Con giết cha và lời thú tội với dòng họ
Cuộc sống gia đình luôn nặng nề với thái độ nóng nảy và hay hành hạ người trong gia đình của người cha, chính điều này đã khiến cho người con trong lúc nóng giận đã cướp đi sinh mạng của đáng sinh thành.
Người bố “đặc biệt”
Sáng qua (19-6), Nguyễn Phú Nguyên (SN 1994, trú ở cụm 2, xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội) bị dẫn giải ra tòa để xét xử về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, quy định tại điều 95-BLHS. Nạn nhân chính là người cha đã sinh thành ra Nguyên, ông Nguyễn Phú Bốn (SN 1961), trú cùng địa chỉ.
Video đang HOT
Giờ nghị án, Nguyễn Phú Nguyên luôn quay người để nhận sự động viên của người thân
Con đường dẫn Nguyên đến với phiên tòa sơ thẩm hôm nay được pháp luật xác định bằng một “lát cắt” thời gian, đó là sáng 14-12-2012. Hôm ấy, ông Bốn dậy khá sớm sang góp mặt trong đám sang cát của một người trong nội tộc. Cơm rượu xong xuôi, ông lại sang gia đình bà Chi ở cùng thôn dự đám cưới con trai bà này. Đến trưa, ông Bốn ngật ngưỡng về nhà trong trạng thái nẫu rượu. Vừa nhìn thấy vợ lúi húi thổi cơm dưới bếp, ông Bốn lên giọng nạt nộ như mọi lần. Ấm ức, bà Kỳ vặc lại liền bị chồng rít lên: “Hôm nay tao sẽ cho mày chết”. Dứt lời, ông Bốn đóng chặt cửa dùng điếu cày nện túi bụi vào người vợ. Vừa hay, Nguyên cũng đi làm mộc thuê về. Từ lâu đã quá quen với cảnh cứ mỗi khi rượu vào là bố lại kiếm cớ bạo hành mẹ nên Nguyên chẳng nói chẳng rằng lặng lẽ dọn cơm ra ăn. Đánh chửi vợ mãi cũng chán, ông Bốn quay sang cà khịa đứa con trai út.
Thấy đứa con trai cãi lại, ông Bốn lập tức quăng nồi cơm ra hè và đập vỡ mâm bát, không cho Nguyên ăn. Nghĩ rằng “trời đánh còn tránh miếng ăn” nên bà Kỳ góp ý với chồng: “Nó đi làm về, sao ông lại không cho nó ăn cơm”. Sẵn chiếc điếu cày, ông Bốn tiếp tục nện vợ. Bà Kỳ bỏ chạy ông cũng không tha. Nguyên đuổi theo ôm bố, rồi kéo về hiên nhà. Con “ma men” trong người ông Bốn lúc ấy chẳng chịu nằm im. Nó thúc ông Bốn quay ngược chiếc điếu cày lại đánh con trai. Nguyên đỡ được và giật phăng lấy. Tức thì cậu ta dùng luôn chiếc điếu tre nện vào đầu bố. Thế rồi trong lúc hai bố con giằng co nhau, Nguyên còn nện thêm một nhát nữa trúng vào trán cha, khiến ông Bốn ngã đập đầu xuống đất thiệt mạng ngay tại chỗ.
Thú tội vì bị dày vò lương tâm
Có lẽ vụ án Nguyễn Phú Nguyên giết chết bố đẻ sẽ chẳng bao giờ bị phanh phui nếu như không có một ngày cậu ta ngộ ra tội ác và chủ động thú nhận với dòng tộc cũng như pháp luật. Trước tòa bị cáo trình bày, ngay sau khi thấy bố nằm bất tỉnh tại bậc hè, cậu ta vô cùng hoảng loạn, nhưng vẫn kịp trấn tĩnh để đi sang nhà hàng xóm chơi. Sau ít phút ngồi ở nhà hàng xóm, Nguyên được người anh con bác ruột chạy sang thông báo bố cậu ta bị cảm chết rồi.
