Con không quen với… nội
5g sáng, điện thoại đổ chuông làm tôi tỉnh ngủ. Đầu bên kia, giọng má run run: “Út, thu xếp một chuyến cho má ra thăm cháu được không?”…
Tôi gọi cho chị dâu cũ khi đặt chân đến Huế. Sau bao năm biền biệt, chị mừng rỡ đưa cháu đến gặp tôi.
Còn nhớ buổi chiều đông 5 năm về trước, chị một tay bồng con, tay kia bưng chén cơm rảo một vòng quanh xóm. Trời tối, má tôi lo lắng: “Hôm nay, xóm không có gì vui làm con bé không chịu ăn hay sao mà giờ này hai mẹ con chưa về”. Chồng chị – anh trai tôi đi tìm cũng không thấy. Gọi điện chị không bắt máy, cả nhà túa đi tìm. Sau hàng loạt tin nhắn của chồng, chị hồi âm: “em đưa con về Huế”. Ngay trong đêm, anh tôi rời Phú Yên đón xe theo vợ con. Được vài hôm anh về, mặt mày ủ dột: “Không vào nữa, tự dưng đòi ly hôn”.
Tôi vào Nam lập nghiệp đã lâu, trước khi anh cưới chị. Mỗi năm vài lần về thăm nhà, nay chỉ còn giữ được trong tâm trí hình ảnh cô cháu gái chưa đầy hai tuổi, tóc cột hai đuôi, nội làm gì cũng lẽo đẽo theo sau, bi bô không ngớt. Sau ngày chị bồng cháu bỏ đi, má tôi thương nhớ, vài lần đổ bệnh khi gọi điện hỏi han, “xin” cho chuyện trò với cháu nhưng bị chị khước từ. Chị nói: “Má chờ bọn con ly hôn xong, rồi con đưa cháu vào thăm má.
Hồi mới về Huế, con bé nhớ má quấy khóc không yên. Con tạm thời chỉ muốn nó sống yên ổn”. Từ đó, má bớt gọi, mỗi năm hai lần, đi chợ mua vài bộ đồ gửi ra cho cháu; lần nào cũng thở dài: “mua áng chừng vậy thôi chứ có biết nay cao lớn ra sao đâu”.
Ngày trước, nội làm gì cháu cũng lẽo đẽo theo… (Ảnh minh họa)
Tôi ngồi ở Huế, thấy anh mình trong dáng vẻ của cháu. Cô bé bảy tuổi nhìn tôi, quay sang mẹ: “dì này con đâu có quen”. Chị dâu cũ giọng buồn: “không phải quen, mà là máu mủ thâm tình đó con”. Tôi ứa nước mắt. Chị bảo con gọi tôi bằng cô út. Cô bé bẽn lẽn, rặt Huế: “cô… ụt”.
Video đang HOT
Chị về Huế, anh tôi ra thăm, thuyết phục đến lần thứ ba thì xảy ra chuyện. Anh ghen chị chưa ly hôn đã có người tán tỉnh. Cuộc cãi vã khiến anh lỡ buông tay đánh chị, trở thành cuộc chia lìa mà sau đó, lần nào anh ra thăm con chỉ có thể đứng nhìn từ xa, quà cho con đành chuyển tay hàng xóm.
Qua bốn năm dùng dằng, giữa năm ngoái, anh yêu người khác, thuận lòng chia tay vợ. Chị vào Phú Yên dự phiên xử ly hôn, má tôi đón chị. Má không dự phiên xử, đứng đợi chị ngoài cổng tòa. Gặp chị, má dặn: “Thôi thì hai đứa ăn ở không được, ly hôn âu cũng xong, nhưng con bé cũng cần biết cha và bên nội, má mong con mở lòng ra”. Chị ôm má, chảy nước mắt, hứa tết sẽ đưa cháu vào thăm.
Tháng Chạp, má sốt ruột đi chợ ngó tới ngó lui mấy sạp quần áo trẻ em, phân vân có nên mua không, sợ cháu mặc không vừa. Cuối cùng, má chơi sang, mua ba bộ đồ.
