Còn hàng chục nghìn tấn chuối đang chờ được “giải cứu”!
10 ngày, gần 300 tấn chuối sắp chín tại Đồng Nai đã được “giải cứu”. Thế nhưng, chỉ chừng 10 ngày nữa thôi, hơn 17.000 tấn chuối khác tại Đồng Nai sẽ chín. Và chuối ở Tây Ninh, Vũng Tàu… cũng chung tình cảnh…
Tinh thần “ cứu chuối” lan rộng đến từng trường học, chung cư
Như Dân trí đã đưa tin, trước tình cảnh chuối Đồng Nai không có người mua phải để rụng đầy vườn, bà con thu gom cho gia súc ăn, nhiều tổ chức xã hội đã phát động chiến dịch “cứu chuối” để hỗ trợ bà con nông dân. Để kích cầu tiêu thụ chuối và cứu chuối đang chín, các đơn vị tham gia chiến dịch mua chuối với giá 5.000 đồng/kg và vào tận vườn thu mua chuối sắp chín đưa về các thành phố bán lẻ với giá 9.000 đồng/kg.
Tại TPHCM, chương trình “cứu chuối” do CLB quản trị và khởi nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên tổ chức đã thu hút được rất đông đảo người dân ủng hộ. Hàng trăm lượt sinh viên tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần tham gia các đội tình nguyện về các vườn thu mua chuối, vận chuyển chuối về thành phố, tham gia các đội bán lẻ tại 42 địa điểm bán chuối do ban tổ chức chiến dịch triển khai.
Nhiều trường học cũng tự phát tham gia chương trình như Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, trường THCS Văn Lang (quận 1,TPHCM)… mua chuối về tổ chức bán ngay trong trường.
Ngày 4/3 vẫn có hàng chục tấn chuối Đồng Nai được các bạn sinh viên chuyển về Sài Gòn bán giúp cho người nông dân (ảnh: Thành Cường)
Tại địa bàn dân cư, nhiều doanh nhân có cửa hàng mặt tiền cung cấp mặt bằng cho các điểm bán chuối nghĩa tình. Nhiều người còn bỏ tiền ra mua chuối đem về bán ủng hộ tại cửa hàng của mình. Nhiều doanh nhân mua chuối về tặng nhân viên của mình. Nhiều bác sĩ, kỹ sư, nhân viên nhà nước mua chuối về vận động bà con trong khu phố, chung cư mua giùm.
Ông Đinh Duy Linh, giám đốc Trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thông 2, vừa cho mượn trụ sở trung tâm là “tổng hành dinh” để tập kết chuối về phân phối khắp thành phố, vừa cho mượn mặt bằng tổ chức bán chuối. Khi hết giờ làm, anh lại đem chuối về chung cư New Saigon, nơi anh ở để vận động mọi người mua chuối nghĩa tình.
“Làm mới thấy bà con chung cư dễ thương và tình nghĩa. Trưởng ban quản trị huy động cả vợ con, người giúp việc tham gia. Anh trưởng ban ngồi cân, ghi giá cho từng nải. Từ cư dân đến bảo vệ, ban quản lý đều sẵn lòng làm tình nguyện viên chia nải, bán chuối, giao chuối,…”, ông Linh chia sẻ.
Cư dân chung cư New Saigon cùng nhau bán chuối và chia nhau mua chuối ủng hộ
Theo báo cáo của Sở Công thương Đồng Nai, tổng sản lượng từ đầu vụ đến nay là 3.600 tấn. Ngoài số lượng thương lái mua với giá rẻ mạt thì người nông dân dùng làm thức ăn gia súc. Theo sở này, nhờ có chiến dịch “cứu chuối” mà từ ngày 21/2 – 27/2, nông dân Đồng Nai đã bán được gần 300 tấn chuối với giá 5.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần giá mua của thương lái.
Rộ mùa, chuối sẽ về đâu?
Tại địa bàn Đồng Nai, chiến dịch “Chuối nghĩa tình” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Nai phát động và phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện từ ngày 21/2 cho đến hết ngày 26/2 thì kết thúc.