Cũng theo lời khai của bị cáo, khi cậu ta chạy về nhà thì mới hiểu chính bà Kỳ đã hậu thuẫn để Nguyên thoát khỏi tội ác giết cha. Bởi ngay khi Nguyên bỏ đi và thấy chồng không còn thở nữa, người đàn bà này đã hớt hải chạy sang đám sang cát gần nhà để thông báo với người anh chồng đang có mặt tại đây: “Nhà em uống rượu say, bị cảm và ngã đập đầu xuống hè”. Mọi người vội vã chạy sang đưa ông Bốn ra trạm y tế xã cấp cứu, song không kết quả. Ngay sau đó, đám tang ông Bốn đã được hai bên gia đình nội ngoại, xóm giềng tổ chức bình thường. Và trong suốt thời gian diễn ra lễ tang, Nguyên vẫn tròn vai là một đứa con trai có hiếu. Nhưng rồi chỉ ít hôm sau, ngày 20-12-2012, hung thủ giết cha tự thấy không thể nào che giấu mãi cái tội đại nghịch bất hiếu này. Thế nên Nguyên đã sang nhà bác ruột (anh trai bố) kể lại toàn bộ sự tình. Cùng ngày, cậu ta được bác và mẹ đẻ đưa đến trụ sở CAH tự thú. Sau này, khi CQĐT vào cuộc đã khai quật tử thi và nhận thấy nguyên nhân chết của ông Bốn là do chấn thương sọ não, hoàn toàn phù hợp với những lời thú tội của hung thủ cũng như lời khai của bà Kỳ.
Tham dự phiên tòa cả bà Kỳ và ông Nguyễn Phú Thức (người đầu tiên nhận tin ông Bốn bị cảm chết) đều xác nhận lời khai của Nguyên là hoàn toàn đúng sự thật và đúng với những gì mà họ chứng kiến. Ngoài ra cả hai nhân vật này đều khẳng định ngày bị hại còn sống, ông Bốn thường xuyên “nát rượu” và luôn hành xử với vợ con rất tệ. Cũng chính vì thế mà khi đề đạt yêu cầu, không chỉ có bà Kỳ, ông Thức mà tất thảy những người ruột thịt của cả bị cáo lẫn bị hại có mặt tại phiên xét xử đều đồng lòng xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho Nguyên. Cái lý mà họ đưa ra là ông Bốn vốn là người không chỉn chu, còn bị cáo thì hiền lành, tốt tính. Sự việc xảy đến với gia đình họ thật không ai ngờ đến và nó như là một vụ “tai nạn” vô cùng đáng tiếc.
Giờ nghị án ngắn ngủi trôi qua. Tòa cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Nhưng vì bị cáo đã giết hại chính cha đẻ của mình nên cần thiết phải áp dụng một hình phạt cao nhất của khung khoản, tội danh bị truy tố. Với lập luận ấy, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Nguyễn Phú Nguyên 3 năm tù giam.
Theo vietbao
Hối hận muộn màng của nghịch tử chém cha
Tức giận vì cha la mắng mẹ, Khoa dùng dao chém trọng thương cha ruột. Ngồi trong phòng trại giam, gã tỏ ra hối hận về những điều mình đã làm. Tuy nhiên, dù nước mắt rơi, xót xa khi kể lại mọi chuyện nhưng giờ, hắn vẫn là một nghịch tử trong mắt tất cả mọi người.
Chém cha vì bênh mẹ
Ngồi trong trại tạm giam, Trần Đăng Khoa (26 tuổi, ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) buồn bã, đôi mắt nhìn xa xăm và thấm ướt khi nhắc đến lý do phải xộ khám. Gã nấc nghẹn: "Em cũng không biết tại sao hôm đó mình lại dùng dao chém cha mình nữa. Suốt những ngày qua, hình ảnh cha bị chính tay em chém cứ trăn đi trở lại mãi".
Khoa làm nghề phụ hồ. Vào chiều 21.3.2013, trong người hơi mệt, hắn xin chủ cho về trước để nghỉ ngơi. Trên đường, hắn gặp lại một người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Sau một hồi gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, hắn mời bạn về nhà để có thể vừa "nhâm nhi vài ly" lại vừa nhắc lại chuyện xưa. Hắn ghé vào quán gần nhà mua một lít rượu và ít mồi. Về đến nhà, hai người bạn cũ vừa ngồi nhậu ở trước hiên vừa sa đà kể về những chuyện đã qua. Khi hơi men đã thấm, cũng là lúc ông Nguyễn Nam Hà (55 tuổi, bố của Khoa) đi làm về. Chỉ mới bước vào đến nhà, thấy con trai ngồi nhậu, ông Hà tỏ ra khó chịu, miệng cằn nhằn. Biết tính của bố, Khoa trấn an bạn: "Ông già tao thế đó, không sao đâu". Sau đó, Khoa và người bạn vẫn tiếp tục nhậu cười đùa một cách vui vẻ.