Giữa tháng Chạp, anh tôi hớt hải chạy về nói với má: “Nhà người ta muốn cưới, bọn con ráng qua năm nhưng qua năm không được tuổi”. Hai gia đình gặp nhau, bữa cơm gọn nhẹ coi nhau thành vợ chồng. Chị dâu mới về nhà tôi hôm trước, hôm sau, những tấm ảnh anh tôi chụp con gái trong mấy lần ra thăm, in trên mặt giấy A4 dán kín tường trong phòng ngủ của mình đã không cánh mà bay. Anh đi làm về, thấy vậy hỏi han rồi vợ chồng cãi nhau. Má nghe chị hờn trách: “anh muốn thì em sinh con sớm, người ta có coi anh là cha của con họ đâu”.
Má tôi thở dài, lén mang mấy bộ đồ trẻ con gửi ra Huế. Anh tôi chở má ra nhà xe, lén nhét vào bịch đồ mẩu giấy: “Thư thư rồi em với con vào nha”. Cái hẹn “thư thư” khất đến bây giờ.
“Cháu có muốn gặp bà nội không?” – tôi hỏi. “Là bà nội mẹ kể đó hả mẹ?” – cô bé lại quay sang mẹ. Chị dâu cũ nhìn con, gật đầu. Tôi mở điện thoại, gọi Facetime cho anh trai, có má tôi ngồi bên cạnh. “Bà nội nè con! Ôi cháu của bà lớn quá, có nhớ bà nội không? Hai mẹ con khỏe không?” – má tôi cười, mái đầu bạc rung rung. “Bà nội đây hả mẹ?” – cháu quay sang mẹ, tròn mắt ngơ ngác. “Con nói chuyện với nội đi”, chị nhắc. “Con chào bà nội!”. “Nội chào con! Con nhớ bà nội không?” – má tôi lặp lại.
Bất giác, cháu tôi đẩy chiếc điện thoại về phía mẹ: “mẹ nói chuyện với bà nội đi, con thấy không quen”. Bị bất ngờ, chị dâu cũ nghiêm mặt: “Con sao vậy?”. Tôi nhìn màn hình, đôi mắt má đỏ au…
… Suốt đêm qua, má không ngủ được. Má nhớ thương cháu. Thu xếp để má ra thăm cháu, với tôi, với chị dâu cũ giờ có khó khăn gì. Nhưng một cuộc thu xếp khác, giữa cũ – mới, giữa bao dung với tấm lòng chật chội, cho sự thiêng liêng của thâm tình ruột thịt, có lẽ cần nhiều hơn sự thấu hiểu,cảm thông.
Theo phunuonline.com.vn
Con gái lấy chồng cũng chính là đánh mất sự tự do
Càng ngày càng có nhiều cô gái sợ lấy chồng, họ cũng sợ trách nhiệm cũng sợ áp lực nhưng điều khiến họ sợ nhất có lẽ là...tự do.
Cô nghĩ mãi đến lời đề nghị của anh nhưng lại không đưa ra được quyết định. Mặc dù hai người đã có một thời gian bên nhau để tìm hiểu nhưng những gì anh nói quá bất ngờ mà cô lại chưa suy nghĩ đến chuyện đó.
"Anh muốn kết hôn với em", lúc nói câu ấy anh rất nghiêm túc vậy mà cô lại tưởng anh đùa nên cứ cười mãi. Phải đến khi anh nhắc lại một lần nữa cô mới biết là anh đang nói chuyện nghiêm túc với cô.
Chẳng hiểu sao cô không thể trả lời anh ngay lúc đó mà chỉ nói cô cần thêm thời gian để suy nghĩ. Cô cũng nói đùa: "Anh chẳng cầu hôn thì làm sao mà em đồng ý được". Cô kể chuyện cho mẹ, mẹ bảo quyết định là ở cô nhưng hãy chắc chắn là bản thân đã sẵn sàng thì hãy tiến tới hôn nhân, vì khi đó cô đã bước vào một cuộc sống mới hoàn toàn.