Theo Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tính đến hết ngày 26/2, chiến dịch đã giúp tiêu thụ 34 tấn chuối cho người nông dân huyện Trảng Bom. Sau đó, nhận thấy giá chuối thu mua tại các địa phương đã được tăng lên (khoảng từ 1.800 đồng – 2.300 đồng/kg), một số đơn vị thu mua với giá 5.000 đồng/kg – bằng với giá mua của chiến dịch; các thương lái cũng đã đổ về mua chuối để đóng hàng xuất khẩu nên quyết định ngừng chiến dịch.
Nghe tin này, nông dân trồng chuối huyện Trảng Bom rất lo. Ông Phạm Khắc cước, nông dân trồng chuối xã Thanh Bình (Trảng Bom) cho biết: “Bán cho thương lái giờ cũng được 3.000 đồng/kg nhưng 1 buồng chuối 40kg họ chặt đuôi, chặt đầu chỉ còn 17 – 18kg”.
Video đang HOT
Ông Vũ Văn Thảo (nông dân trồng chuối xã Cây Gáo, Trảng Bom) lặn lội lên TPHCM tham gia buổi tọa đàm “Giải pháp tiêu thụ chuối bền vững” vào ngày 1/3 chia sẻ: “Tôi lên đây là để hỏi câu hỏi mà nông dân xã tôi muốn biết là “ban tổ chức có tiếp tục mua chuối nữa không?”. Chứ nghe tin không mua nữa ai cũng lo quá!”.
Ông Cước cho hay, ông lo nhất là 10 ngày nữa, chuối chín rộ sẽ rơi vào tình cảnh không ai mua như cách đây 10 ngày.
Ông Đoàn Xuân Trường, Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Trảng Bom, cũng cho biết: “Trên địa bàn huyện có 1.728 ha chuối, trong đó có 260 ha chuối cấy mô. Từ đây đến hết tháng 3 cũng còn tầm 10.000 tấn chuối được thu hoạch. Đây mới là giai đoạn khó khăn”.
Chỉ riêng Đồng Nai, từ nay đến hết tháng 4 có đến 17.000 tấn chuối cần thu hoạch
Trong sáng 4/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức buổi họp với các địa phương và các cơ quan chức năng nhằm tìm giải pháp giải cứu chuối cho nông dân. Tại cuộc họp, đại diện Sở Công thương Đồng Nai cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh còn khoảng 17.000 tấn chuối sắp bước vào đợt thu hoạch rộ (từ nay đến hết tháng 4- 2017) tập trung trên địa bàn các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú.
Trước thực trạng đó, ông Đỗ Long, Tổng Giám đốc Công ty Bitas đồng thời là Chủ tịch CLB Quản trị và khởi nghiệp, đánh giá: “10 ngày chiến dịch cứu chuối đã giải cứu được gần 300 tấn. Thành công lớn nhất là đã thúc đẩy thương lái nâng giá mua chuối cho bà con. Nhưng còn cả 10.000 tấn ở Đồng Nai sẽ thu hoạch trong tháng này. Ở Tây Ninh, Vũng Tàu cũng nhắn cho tôi là có chuối cần giải cứu. Sức của CLB không thể làm xuể”.
Do đó, ông khẳng định CLB vẫn tiếp tục thực hiện cứu chuối nhưng sức không thể thu mua hết mà chú trọng vào việc kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu lớn với người nông dân. Ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp có sẵn đầu mối xuất khẩu, hệ thống phân phối nông sản tham gia giải cứu chuối cho người nông dân. Ngoài ra, CLB cũng cố gắng liên hệ với các bếp ăn công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất để vận động các doanh nghiệp đông công nhân tiêu thụ chuối…
Đồng Nai thành lập Ban chỉ đạo “giải cứu” chuối cho nông dân
Tại cuộc họp bàn “cứu chuối” ngày 4/3,ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo nhằm tìm các giải pháp giải cứu chuối cho nông dân, giao Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban chỉ đạo.