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, ở trong nhà, ông Hà cằn nhằn, la mắng vợ. Khoa không biết cha khó chịu với mẹ vì chuyện gì, nhưng lại ngại với bạn nên định vào khuyên bố nói nhỏ nhỏ thôi. Khi nghe con trai nói, ông Hà vẫn gân cổ lên bảo: "Mày xem mẹ mày như thế có chịu nổi không. Tao đi làm về mệt, bà ở nhà chỉ có việc cho lợn ăn mà cũng không tròn bổn phận nữa". Nghe đến đây, mẹ của Khoa nhẹ nhàng: "Nhưng tôi đã bảo tôi cho ăn rồi mà". Không chờ vợ nói hết lời, ông Hà tiếp tục: "Bà cho ăn đâu mà cho ăn. Nếu cho chúng ăn thì chúng đã không kêu". Khoa tỏ ra khó chịu: "Cha mẹ đừng cãi nhau nữa, bạn con đang ngồi ở ngoài kìa". Dường như không nghe con trai nói gì, ông Hà lớn giọng: "Heo của tao mà mẹ mày không chịu cho ăn thì tao phải nói chứ".
Khoa ngồi trong trại giam
Đến lúc này, cơn tức giận trong Khoa nổi lên: "Heo đó là của mẹ chứ của bố khi nào. Bố đã bao giờ bỏ ra nghìn nào để mua cám, rau cho nó chưa". Ông Hà nghe con trai nói vậy chỉ im lặng, chạy vào sau bếp, lấy ra một con dao lăm lăm trước mặt Khoa: "Mày nói gì, con heo đó mà không phải của tao à. Tao nói cho mày biết, bất kể thứ gì ở trong gia đình này đều là của tao hết". Khoa không những không sợ khi bố cầm dao mà hắn còn lao về phía trước thách thức: "Bố có gan thì bố chém con đi". Mặc dù cơn giận đang lên mức "cuồng phong", nhưng ông Hà chợt nhớ ra con trai đang say nên vứt dao xuống đất. Tuy nhiên, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con dao vừa rơi xuống cũng là lúc Khoa cúi xuống nhặt lên. Hắn vừa cầm dao, vừa đưa cán về phía ông Hà: "Ông muốn chém tôi thì chém đi, ngại ngần gì".
Ông Hà hoảng loạn, đi giật lùi về phía sau. Nhưng, càng cố tránh né thì Khoa lại càng tiến đến, miệng vẫn không thôi thách thức. Trong cơn giận dữ, Khoa bảo: "Ông không đâm tôi thì tôi sẽ đâm ông". Lời nói vừa dứt cũng là lúc, nghịch tử vung dao lên chém hai nhát chí mạng vào đầu cha ruột. Đến lúc này, ông Hà đau đớn hét lớn: "Thằng Khoa chém chết tôi rồi". Trong giây phút hoảng loạn, mẹ của Khoa thấy máu tuôn chảy, liền hét lớn kêu cứu. Ngay sau đó, một số hàng xóm chạy sang, đưa ông Hà đi cấp cứu tại bệnh viện. Riêng Khoa bị công an bắt giữ tại nhà ngay trong đêm hôm đó.
Nước mắt muộn màng
Khoa cho biết, nửa tháng trôi qua, ngày nào ký ức hãi hùng cũng trở lại trong suy nghĩ. Chính vì hối hận mà chưa đêm nào hắn ngủ ngon giấc. Hắn ngồi trong tù, nhưng lo lắng không biết cha mình giờ ra sao. Từ ngày vào tù đến nay, người thân cũng có vào thăm hai lần và cho biết cha đã qua giai đoạn nguy hiểm. Bên cạnh đó, mỗi khi có dịp, thấy công an đi ngang qua phòng là hắn liền níu lại hỏi tình hình của cha mình ra sao. "Tôi gây ra sai lầm nghiêm trọng, nhưng cũng may là cha tôi đã thoát khỏi nguy kịch", đôi mắt hắn vẫn buồn rười rượi.
Khoa cho biết, gia đình mình trước đây sống ở ngoài Bắc. Tuy nhiên, do cha mẹ sinh được 5 người con, ở ngoài Bắc thì không có tiền nuôi đủ nhiều "máy ăn" đến thế nên quyết định dắt díu nhau vào Đồng Nai lập nghiệp, hy vọng có cơ hội đổi đời. Cha mẹ hắn làm mướn đủ mọi việc, sau một thời gian thì cũng mua được một miếng đất nhỏ, xây cất căn nhà để bảy người có thể "chui ra chui vào". Mặc dù cuộc sống có phần đỡ khó khăn hơn thời ở ngoài Bắc, nhưng do cha phải lao động nặng nhọc nên buổi chiều thường uống ít rượu để "chống mỏi". Ban đầu, ông Hà uống chỉ cho vui, nhưng do tuổi già, thần kinh yếu nên thời gian về sau, người cha lại càng mất kiểm soát, thường tìm cách gây gổ, chửi mắng vợ mỗi khi có "cồn" vào.