Cô mất vài ngày để suy nghĩ, anh cũng không thúc giục và rồi cô đã đồng ý với lời đề nghị của anh. Cô cũng được anh cầu hôn như cô từng nói, cô biết sau này sẽ có nhiều khó khăn nhưng bản thân cô đã sẵn sàng để cùng anh vượt qua tất cả.
Trước khi kết hôn cô là người thích tự do, cô không muốn cuộc sống quá gò bó hay phải chịu nhiều áp đặt. Anh biết cô sợ điều đó nên đã từng hứa khi lấy nhau về hai người sẽ cùng đi du lịch, cùng đi chơi như vậy cũng sẽ vui hơn là cô chỉ đi một mình.
Nhưng đúng là kế hoạch đặt ra thì cũng có thể thực hiện được mà cũng có thể sẽ không thực hiện được. Cuộc sống hôn nhân quả thật không phải màu hồng nhưng cũng không hoàn toàn một màu đen tối như những gì người ta vẫn thường nói. Song, cô biết rằng con gái khi lấy chồng đúng là đã mất đi sự tự do của chính mình.
Thời gian đầu lấy nhau mọi thứ khá êm đềm, hàng ngày sau giờ đi làm về cô sẽ đi chợ rồi về nhà nấu cơm chờ anh. Xong bữa cơm tối, anh sẽ rửa bát còn cô dọn dẹp nhà cửa. Kết thúc một ngày dài niềm hạnh phúc của cô là được nằm trong vòng tay anh để ngủ. Suốt một tháng như vậy cô mới giật mình nhận ra từ khi lấy anh cô đã bỏ thói quen ra ngoài cà phê cùng lũ bạn, hay những ngày cuối tuần cô sẽ tự mình đi mua sắm hoặc xem phim.
Mấy đứa bạn trong nhóm rủ nhau đi du lịch cô cũng muốn tham gia nhưng cô phải nói qua với anh chuyện này. Ngay khi vừa nghe cô nói đến việc đi du lịch anh không phản đối nhưng cũng không thật sự thoải mái. Anh nói mấy người bạn kia chưa có gia đình nếu cô đi cùng rồi nhỡ đâu sẽ có người tán tỉnh. Vậy là cô cũng từ chối vì không muốn để anh phải suy nghĩ.
Anh hứa khi nào nghỉ phép sẽ đưa cô đi chơi nhưng đúng là sự tự do của cô đã hoàn toàn mất hết từ khi lấy chồng. Cô và anh đặt vé đi du lịch nhưng đến gần ngày đi cô lại phát hiện ra mình có em bé, cô vừa nói với anh lập tức anh hủy chuyến bay trong sự tiếc nuối của cô. Anh nói thời gian đầu mang thai phải giữ gìn sức khỏe sau này lúc nào có con thì đưa cả con đi cùng sẽ vui hơn.
Cô thở dài làm bộ mặt tội nghiệp, chờ đến lúc đó những chuyến du lịch của cô sẽ chỉ có bỉm sữa và chăm con chứ làm gì được nghỉ ngơi nữa. Anh ôm cô vào lòng dỗ dành: "Đến lúc đó anh sẽ bế con cho em đi tắm biển nhá". Cô hậm hực nhìn anh: "Lúc ấy có khi em chẳng mặc vừa bộ áo tắm nào nữa đâu".
Anh mỉm cười nhìn cô và nói: "Có lẽ em đã mất đi sự tự do nhưng em đã có anh và còn sắp có thêm một thiên thần bé nhỏ nữa. Mặc dù em thiệt hơn anh nhưng anh cũng sẽ cùng em cố gắng vì gia đình của chúng ta".
Theo ilike.vn
10 điều huỷ hoại cuộc sống hôn nhân, bạn đã bao giờ phạm phải một vài điều? Cuộc sống vợ chồng cũng như bát đĩa, đôi lúc va chạm là điều khó tránh. Tuy nhiên bất kể đĩa va, bát chạm thế nào cũng tuyệt đối đừng phạm phải 10 điều sau đây. 1. Cãi nhau trước mặt người khác Trước mặt bạn bè hoặc người thân, bất kể chồng hay vợ đều cần phải giữ thể diện cho đối...