Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng

Theo dõi VGT trên

Ngày 9/4, phát biểu đại diện cho chính quyền lâm thời Sudan, ông Mohamed hamdan Dagalo – phó chủ tịch hội đồng chủ quyền chuyển tiếp Sudan đã kêu gọi Nam Sudan (South Sudan) kích hoạt các cơ chế chung giữa hai nước, nhằm đạt mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới Abyei đang tranh chấp.

Trong tâm bão

12 năm qua, kể từ khi chia tách, cả hai “người anh em một nhà cũ” đều vẫn phải vật lộn nhằm kiến tạo hòa bình và ổn định. Chính vì vậy, lời kêu gọi ấy dường như đã được đưa ra quá sớm. Hay nói cách khác, là quá muộn màng, giữa nanh vuốt chực chờ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo đang đày đọa cuộc sống của hàng triệu người dân, tiêu biểu như ở Abeyi.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 1
70% dân số Nam Sudan cần được hỗ trợ nhân đạo.

Có một chi tiết mà tự thân nó có lẽ cũng đủ để khắc họa bối cảnh hiện tại, ở Sudan, Nam Sudan và Abeyi. Nếu như tại Nam Sudan, Quân đội nhân dân Việt Nam đang tham gia làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) mang tên UNMISS thì tại Sudan, cơ quan tương ứng lại là Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại Sudan (UNITAMS). Riêng ở Abyei, có một phái bộ an ninh lâm thời khác nữa, mang tên UNISFA, mà các chiến sĩ Mũ nồi xanh Việt Nam cũng đang từng ngày thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo. Vị trí đặc biệt của Abeyi có nguồn gốc sâu xa từ “cuộc chia ly” năm 2011, khi Nam Sudan (có kết cấu dân số phần lớn là người da đen theo Thiên Chúa giáo) tách khỏi Sudan (với đa số tỷ lệ dân số là người Arab Hồi giáo). Ngay từ khi đó, giới phân tích quốc tế đã tiên liệu rằng: Chính những vấn đề xoay quanh việc phân chia nguồn lợi khổng lồ từ trữ lượng dầu mỏ dồi dào sẽ trở thành nguyên nhân gây bất đồng và chia rẽ, trong xã hội của quốc gia non trẻ Nam Sudan nói riêng và trong mối quan hệ giữa Nam Sudan với Sudan nói chung. Kể từ đó đến nay, bất chấp việc hai nước đã ký hiệp định hợp tác toàn diện ngay tháng 9/2012 (tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi/AU), khu vực Abyei giàu tài nguyên dầu mỏ ở biên giới chung giữa hai nước vẫn cứ là một khu vực tranh chấp.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 2
Nguồn lợi từ dầu mỏ vừa tạo nên mâu thuẫn, vừa là nguồn tài chính nuôi dưỡng các phe phái xung đột ở Nam Sudan.

Cho đến tận lúc này, theo báo cáo mới nhất của UNICEF công bố ngày 5/4/2023: “Nam Sudan vẫn là một trong những môi trường phức tạp nhất, đòi hỏi các biện pháp cấp thiết và uyển chuyển nhất về tình hình nhân đạo trên thế giới”. Cụ thể: “70% dân số Nam Sudan (khoảng 9,4 triệu người) cần được hỗ trợ nhân đạo. Trong số đó, có 5 triệu t.rẻ e.m. Với tình trạng bạo lực leo thang trở lại kể từ đầu năm, cộng thêm một đợt bùng phát dịch tả, cùng với tình trạng hạn hán, dự báo năm 2023 sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, vấn đề bạo lực leo thang ở nhiều vùng của Nam Sudan đã làm tăng nhu cầu nhân đạo và cản trở công tác hỗ trợ nhân đạo ở Warrap, Thượng sông Nile, Jonglei, Central Equatoria… cũng như khu vực hành chính Abyei và Greater Pibor, với khoảng 45.000 người và 13.500 t.rẻ e.m bị ảnh hưởng”.

Video đang HOT

UNICEF đúc kết: “Các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo tiếp tục bị ảnh hưởng, bởi các cuộc tấn công vào các đoàn xe và các bên cung cấp dịch vụ nhân đạo. Nam Sudan là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới, để trở thành một “công nhân nhân đạo”. Đơn cử, ngày 25/2/2023, những nhóm vũ trang đã phục kích nhân viên cùng đối tác địa phương của UNICEF – Tổ chức Hành động vì phát triển cộng đồng Abyei (ACAD) – khiến 1 nhân viên t.hiệt m.ạng và 2 người khác bị thương”.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 3
Cuộc đảo chính năm 2021 đẩy Sudan vào bất ổn và bế tắc.