Bên cạnh đó, Khoa lớn lên trong cảnh thấy cha chửi mắng mẹ như cơm bữa. Nhiều lần, hắn cũng muốn lên tiếng bênh mẹ, nhưng lại sợ uy quyền của cha nên chỉ đành im lặng. Thời gian trôi qua, sự bất bình với cha ngày càng lớn, nhưng hắn vẫn chôn chặt vào trong lòng. Tuy nhiên, trong khoảng vài năm trở lại đây, hắn đã lớn, lại có vợ nên khá ái ngại mỗi khi cha lớn tiếng với mẹ, lắm lúc, hắn lớn tiếng bênh mẹ và khuyên cha. Tuy nhiên, ông Hà vẫn không một chút đổi thay.
Ngồi thinh lặng một lúc khá lâu, cố ngăn những giọt nước mắt lăn dài trên má, Khoa chuyển sang tâm sự về mẹ. Mẹ hắn là một người phụ nữ hết lòng thương chồng con. Mặc dù phải chịu cảnh chồng "hành hạ" mỗi khi say, nhưng chưa bao giờ bà than phiền hay tỏ ra khó chịu. Bà cố nín nhịn, nuốt tất cả mọi khổ đau vào trong để cuộc sống gia đình được êm ấm. Mỗi khi thấy các con cự lại cha trong lúc say thì bà lại khuyên ngăn: "Dù sao đó cũng là bố, các con không được hỗn". Từ ấu thơ đến lớn, nhiều lần Khoa nhìn thấy mẹ ngồi khóc trong góc tối nhưng lại cố gằn tiếng nấc sau mỗi lần cha chửi mắng. Cũng vì hình ảnh này, gã lại càng tỏ ra khó chịu, chống đối với cha ngày càng gay gắt.
Trong thâm tâm nghịch tử, mẹ hắn là một người phụ nữ lễ nghĩa. Chính vì vậy, hắn lo sợ, sau hành động bất hiếu của mình, mẹ sẽ không chịu nổi mà đổ bệnh. Khoa nghẹn ngào: "Do sức yếu, mẹ em thường xuyên đau ốm, đặc biệt là mỗi khi có chuyện buồn. Thế nhưng, em lại gây ra chuyện tày đình như thế này, không biết bà sẽ ra sao". Từ khi bị bắt đến nay, người thân đã vào thăm hai lần, nhưng mẹ hắn không hề có mặt. Hắn lo lắng, hỏi tình hình mẹ thì người thân cho biết, bà đang ở trong bệnh viện chăm sóc chồng. Mặc dù nghe vậy, nhưng hắn
cũng không thể vơi nỗi lo về mẹ.
Trong lúc trò chuyện, một lần nữa, kẻ tội đồ lại im lặng một lúc khá lâu. Hắn nghẹn ngào: "Trong suốt những ngày qua, em suy nghĩ rất nhiều. Em biết, hành động của mình là sai, nếu thời gian trở lại, em sẽ không sai phạm một cách điên rồ như vậy. Mặc dù cha vẫn còn sống, nhưng vết thương còn mãi, để lại di chứng đến suốt đời. Chừng đó vẫn chưa hết, em phải nói sao khi sau này con trai mình lớn lên. Em sợ, con trai sẽ biết chuyện cha nó đã từng dùng dao chém suýt chết ông nội và không nghe lời dạy bảo". Có lẽ rằng, những điều Khoa lo lắng là không thừa, nhưng, dù lấy bất kỳ lý lẽ nào thì cũng không thể biện minh được hành vi sai trái của Khoa đã gây ra. Trong tương lai, bản án đích đáng sẽ giáng xuống kẻ nghịch tử, nhưng bản án lương tâm sẽ mãi đeo đuổi hắn đến suốt cuộc đời.
Lời thú tội và những tiếc nuối sau 17 năm trốn nã Vũ Xuân Tùng (SN 1974, nguyên quán khu Long Thạch 1, phường Cẩm Thạch, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã bị TAND tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử lưu động tại TP. Cẩm Phả sau 17 năm trốn nã vì tội giết người. Khi bị tòa tuyên phạt 16 năm tù, bị cáo Tùng như chết lặng. Chỉ vì một hành...