Còn hơn 11.000 “bom nổ chậm” ở khu dân cư
Đó là nhận định của thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an).
Hiện trường vụ nổ tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.8, Q.3, TP.HCM) – Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ông Dũng, mặc dù trong những năm gần đây việc quản lý các loại chất dễ nổ, dễ cháy được tăng cường và ban hành nhiều quy định, nhưng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Hiện cả nước có khoảng trên 11.000 cơ sở nguy hiểm về phòng chống cháy nổ. Lực lượng PCCC kiểm tra, kiểm soát 1 năm 4 lần. Nhưng ông Dũng cho hay: “Không thể kiểm soát hết. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện rất nhiều vi phạm. Trong khi, quá trình khắc phục rất trì trệ, khó khăn. Mức xử phạt hành chính so với thực tiễn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe giáo dục”.
Liên quan đến vụ cháy nổ chấn động dư luận tại P.8, Q.3 (TP.HCM), ông Dũng cho biết khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có rất nhiều vật liệu nổ, nhiều đầu đạn và súng quân dụng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục truy cứu trách nhiệm của cá nhân và chính quyền địa phương trong công tác quản lý vũ khí và vật liệu cháy nổ. Nếu chính quyền biết mà làm ngơ sẽ phải chịu trách nhiệm rất nặng.
Theo thống kê từ Bộ LĐ-TB-XH, trong năm 2012 tình hình cháy nổ trên toàn quốc diễn biến rất phức tạp. So với năm 2011 số vụ cháy nổ đã tăng 5,1%. Cụ thể, trong năm đã xảy ra 1.751 vụ cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và cháy rừng, làm chết 173 người, bị thương 136 người; thiệt hại về tài sản lên tới 1.143 tỉ đồng và 652 ha rừng. Về các vụ nổ, trong năm đã đã xảy ra 29 vụ làm chết và bị thương 50 người, thiệt hại ước tính 307 tỉ đồng. Nguyên nhân các vụ cháy nổ chủ yếu do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện, sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt. Ngoài ra còn có một số vụ cháy nổ xảy ra do mâu thuẫn cá nhân, tâm thần, say rượu…
“Chưa xử lý trường hợp nào”
Chiều 26/2, đại tá Nguyễn Văn Dung, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an TP.HCM đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh việc cấp phép, quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) trên địa bàn TP.
Thưa ông, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào thuộc diện được cấp phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN?
- Theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về VLNCN thì chỉ có doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mới được cấp phép sử dụng, sản xuất, kinh doanh VLNCN. Những doanh nghiệp này thường trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng để đi vào hoạt động bắt buộc phải có giấy đủ điều kiện an ninh trật tự do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64) thuộc Bộ Công an cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp này phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt khác trong quá trình tàng trữ, vận chuyển, sử dụng VLNCN trong quá trình hoạt động thực tế.
Video đang HOT
Nói như vậy, Công ty cổ phần giải trí Lạc Việt ở P.8, Q.3 hoặc cá nhân ông Lê Minh Phương (chuyên viên tạo hiệu ứng khói lửa, cháy nổ của Công ty Lạc Việt) là đối tượng không được cấp phép sử dụng, tàng trữ VLNCN?
- Đúng vậy! Công ty Lạc Việt và cá nhân ông Phương nói riêng hoặc các doanh nghiệp tư nhân khác nói chung đều không thuộc diện được cấp phép sử dụng, sản xuất, kinh doanh VLNCN có nguồn nguy hiểm cao độ này. Nếu cá nhân, tổ chức nào không thực hiện đúng theo quy định về VLNCN đều vi phạm pháp luật.
Trong thời gian qua, PC64 có lập biên bản xử lý hoặc cấp giấy phép nào liên quan đến hiệu ứng khói lửa, cháy nổ, đạo cụ cho các hãng phim?
- Từ trước đến nay, PC64 chưa lập biên bản xử lý trường hợp nào. Như đã nói ở trên, hãng phim đều ký hợp đồng với quân đội để thực hiện các vụ gây nổ. Hiện chưa có quy định nào bắt buộc các hãng phim Việt Nam phải xin phép PC64 khi thực hiện những pha hiệu ứng khói lửa, cháy nổ tại phim trường.
Vụ cháy nổ nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 24/2, theo ông trách nhiệm này thuộc về ai?
- Về phần trách nhiệm, tôi đề nghị các phóng viên đặt câu hỏi này với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ cháy nổ sẽ rõ hơn.
Theo xahoi
Đại tang ai oán trong chùa Vĩnh Nghiêm
Nhà tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm rộng là thế, hôm nay trở nên chật chội với 6 chiếc quan tài nằm cạnh nhau, nghi ngút khói hương và não nề nước mắt...
Bạn bè thân hữu đến thắp nhang tiễn đưa vong linh những người quá cố
Sau khi tiến hành các thủ tục nhận xác, cuối giờ chiều hôm qua 24/2, thi thể của 5 trong số 6 người thân trong gia đình ông Phương được nhập quan và di quan đến nhà tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm (TPHCM). Phải đến trưa 25/2, sau khi tiến hành kiểm định ADN và xác định rõ danh tính của nạn nhân bị cháy chỉ còn trơ lại khung xương và cơ quan nội tạng là bà Lương Thị Tuyết, thi thể của bà mới được đưa về quàn tại chùa.
Hai nạn nhân khác trong vụ cháy là bà Nguyễn Thanh Minh (51 tuổi) và con gái Phạm Ngọc Thùy (26 tuổi) được thân nhân đưa về Bến Tre làm lễ mai táng. Hai người còn lại là bà Nguyễn Thị Tân Xuân (44 tuổi) và Hồ Kiều Anh (16 tuổi) cũng được gia đình đưa về tư gia lo hậu sự.