Năm “bản lề” Cho nam sudan?

Hồi đầu tháng 3/2023, phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm Trưởng phái bộ UNMISS – ông Nicholas Haysom nhấn mạnh: “Năm 2023 sẽ là năm mang tính quyết định và là phép thử đối với tất cả các bên tham gia thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan”. Ông cho biết thêm: UNMISS là một trong những nhiệm vụ tốn kém nhất của LHQ trên thế giới, với ngân sách hằng năm 1,2 tỷ USD, nhằm hỗ trợ cho người dân nước này trong cuộc bầu cử sắp tới, với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái chính trị và giới truyền thông. Vấn đề là, cho đến hiện tại, vẫn chưa có gì bảo đảm được rằng ngân sách khổng lồ cùng những nỗ lực vượt trội mà LHQ dành cho UNMISS chắc chắn sẽ giữ cho lộ trình ấy được triển khai “đúng tiến độ”.

Thực tế, những vết nứt hằn sâu trong lòng xã hội Nam Sudan, ngay từ đầu, đã được tạo nên trên các mâu thuẫn chưa từng được hàn gắn về lợi ích và càng ngày lại càng trở nên trầm trọng. Một điều rất đáng được nhắc lại: Nam Sudan chính là quốc gia có trữ lượng dầu thô hàng đầu châu Phi. Năm 2022, báo cáo doanh thu từ dầu mỏ của quốc gia vùng Cận Sahara ấy ước đạt 1,6 tỷ USD. Có điều, như tờ The National New dẫn lời Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood, chính phủ chuyển tiếp của Nam Sudan tiếp tục “thất bại trong việc phân bổ nguồn thu từ dầu mỏ, nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo dành cho người dân”.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 4
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei (UnisFa).

Không chỉ vậy, theo những đ.ánh giá trước đó từ LHQ, các nhà lãnh đạo Nam Sudan đã tìm cách chuyển “những số t.iền đáng kinh ngạc cùng các của cải khác” ra khỏi quốc khố. Trong khi đó, không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc giao tranh, Nam Sudan còn bị tàn phá bởi thiên tai. “Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các nhu cầu nhân đạo. Năm ngoái là năm thứ tư liên tiếp, lũ lụt dữ dội ở Nam Sudan. Hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng khi nước cuốn trôi nhà cửa và gia súc, nhấn chìm nhiều diện tích đất nông nghiệp” – ông James Kariuki, Đại sứ Anh tại LHQ nhận xét.

Giữa những nguồn lợi kếch xù và cuộc sống xa hoa của các quan chức ở tầng lớp trên với sự khốn cùng của hàng triệu thường dân liên tục phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo ở dưới đáy xã hội là một khoảng cách mênh mông. Không phải ngẫu nhiên, suốt những năm qua, LHQ đã phải liên tục kêu gọi Nam Sudan gỡ bỏ các rào cản chắn trước các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cũng như giải quyết triệt để tình trạng trộm cắp tài nguyên của chính đất nước ấy. Song, 12 năm, mọi thứ vẫn dường như chẳng có gì thay đổi. Các cuộc đọ s.úng giữa những phe phái đối địch vẫn cứ diễn ra. Viễn cảnh hợp nhất các nhóm vũ trang thành một quân đội quốc gia có chung lý tưởng phục vụ đất nước vẫn mãi xa vời, khi “cuộc chơi” vẫn bị chi phối bởi lợi ích riêng, cả về kinh tế lẫn quyền lực.

Ở phía bên kia của Abyei

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Giám sát chung Abyei (AJOC) của Sudan và Nam Sudan được tổ chức ở thủ đô Khartoum (Sudan) ngày 9/4, ông Mohamed Hamdan Dagalo nêu rõ: “Bất chấp những thách thức cấp bách mà Sudan đang phải trải qua, quyết định triệu tập cuộc họp này là ưu tiên hàng đầu do tính nhạy cảm của vấn đề khu vực và sự đau khổ của nhân dân trong khu vực… Các cơ chế chung phải được kích hoạt cùng nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi để góp phần tăng cường an ninh, phát triển và ổn định vì lợi ích của các cộng đồng trong khu vực”.