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng đề nghị LĐLĐ tỉnh Đồng Nai làm việc với các nhà thầu cung cấp suất ăn công nghiệp nhằm vận động đưa sản phẩm chuối vào bữa ăn tráng miệng của công nhân. Đối với các đơn vị tham gia tiêu thụ chuối giúp nông dân, Đồng Nai đề nghị Sở Công thương xem xét đề xuất hỗ trợ chi phí vận chuyển cũng như bao bì đối với các doanh nghiệp này.
Tùng Nguyên – Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Nông dân Thái Bình chế máy cấy lúa, thua gì Âu Nhật
Máy cấy do anh Trần Đại Nghĩa chế tạo ra còn đơn giản, nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế, giảm sức lao động cho nông dân.
Ấp ủ ước mơ nhiều năm trời là giúp mẹ và người nông dân quê mình đỡ vất vả, anh Trần Đại Nghĩa, ở thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã chế tạo thành công máy cấy không cần động cơ. Máy dễ sử dụng, giá thành rẻ và phù hợp trên nhiều vùng đồng đất. Việc làm của anh thực sự đã giúp giấc mơ giải phóng bớt sức lao động của người nông dân thành hiện thực.
Chế tạo máy cấy để mong bố mẹ đỡ vất vả...
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông trong tỉnh Thái Bình, anh Trần Đại Nghĩa, ở thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải đã chứng kiến đời ông, bà bố, mẹ và người dân vùng quê mình luôn phải làm lụng vất vả, nhất là những ngày mùa vụ.
Lớn lên, anh được cho đi học một khóa sửa chữa điện tử ở Trường Trung cấp nghề ở Nam Định, nhưng cứ ngày nghỉ là lại về làm quần quật trên đồng để đỡ đần bố mẹ, thu vén ít tiền cho bản thân theo học.
Anh Trần Đại Nghĩa đang giới thiệu nguyên lý hoạt động của máy cấy do anh chế tạo với khách tham quan.
Anh Trần Đại Nghĩa cho biết: "Học xong, tôi về quê sửa chữa điện tử kiếm sống, rồi lập gia đình. Đồng lúa quê nhà vẫn là nơi chủ yếu nuôi sống đại gia đình của tôi. Bố mẹ tôi vẫn chưa hết khổ. Vợ tôi vẫn phải còng lưng xuống cấy, đêm về đau ê ẩm cả người. Nhất là những tháng mang bầu, việc cấy hái cứ phải cúi gằm mặt xuống, thật vất vả. Điều ấy cứ day dứt mãi trong tôi mà lúc đó chẳng biết làm thế nào để giúp".
Thế rồi phong trào xuất khẩu lao động ở Tiền Hải trở nên khá sôi động. Gia đình cố lo tiền để anh sang Hàn Quốc làm việc. Sẵn có nghề sửa chữa điện tử trong tay, lại là người thông minh, ở công ty, nhiều loại máy bị hỏng, quản đốc thường tìm đến anh nhờ sửa chữa.
Năm 2002, anh ra cánh đồng, thấy nông dân Hàn Quốc sao mà nhàn hạ quá! Họ có máy cấy bốn bánh to lù lù, chỉ một ngày đã làm được hàng mẫu ruộng như ở Việt Nam.
"Tôi tự nhủ, bao giờ Việt Nam mới có loại máy này? Nếu có, hẳn là mẹ tôi, gia đình tôi rồi người nông dân quê tôi sẽ bớt vất vả. Lúc này thì ý tưởng chế tạo máy hình thành. Tôi cứ nghĩ đến khuôn mặt hả hê, mừng vui của mẹ khi được giải phóng sức lao động mà thấy vui lắm. Tôi liền chụp ảnh máy cấy của nước bạn, và tìm hiểu nguyên lý hoạt động và tìm thêm sách vở để nghiên cứu", anh Nghĩa kể lại.
Ngày chạy taxi, đêm nghiên cứu máy cấy
Về nước năm 2005, có chút vốn liếng, anh mua ôtô về chạy taxi, vợ anh vẫn gắn bó với ruộng đồng và mở được một hiệu tạp hóa. Nhớ lúc ở cánh đồng bên xứ người, anh lại suy nghĩ chế tạo máy cấy. Nhưng dù dày công đi tìm hiểu, nhưng anh không thể thấy động cơ nào có thể phù hợp cho việc chế tạo máy cấy trên đồng đất quê hương của mình. Người nông dân một nắng hai sương vẫn chưa được giải phóng sức lao động. Năng suất lao động thấp, phải chi phí nhiều, người nông dân quê anh vẫn chẳng được thụ hưởng bao nhiêu từ cấy lúa tiếp tục khiến anh trăn trở suy nghĩ.
