Con hổ mang chúa “vô địch” ở trại rắn lớn nhất Việt Nam
Trong 18 năm sống, con rắn hổ mang chúa này đã 72 lần cho nọc độc, số nọc này sau khi điều chế làm huyết thanh trị rắn cắn có thể đủ cho cả Việt Nam dùng trong hơn 2 năm.
Tiêu bản hổ mang chúa lớn nhất, sống lâu nhất từ trước đến nay ở trại rắn Đồng Tâm.
Trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đươc mênh danh la “vương quôc cac loai răn cua Viêt Nam”. Tại đây có tới hơn 400 loai răn cac loai, trong đo co nhưng loài cưc đôc va quý hiếm, nhiều loài năm trong sach đo.
Hiện trại cũng lưu giữ tiêu bản của 40 loài rắn quý hiếm với hàng trăm cá thể được giữ gìn trong dung dịch bảo quản như: mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển… và một tiêu bản hổ mang chúa được xem là “công thần” của trại được đặt ở vị trí trang trọng trong bảo tàng.
Trung ta Vu Ngoc Lương – bac si chuyên khoa 1 – Pho giam đôc trai Đông Tâm cho biêt, trước đây trại từng có rắn hổ mang chúa sống tới 18 năm, dài 4,3m và nặng hơn 20kg. Tuy nhiên, do già yếu nên con rắn này chết và trại quyết định giữ xác con rắn này lại làm tiêu bản trưng bày trong bảo tàng, phục vụ công tác nghiên cứu và cho du khách tham quan.
Theo trung tá Lương, đây là con rắn hổ mang chúa lớn nhất, sống lâu nhất từ trước đến nay ở trại. Trong suốt 18 năm được nuôi, rắn hổ mang chúa này cho kỷ lục với 72 lần với 72 ml nọc độc.
Trong 18 năm sống, hổ mang chúa này đã cho nọc độc 72 lần với tổng dung tích 72ml. Số lượng này sau khi điều chế để làm huyết thanh trị rắn cắn thì đủ cho cả Việt Nam dùng trong 2 năm.
“Mỗi lần lấy nọc độc rắn cách nhau 3 tháng và mỗi lần được 1ml. Trong 18 năm sống, hổ mang chúa cho 72 lần nọc độc với 72ml. Số lượng này sau khi điều chế để làm huyết thanh trị rắn cắn thì đủ cho cả Việt Nam dùng trong 2 năm”, trung tá Lương thông tin.
Trung ta Lương cho biết, thưc ăn của hô mang chua chu yêu la răn môi, coc va cac loai răn khac. Môi tuân, cac hô mang chua “khung” đươc cho ăn 2 lân, sô lương thưc ăn băng 20% trong lương cơ thê cua chung. Nếu tính lượng thức ăn của rắn hổ mang chúa đang được làm tiêu bản thì số lượng con mồi của nó cũng đã cả ngàn con.
Hổ mang chúa được coi là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách. Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn. Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới. Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong đó 1mg nọc độc có thể giết đến 160 người trưởng thành. Một cú cắn của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.
Ngoài con rắn hổ mang chúa đã chết được làm tiêu bản trưng bày ở bảo tàng, trại rắn Đồng Tâm còn có 4 con hô mang “khung”, tuổi từ 13-16 và nặng hơn 10kg và dài gần 4m cũng đang là “công thần” của trại khi cho lượng nọc độc lớn.
Nhiều tiêu bản hổ mang chúa thuộc loại lớn, sống lâu năm cũng đang được trưng bày ở bảo tàng trong trại rắn Đồng Tâm.
Video đang HOT
Ngoài con rắn hổ mang chúa đã chết được làm tiêu bản trưng bày ở bảo tàng, trại rắn Đồng Tâm còn có 4 con hô mang “khung”, tuổi từ 13-16 và nặng hơn 10kg và dài gần 4m.
Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới.
Theo Danviet
Một ngày tại căn cứ "hổ mang chúa" hiện đại bậc nhất Việt Nam
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc "hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai.
Tại trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai mỗi sáng sớm cả chục chiếc " hổ mang chúa" - biệt danh của máy bay Su30Mk2 - gầm rú chói tai, lao lên bầu trời bao la thực hành các bài tập nhào lộn, cắt bom, chiến đấu.
Đây là trung đoàn duy nhất của cả nước đào tạo phi công chuyên biệt cho chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất mà Việt Nam sở hữu.