Sudan, xét cho cùng, cũng không có được một trạng thái yên bình hơn là bao nhiêu, so với “người anh em” Nam Sudan. Vào ngày 5/4, Lực lượng Tự do và Thay đổi (FFC) của Sudan tuyên bố tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận thành lập chính phủ dân sự phục vụ việc điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi diễn ra các cuộc bầu cử chính thức. Tuyên bố của FFC cho biết các cuộc thảo luận về việc tái cơ cấu quân đội – nghĩa là thống nhất các nhóm vũ trang – đã đạt được tiến triển nhưng vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến việc ký kết bị trì hoãn (và chưa xác định được thời hạn nối lại).

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 5
Bản đồ khu vực khai thác dầu, hệ thống đường ống Chính ở Sudan và Nam Sudan.

Diễn biến này, có thể nói, một lần nữa tô đậm thêm tình trạng bế tắc về chính trị cùng sự bất ổn về kinh tế – xã hội ở Sudan, kể từ cuộc đảo chính năm 2021. Do đó, tiến trình tiếp nhận các nguồn viện trợ nhằm thúc đẩy tái thiết đất nước cũng đang đối diện không ít trắc trở. Bởi vậy, ở đây, lời kêu gọi hợp tác được đưa ra từ đại diện của Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan dành cho Nam Sudan thiếu một nền tảng then chốt: Tính hợp hiến. Cả hai đất nước, đến lúc này, đều chưa hoàn tất được tiến trình hòa giải dân tộc và cũng đều chưa tiến hành bầu cử xong một chính phủ dân sự đúng nghĩa, đại diện chính danh được thừa nhận rộng rãi cho quyền lợi của mỗi quốc gia. Abyei, vì thế, có lẽ cũng khó có thể sớm được xúc tiến thực hiện các cơ chế hợp tác để cùng phát triển, vì lợi ích chung của cả Sudan lẫn Nam Sudan (khi mà cả hai phía vẫn chưa giải quyết xong những vấn đề riêng của mình).

Phái bộ UNISFA có lẽ vẫn bắt buộc phải được duy trì. Cho dù, sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, xét cho cùng, cũng chỉ là một giải pháp tình thế. Để đẩy lùi những bóng ma khủng hoảng nhân đạo và để xóa đi những nỗi khốn cùng, còn cần thêm rất nhiều nỗ lực, sự đồng thuận, tinh thần hòa giải, các định chế pháp luật, cũng như thời gian…

Sudan kêu gọi Nam Sudan kích hoạt cơ chế chung giải quyết tranh chấp Abyei

Chính quyền Sudan ngày 9/4 đã kêu gọi Nam Sudan kích hoạt các cơ chế chung giữa hai nước để đạt được mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới Abyei đang tranh chấp.

Sudan kêu gọi Nam Sudan kích hoạt cơ chế chung giải quyết tranh chấp Abyei - Hình 1
Ông Mohamed Hamdan Dagalo - Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung Abyei (AJOC) của Sudan và Nam Sudan được tổ chức ở thủ đô Khartoum (Sudan), ông Mohamed Hamdan Dagalo - Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan - đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục điều phối và hợp tác giữa hai nước láng giềng để xây dựng lòng tin và trao đổi quan điểm về biện pháp thiết lập cơ sở vững chắc dành cho giải pháp cuối cùng đối với vấn đề Abyei.

Ông Dagalo bày tỏ: "Bất chấp những điều kiện nguy cấp mà Sudan đang phải trải qua, quyết định triệu tập cuộc họp này là ưu tiên hàng đầu do tính nhạy cảm của vấn đề khu vực và sự đau khổ của nhân dân trong khu vực... Các cơ chế chung phải được kích hoạt cùng với nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi để góp phần tăng cường an ninh, phát triển và ổn định vì lợi ích của các cộng đồng trong khu vực".

Quan chức Sudan cũng hối thúc cộng đồng quốc tế hợp tác nhiều hơn nữa và đóng vai trò vượt ra ngoài phạm vi viện trợ nhân đạo nhằm triển khai các dự án phát triển trong khu vực.

Hiện nay, Sudan và Nam Sudan đang tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Abyei giàu tài nguyên dầu mỏ ở biên giới chung giữa hai nước. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở tiến trình giải quyết bất đồng giữa Khartoum và Juba.

Năm 2011, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thành lập Phái bộ An ninh lâm thời của LHQ tại khu vực Abyei (UNISFA).