Anh Nghĩa đang điều chỉnh các thông số trên máy cấy lúa cho đạt yêu cầu kỹ thuật.
Năm 2011, anh tiếp tục cần mẫn nghiên cứu, tìm cách chế tạo máy. Nhưng làm gì đây, khi máy gắn động cơ lớn thì người nông dân sẽ không đủ sức mua, bởi giá thành rất cao, máy to và nặng, bà con khó vận chuyển. Tôi nghĩ đến chuyện làm ra chiếc máy không cần động cơ. Có như thế, máy mới không tốn nhiên liệu, nhẹ, di chuyển dễ dàng, giá thành hạ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân.
"Thế là ngày ngày chạy xe, lúc không có khách, tôi la cà các cửa hiệu sửa chữa xe máy, hàn xì để mua đồ, mài giũa, đấu nối các chi tiết theo bản thiết kế tôi đã vẽ ban đêm.", anh Nghĩa nhớ lại:
Anh Nghĩa bên trong xưởng chế tạo máy cấy không động cơ của mình
Anh cho biết, ngay cả khi ngồi chờ khách đi taxi, anh cũng bỏ các bản thiết kế ra nghiên cứu. "Tôi chẳng dám nói với vợ con, bố mẹ hay bất cứ ai về công việc của mình. Nhiều hôm đi sớm về khuya, vợ tôi cũng tỏ vẻ thắc mắc. Đến khi chuẩn bị bắt tay vào công đoạn lắp ráp cuối cùng, tôi mới chia sẻ với vợ về công việc mình đang làm. Đến lúc này tôi nghĩ, phải bỏ lái taxi để dồn tâm huyết cho ruộng đồng thôi. Bỏ công việc tốt để về với ruộng đồng, đúng là tôi hơi liều. Nhưng tôi tin là mình đang có hướng đi đúng đắn".
Giấc mơ thành hiện thực...
Bao đêm thức trắng, anh Nghĩa tự tay thiết kế rồi hàn gắn, lắp ghép từng chi tiết. Sau nhiều lần mày mò, làm đi làm lại đến cả chục lần, gần 2 tháng sau chiếc máy cấy lúa ra đời.
"Người trong xóm khi thấy tôi làm cái máy này, đến xem đông lắm. Người ta cứ hỏi tôi làm cái gì, rồi họ đoán non đoán già. Thậm chí có người còn nói tôi bị "khùng", hết việc làm nên sinh ra thế. Người ta bảo đó là máy gì thì tôi cũng gật...", anh Nghĩa kể về ngày đầu chế tạo máy cấy.
Đưa máy cấy ra đồng thử nghiệm.
Thế rồi máy cấy hoàn thiện cũng đã hoàn chỉnh, nhưng khi muốn thử máy thì ruộng đồng đã khô. Anh phải mang máy ra đoạn sông cạn để thử. Bộ phận tách mạ hoạt động rồi, nhưng chưa tốt lắm. Anh mang về "xưởng" nghĩ cách chế tạo cho hoàn thiện hơn.
"Đến vụ, những ngày đầu, tôi cho máy cấy thử chạy ngay trên ruộng lúa nhà mình, thấy hoạt động tốt. Vụ đó, cây lúa phát triển tốt, năng suất cao. Tôi vô cùng sung sướng!", anh Nghĩa hào hứng kể lại.
Những sai số cũng dần được anh khắc phục, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Và rồi vụ mùa năm 2014, chiếc máy cấy đầu tiên không sử dụng động cơ của anh Nghĩa ra đời hoạt động tốt khiến nhiều người bất ngờ và thán phục.
