Con giàu, con nghèo và câu chuyện buồn ngày Tết
Tết sắp về. Trong khi những đứa con xa nhà háo hức mong chờ ngày về sum vầy với gia đình thì tôi lại thấy trong lòng nặng trĩu một nỗi buồn. Năm nay, tôi không muốn đưa vợ con về quê ănTết.
Mặc dù nhà có thêm em dâu, nhưng suốt 9 ngày nghỉ Tết, mọi việc trong nhà đều đến tay vợ tôi làm. (Ảnh minh họa)
Nhà tôi có 2 anh em trai. Em trai chỉ kém tôi 1 tuổi. Bố mẹ tôi làm nông nghiệp nên cố gắng lắm mới nuôi được 2 anh em tôi ăn học bằng người.
Ra trường, tôi vừa đi làm đã lấy vợ ngay. Tôi học ngành xã hội nên không có nhiều cơ hội việc làm. Từ đó tới nay, tôi an phận thủ thường trong một cơ quan nhà nước. Vợ tôi là viên chức, gia cảnh nhà vợ cũng khó khăn. Hai vợ chồng tôi hiện đã có con gái 6 tuổi nhưng vẫn phải đi ở trọ. Tôi rất buồn vì bản thân mình kém cỏi, để vợ con vất vả và cũng chưa giúp bố mẹ được gì.
Trong khi đó, em trai tôi là người rất nỗ lực, quyết tâm. Em tôi tìm mọi cách để phát triển sự nghiệp, kiếm tiền. Sau nhiều lần chuyển chỗ làm, em tôi đã trở thành trưởng phòng của một công ty có tiếng. Năm trước, em trai tôi cưới một cô gái gốc phố, nhà giàu. Được sự trợ giúp kinh tế từ nhà vợ, ngay năm đó em trai tôi mua đượcnhà đẹp, ô tô. Em tôi cũng gửi tiền giúp bố mẹ tôi sửa sang nhà cửa. Nhờ có cậu ấy, bố mẹ tôiđược nở mày nở mặt với dân làng.
Khi khoảng cách về kinh tế giữa 2 anh em tôi mỗi ngày thêm lớn thì tình cảm cũng nhạt nhòa theo. Phần vì chúng tôi ở xa, phần vì từ ngày lập gia đình, vợ chồng em tôi không hỏi han gì tới anh chị và cháu. Mặc dù đã xác định “anh em nhất giả kiến phận” nhưng tôi vẫn thấy rất buồn. Trong thâm tâm, tôi vẫn coi em mình là máu thịt.
Trong những lần gia đình đoàn viên, cả nhà thường dành cho em tôi những lời khen ngợi và chê tôi không có chí tiến thủ nên cuộc sống cứ dậm chân tại chỗ mãi thôi. Em tôi cũng hay lên giọng “dạy anh” cách kiếm tiền. Nhưng có ai ở vị trí của tôi mới hiểu mọi thứ chẳng dễ dàng gì với một người có hoàn cảnh như tôi.
Video đang HOT
Tết trước là cái Tết đầu tiên em trai tôi lấy vợ. Như mọi năm, nghỉ việc cơ quan là vợ chồng tôi đưa con về quê giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa và sắm Tết. Vợ chồng tôi biếu bố mẹ 3 triệu trong tổng số tiền thưởng Tết ít ỏi của chúng tôi. Vợ chồng em trai tôi tận 29 Tết mới về, biếu bố mẹ 10 triệu và mua rất nhiều quà cáp. Bố mẹ tôi mừng rỡ vô cùng.
Mặc dù nhà có thêm em dâu, nhưng suốt 9 ngày nghỉ Tết, mọi việc trong nhà đều đến tay vợ tôi làm. Trong khi con dâu mới chỉ đi chơi Tết hoặc loanh quanh ở nhà trên tiếp khách với bố mẹ chồng thì vợ tôi lầm lũi ở dưới bếp nấu nướng, giặt giũ, rửa bát, quét nhà… Em dâu tôi được mẹ tôi dắt tay đi giới thiệu với từng người. Đối với bà, nhà có cô con dâu giàu có, sành điệu là một niềm tự hào đáng kể.
Mẹ tôi nói với vợ tôi rằng : “Con thạo việc thì làm cho em. Em nó là gái phố, không quen việc. Chị em trong nhà không nên tính đếm. Sau này vợ chồng con còn phải nhờ cậy em nhiều”. Vợ tôi vẫn vui vẻ làm việc vì coi đó là trách nhiệm của mình. Chứ thực tâm vợ chồng tôi chưa bao giờ có ý định nhờ cậy em tôi bất cứ việc gì.
