừa "muối mặt". Thế nhưng anh chàng kia không có ý định trả túi, thậm chí còn chửi bới cô nàng với đủ loại ngôn từ khó chấp nhận.
Câu chuyện này gây chấn động mạng xã hội ngày thứ Hai. Ai cũng bày tỏ sự bức xúc và đồng tâm hiệp lực để truy tìm bằng được người bạn trai ấy.
Thậm chí, hai người nhận ra nhân vật trong bức ảnh là ai và lên tiếng khẳng định mình có quen biết. Đến nước này thì có vẻ như chuyện một anh chàng nào đó tên H. bị đến tận nhà có vẻ "trong tầm tay" thật rồi.
Có người nhận ra nhân vật này rồi đây.
Cùng lúc đó, một người được cho là nhân vật nam thanh niên trong câu chuyện cũng lên tiếng giải vây cho chính mình. Theo đó, anh chàng cũng ngơ ngác trước chuyện "tai bay vạ gió" đang ập tới rồi chẳng hiểu lý do vì sao.
Một người bị cho là nhân vật trong câu chuyện lên tiếng giải vây cho mình.
Thế nhưng dưới phần bình luận trong bài đăng, nhiều người đã tỉnh táo một chút và đưa ra lời nghi ngờ về câu chuyện của cô gái với đủ những chiều hướng khác nhau. Từ việc do dịch bệnh nên ở Nhật Bản gần như không có chuyến bay về nước cho đến phân tích câu cú, ngôn từ.
Phân tích từ tình hình thực tế.
Anh chàng này nghi ngờ dữ kiện cô gái từ Nhật về.
Không những vậy, các tấm ảnh cô đăng lên đều được cho là ảnh của hot girl Trung Quốc. Một cô nàng đã nghi ngờ điều đó và bình luận ngay dưới bài đăng. Xem ra, câu chuyện của T. còn rất nhiều sơ hở và chưa thật sự kín kẽ.
Ảnh cũng là giả đây này.
Cho đến hiện tại có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh câu chuyện này. Có lẽ phải chờ thêm những thông tin tiếp theo thì sự việc mới có thể ngã ngũ.
3 hot girl hút fan nhờ loạt ảnh tự 'dìm hàng', không màng hình tượng Không cố diễn sâu hay tạo nét trên mạng xã hội, Vienna Doll, Rianne Meijer, Sol Lee đều được yêu mến nhờ loạt ảnh hài hước, không giống ai. Vienna (nickname Vienna Doll) - blogger người Thái Lan đang hoạt động tại Nhật Bản - gây sốt khắp các diễn đàn với loạt ảnh "tưởng tượng - thực tế" với biểu cảm hài...