Chiếc máy cấy không động cơ của anh Nghĩa được thiết kế khá đơn giản, có thể sử dụng trên nhiều loại ruộng lúa khác nhau. Máy được làm bằng sắt có kết cấu vững chắc, thiết kế bộ phận truyền động đơn giản, nhỏ gọn với trọng lượng chưa đến 24 kg. So với những chiếc máy cấy nhập khẩu hiện nay, chiếc máy cấy mà anh Nghĩa chế tạo có nhiều ưu điểm. Máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ. Vì thế, người kéo sẽ không tốn nhiều sức khi di chuyển. Nhờ vào những tính năng ưu việt đó, chiếc máy này đã được nhiều người nông dân lựa chọn.
Theo anh Nghĩa cho biết chiếc máy này không cần phải dùng đến mạ khay. Bà con chỉ cần gieo mạ nền cứng theo từng ô, diện tích 20 x 20 là được. Qua thử nghiệm, mỗi giờ đồng hồ máy cấy được gần 1 sào ruộng. Khoảng cách hàng cấy có thể tự điều chỉnh theo ý muốn. Với bốn mỏ cấy, một giây làm được 4 khóm lúa, và máy có hệ thống gạt bùn nên không phải mất thời gian xoa vết chân người đi lại.
Hôm chúng tôi đến xưởng của anh Nghĩa, có rất đông người dân từ các nơi như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Nội và các huyện trong tỉnh tìm về để đặt hàng mua máy cấy.
Ông Trần Văn Cảnh, ở Thanh Miện - Hải Dương cho biết, tôi xem trên mạng thấy chiếc máy cấy rất thuận tiện với nhà nông nên 4 anh em trong nhà quyết định mua một cái để cho đỡ vất vả.
"Nhà tôi có hơn mẫu ruộng, nếu thuê cấy tay 1 ngày mất 250.000 đồng/công. Nếu bỏ ra 3.900.000 đồng mua máy cấy này về rồi, thì so với cấy tay tôi thấy rẻ hơn nhiều. Hơn nữa, khi đưa máy cấy này đi vào sản xuất sẽ giúp người nông dân giảm phần lớn chi phí và sức lao động...", ông Phan Châu Giang, xã Tự Tân, Vũ Thư, Thái Bình phân tích.
Bà Lâm Thị Tú (Phú Xuyên, Hà Nội) - Khách hàng đã mua và sử dụng máy cấy của anh Trần Đại Nghĩa sáng chế cho chúng tôi biết: "Trước kia chúng tôi đi cấy bằng tay ngày cũng chỉ được 1 sào ruộng mà về rất đau lưng. Chiếc máy cấy này do bác Nghĩa chế tạo ra giúp bà con chúng tôi bớt đi những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp".
Đánh giá về những tiện ích của máy, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng cho biết, máy cấy do anh Nghĩa chế tạo ra chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng, phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu của Việt Nam, khắc phục được nhược điểm của các loại máy động cơ. Đặc biệt, phù hợp với nền ruộng xấu, ruộng cao và miền núi.
Hiện nay, anh Nghĩa đã nhận được đơn đặt hàng từ nhiều nông dân ở khắp cả nước. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn mở rộng sản xuất nên anh chưa đáp ứng hết được nhu cầu của mọi người. Với gần chục nhân công lao động, mỗi tháng xưởng của anh Nghĩa cũng chỉ sản xuất được khoảng 30 chiếc máy cấy phục vụ bà con nông dân.
Về dự định của mình, anh Trần Đại Nghĩa cho biết: "Sau khi chế tạo hoàn chỉnh chiếc máy cấy này, tôi đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cấp và cải tiến chiếc máy cấy để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tôi mong muốn có được vay khoản tiền ưu đãi để đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất quy mô, đáp ứng được nhu cầu của bà con...
(Theo VOV)
Phun thuốc, tưới cây tự động bằng điện thoại di động "cùi bắp" khiến nhiều tiến sĩ chào thua Xuất phát từ khó khăn, độc hại trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật và tưới tiêu vườn, nông dân Nguyễn Phú Thạnh (47 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế thành công hệ thống tưới cây, phun thuốc điều khiển bằng điện thoại di động "độc nhất vô nhị" ở miền Tây. Trong thời...