Tháng 9/2012, Sudan và Nam Sudan đã ký hiệp định hợp tác toàn diện tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi. Hiệp định này bao gồm một gói các thỏa thuận liên quan đến an ninh, tình trạng công dân, biên giới và các vấn đề kinh tế cùng những chủ đề khác liên quan đến dầu mỏ và thương mại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra
17:18:32 28/06/2024
Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng
20:09:25 28/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi
10:18:29 30/06/2024
Thấy con rể khốn khổ vất vả nên mẹ vợ cưu mang, ngờ đâu chồng tôi quay ra "tính kế" khiến mẹ con tôi kinh ngạc hụt hẫng
09:03:37 30/06/2024
Tiệc cưới Midu: 4 ngày đêm để hoàn thành, quy mô hoành tráng, thực đơn đắt đỏ
10:35:05 30/06/2024

Tin mới nhất

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Thác Tác Tình - Bức tranh hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc

Du lịch

13:41:16 30/06/2024
Đến Bình Lư, Huyện Tam Đường, Lai Châu du khách không chỉ bị quyến rũ bởi bạt ngàn mía kĩa của người dân, nơi đây còn có một thắng cảnh hấp dẫn chờ bạn đến khám phá đó là Thác Tác Tình.

Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40

Sao âu mỹ

13:16:24 30/06/2024
Người đẹp Jennifer Colon đã đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Miss Universe Puerto Rico 2024. Như vậy, cô sẽ giành quyền đại diện Puerto Rico tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024 tổ chức ở Mexico.

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID

Tin nổi bật

13:09:30 30/06/2024
Khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử.

HOT: Hoa hậu Khánh Vân xác nhận được cầu hôn, chồng sắp cưới từng ly hôn và có con riêng?

Sao việt

12:59:22 30/06/2024
Từ sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Khánh Vân có cuộc sống đời tư kín tiếng. Vì thế việc cô thông báo đ.ánh úp khiến cư dân mạng vô cùng bất ngờ.

Quý bà xanh mặt kể lại tình ảo lừa 6 tỷ đồng, hồi chuông cảnh tỉnh phụ nữ nhẹ dạ

Netizen

12:56:45 30/06/2024
Câu chuyện của một quý bà bị người tình ảo lừa 6 tỷ đồng một cách trắng trợn khiến nhiều người xôn xao. Đây là hôi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người, khi sử dụng mạng xã hội để nhắn tin qua lại với người lạ.

Bắt đối tượng người nước ngoài trốn truy nã ở Quảng Nam

Pháp luật

12:54:19 30/06/2024
Phát hiện đối tượng người nước ngoài đang trốn truy nã trên địa bàn, Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức bắt giữ.

Hot nhất Weibo: Mỹ nhân bị rết tấn công khiến fan gào thét không ngừng, phản ứng của người đẹp mới g.ây s.ốc

Hậu trường phim

12:52:09 30/06/2024
Sự việc nhanh chóng trở thành chủ đề được quan tâm bậc nhất trên mạng xã hội Weibo, đứng thứ hai bảng tìm kiếm chung với khoảng 40 triệu lượt đọc.

Ca sĩ Tùng Dương hát "Cánh chim Phượng hoàng" tôn vinh người phụ nữ

Nhạc việt

12:47:18 30/06/2024
Cánh chim Phượng hoàng là sản phẩm âm nhạc đầu tiên bắt đầu cho chuỗi dự án mới của ca sĩ Tùng Dương trong năm 2024, trình diện một Tùng Dương mới mẻ, khác biệt từ liveshow Human năm 2022 của anh.

Lisa của Blackpink khoe dáng 'bốc lửa'

Nhạc quốc tế

12:41:05 30/06/2024
Nữ ca sĩ Lisa - một trong bốn mỹ nhân của nhóm nhạc Blackpink, tung video ca nhạc (MV) mới có tên Rockstar . Trong MV, cô mặc thoáng, đầy phong cách, khoe vóc dáng bốc lửa .

Cách bôi serum đúng chuẩn để ngừa nám và lão hóa da

Làm đẹp

12:01:05 30/06/2024
Serum là sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng và hiệu quả, với khả năng cải thiện các vấn đề về da như lão hóa, mụn, thâm nám, cải thiện độ săn chắc... Tuy nhiên, để thu được kết quả tối ưu từ serum, bạn cần áp dụng đúng cách thức khi sử...

Kiểu quần ngắn lấy cảm hứng từ mẫu n.ội y rất được ưa chuộng dịp hè này

Thời trang

12:01:00 30/06/2024
Một xu hướng quần shorts bất ngờ được lan truyền trên mạng xã hội và đang trở thành xu hướng thịnh hành nhất mùa hè. Đó là thiết kế lấy cảm hứng từ đồ lót , tạp chí Who What Wear nhận định về trào lưu mặc bloomer shorts (kiểu quần buộc ...