Hai máy bay Su30Mk2 xuất kích thực hành bài tập bay đôi. Ảnh: Thuận Thắng.
Sau khi được đào tạo tinh nhuệ tại đây, các phi công mới được gửi về các trung đoàn Su30mk2 khác trong cả nước.
Mỗi chiến sĩ tham gia các đơn vị của buổi tập luôn ở trạng thái tập trung cao độ trong từng giây, từng phút.
Một giây lơ là có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Trước mỗi buổi bay tập, các phi công cấp 1 sẽ bay khí tượng để kiểm tra độ an toàn bay.
Một số hình ảnh ghi lại ngày tập luyện của các các chiến sỹ ở trung đoàn đặc biệt này:
Phi công sau khi kiểm tra sức khỏe, tinh thần ổn định hành quân ra đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng dài Su30Mk2 chờ xuất kích tại đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập bay đôi dành cho các phi công đã bay nhuần nhuyễn, đòi hỏi các phi công phải bản lĩnh và thao tác bay chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Đại tá Phan Xuân Tình, tham mưu trưởng trung đoàn 935, hướng dẫn lại một số thao tác quan trọng trong bài bay cho phi công 9X Bùi Văn Lập trước khi lên máy bay - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công bắt buộc phải mặc quần kháng áp trước khi lên máy bay. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư gắn bom thật lên Su30Mk2 cho bài diễn tập với các lực lượng mặt đất. Máy bay Su30Mk2 mang được tối đa 8 tấn bom trên 12 giá treo - Ảnh: Thuận Thắng
Kỹ sư lắp đạn cho máy bay Su30Mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Các kỹ sư tham gia phục vụ kiểm tra, sửa chữa S30Mk2 là những người được tuyển chọn kỹ từ các học viện quân sự. Tiếng gầm rú đinh tai, nhói màng nhĩ của Su30Mk2 khiến bệnh lý về tai là bệnh thường gặp ở các kỹ sư này - Ảnh: Thuận Thắng
Trong các ca huấn luyện kỹ sư Su30Mk2 làm việc từ 3g sáng, công việc căng thẳng với đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công kiểm tra động cơ, cần lái, nút điều khiển lần cuối trước khi bay - Ảnh: Thuận Thắng
Các chiến đấu cơ "hổ mang chúa" trở về căn cứ sau chuyến bay - Ảnh: Thuận Thắng
Su30Mk2 bung dù giảm tốc sau khi hạ cánh xuống đường băng - Ảnh: Thuận Thắng
Lính không quân xếp dù lại sau khi máy bay ngắt dù giảm tốc - Ảnh: Thuận Thắng
Một chuyến bay tập thành công - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công trẻ Trần Thanh Luân rạng rỡ sau một chuyến bay tập - Ảnh: Thuận Thắng
Hai chiến sĩ bắt tay chúc mừng nhau sau chuyến bay an toàn - Ảnh: Thuận Thắng
Các phi công trẻ chăm chú theo dõi bài giảng của thầy, đàn anh và đồng đội khác tại sân tập bay mô hình Su30mk2 - Ảnh: Thuận Thắng
Phi công học trước hết là để đảm bảo sinh mạng cho mình nên tinh thần học cực kỳ nghiêm túc - Ảnh: Thuận Thắng
Bài tập đu quay hàng không của phi công. Khi bay, nhất là bay biển, nhào lộn một cái là ngửa mặt lên trời xanh, nhoáy một cái là biển. Trời xanh. Biển cũng xanh - Ảnh: Thuận Thắng
Bóng rổ cũng là môn bắt buộc luyện tập hằng ngày của phi công - Ảnh: Thuận Thắng
Các bài tập bay với Su30Mk2 diễn ra hằng tuần và nhiều giờ liền trong buổi sáng hoặc đêm - Ảnh: Thuận Thắng
Theo VTC News
Sẽ đóng cửa trại rắn làm người dân bất an Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng, cho biết sẽ đóng cửa, buộc ngừng hoạt động đối với trại nuôi rắn không phép của ông Đoàn Văn Thỉnh. Một người dân sống gần trại nuôi rắn cầm 3 con rắn hổ mang bắt được - Ảnh: V.N.K Trao đổi với PV Thanh Niên tối 13.9, ông Phạm Văn Đương, Chủ...