Thi thể cháy đen của bà Tuyết được đưa về quàn cùng 5 người thân
Tại nhà tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm cách hiện trường khu nhà bị nổ sập trong đêm chưa đầy trăm mét, khói nhang nghi ngút trước 6 chiếc quan tài lạnh lẽo. Bà con lối phố cùng người thân bạn bè thân hữu thương tiếc đến thắp nhang đưa tiễn vong linh người quá cố. Thấp thoáng chỉ thấy vài chiếc khăn trắng chiết trên đầu một số người xen giữa hàng trăm người đến thăm viếng.
Vật vã bên 6 chiếc quan tài, bà Phan Thị Kim Sang (53 tuổi quê Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) còn chưa tin những người thân trong gia đình bà giúp việc và gắn bó như ruột thịt nhiều năm qua đã vĩnh viễn ra đi.
Sau những phút chết lặng, bà mới nghẹn ngào: "Dường như có linh tính mách bảo, đêm xảy ra tai nạn tôi thấy nhớ con bé Nam Phương đến cồn cào nên mang áo quần của bé ra sắp xếp lại. Tự nhiên, trong lòng tôi cứ nôn nao, suốt đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được, đến sáng ra thì nghe điện thoại báo là cả gia đình ông Phương đã chết. Tôi ngã quỵ...".
Người giúp việc bàng hoàng trước cái chết của cả nhà gia chủ
Bà Sang bùi ngùi nhắc đến gia chủ giữa đại tang: "Tôi làm giúp việc cho gia đình ông Phương đã hơn 10 năm nay, không riêng gì người thân trong gia đình mà hàng xóm cũng vậy, ông bà đối xử với mọi người tốt lắm, ai cũng mến gia đình họ. Hằng ngày, ngoài công việc kinh doanh, bà Phước còn bán bún, cà phê tại nhà. Cháu Lê Khánh Phương con gái đầu của ông họ năm nay đã học lớp 11 và học rất giỏi Lê Minh Quân năm nay học lớp 9 cũng học giỏi giang chẳng kém chị".
Nói về may mắn của mình khi không có mặt trong ngôi nhà vào thời điểm xảy ra sự cố bà Sang cho biết: "Đáng lẽ ra người chết trong đống dổ nát đó là tôi chứ không phải cô Tuyết đâu, hôm bữa tôi về quê ăn Tết sau đó ở lại để xây căn nhà, bà Tuyết ở gần nên đến đỡ đần công việc cho anh chị. Tôi định sau khi xây xong nhà sẽ lên làm lại, ai ngờ sự tình lại ra thế này".
Đại tang ai oán, não nề trong chùa Vĩnh Nghiêm
Sự may mắn của bà đã không thể chia được cho bé Nam Phương. "Tôi xem con bé như con gái của mình. Nó quý tôi lắm, năm nay tôi đón con bé về quê ăn Tết nhưng đến mùng 8 thì ông Phương đón bé lên để đi học, giá như nó ở lại với tôi..." - bà Sang khóc lặng.
Đông đảo giới văn nhân, nghệ sĩ quen biết với gia đình ông Phương cũng đến phúng điếu chia buồn. Còn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của cả gia đình đồng nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Bình, Phó Giám đốc hãng phim truyền hình TPHCM chia sẻ: "Công nghệ làm phim của chúng ta từ trước đến nay không được đào tạo bài bản mà chỉ làm theo kinh nghiệm. Anh Phương vào nghề, đầu tiên cũng làm khói lửa cho hãng phim truyền hình TPHCM với bộ phim "Dưới cờ đại nghĩa". Thực tế, các phương cách làm khói lửa của anh nói riêng và giới điện ảnh nói chung mạo hiểm... làm bằng chất nổ thật".
Sau giờ học, bạn bè của các bé Phương, Quân đến tiễn đưa bạn
Ông Bình cho biết thêm: "Đối với các đoàn phim nước ngoài chúng tôi được tiếp xúc, họ làm khói lửa rất chuyên nghiệp, đạn mã tử, hoặc các chất nổ đều được chế biến ở những nơi có trách nhiệm, có tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng... Điện ảnh Việt Nam đang làm khói lửa theo cảm tính kiểu nghề dạy nghề, tự mày mò là chính. Qua vụ việc đau lòng này tôi mong muốn nhà nước cần đào tạo những người làm khói lửa cho phim truyền hình một cách bài bản để tránh những tai nạn thương tâm khác có thể xảy ra".
Trước cái chết thương tâm của gia đình ông Phương, được biết Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận 3 đã hỗ trợ 6 chiếc quan tài và 30 triệu đồng tiền mặt để lo hậu sự cho những người quá cố. Dự kiến, sau khi quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm vào lúc 14 giờ chiều mai (26/2) thi thể của 6 nạn nhân sẽ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Tro cốt của họ sau đó sẽ được mang về gửi tại chùa.
Theo Dantri
Vụ nổ kinh hoàng: Lời kể người sống sót Đến 12h10 ngày 24/2, nạn nhân thứ 10 trong vụ nổ kinh hoàng làm sập nhà hai tầng trong hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 8, quận 3, TP.HCM) đã được tìm thấy. Hiện trường, chúng tôi ghi nhận một cảnh tượng hoang tàn. Nhiều khối bê tông bị bể nát, đồ đạc nằm vương vãi. Phía ngôi nhà 384/7 một...