Rồi khi ngồi xuống mâm cơm, có miếng ngon mẹ tôi chọn gắp cho vợ chồng em tôi trước. Trong câu chuyện ngày Tết, bố mẹ và em tôi vẫn tiếp tục “lên lớp” vợ chồng tôi. Những lời bố mẹ và em nói khiến tôi có cảm giác mình như một kẻ vô dụng, bất tài.
Ở đời, “giàu trọng, khó khinh”, điều gì em tôi nói ra cũng được mọi người tán thưởng. Biết phận mình, tôi đành im lặng. Vì biết mình có nói gì cũng bị phản biện, chê bai.
Đêm giao thừa năm trước rét căm căm, một mình tôi ngồi canh nồi bánh chưng đun bằng bếp củi, vợ tôi tay tím tái vì một mình vặt lông 3 con gà để sắp các lễ cúng giao thừa và mùng 1. Con tôi mũi dãi tèm lem lang thang ngoài sân giếng chơi với mẹ. Còn bố mẹ và vợ chồng em trai tôi ngồi uống trà, xem chương trình “gặp nhau cuối năm”.
Hôm nhà tôi và nhà em trai đi, mẹ tôi sắp 2 túi quà. Túi to cho em và túi bé cho tôi. Tôi nói: “Bố mẹ để lại mà dùng, không phải cho chúng con đâu”. Tôi vừa dứt lời thì bố tôi bảo: “Đúng là đã nghèo lại còn sĩ diện. Hay không có cho bố mẹ nên anh chị ngại à?”. Nghe bố nói, tôi thấy cổ họng mình nghẹn đắng. Dư vị cái Tết buồn cứ vương vấn mãi trong tâm trí của tôi.
Nghĩ đến cái Tết trước, Tết năm nay, tôi chẳng muốn về. Tôi vẫn gọi điện thăm hỏi và biếu bố mẹ tiền tiêu Tết. Tôi định đăng ký trực Tết ở cơ quan và cho vợ con về ăn Tết với bà ngoại. Khi Tết vắng đứa con nghèo, không biết bố mẹ tôi có buồn không?
Theo Afamily
Ân hận vì đối xử với mẹ vợ như 'người dưng nước lã' cho đến khi bà lôi ra bọc đen đó
Không ngờ trước thái độ 'bất hiếu' của mình mà mẹ vợ vẫn cho khoản tiền lớn mà cả đời vợ chồng tôi cũng không dám mơ đến.
ảnh minh họa
- Con ơi, tháng này sao lâu gửi tiền biếu mẹ thế?
- Dạ, con đang thu xếp. Tháng này chồng con bị chậm lương, khi nào có con gửi liền.
- Ờ, tháng này mẹ ốm nhiều quá..
- Dạ, dạ...
Cứ tháng nào tôi chậm đưa tiền biếu là y rằng mẹ vợ lại gọi điện nhắc. Bà có hai người con gái là vợ tôi và một cô nữa cũng đã lấy chồng. Bố vợ mất đã lâu nên giờ chỉ có mình mẹ sống ở quê. Chúng tôi thống nhất là mỗi tháng gửi biếu mẹ 500 nghìn đồng. Vợ chồng tôi cũng chẳng có tiền, nên đối với tôi nó giống như một gánh nặng.
Cũng vì chuyện tiền nong mà vợ nhiều lần "mặt nặng mày nhẹ" với chồng. Tất nhiên, khi đôi co thì cô ấy luôn đứng về phía mẹ. Khi tôi cằn nhằn về việc tiết kiệm tiền để mua chung cư (vì hiện tại chúng tôi vẫn phải ở nhà thuê) thì vợ lại nói khoản biếu mẹ chẳng đáng gì. Còn nói tôi so đo việc không biếu bên nội mà chỉ cho bên ngoại. Cô ấy nói bố mẹ chồng có lương hưu còn mẹ thì không. Sau thì mọi việc cũng đâu vào đấy nhưng nói thật tôi vẫn không thoải mái.
Ngoài ra, mẹ vợ thường lên chơi với vợ chồng tôi. Bà nói là quý cháu nhưng có lần lên ở hàng tuần liền. Ở trong căn nhà thuê chật chội nên có thêm một người nữa cảm thấy vô cùng khó chịu. Hơn nữa, lại thêm một miệng ăn mà không giúp được vợ chồng tôi việc gì. Bà rất "mù công nghệ", bảo đi thang máy, dùng máy giặt nhiều lần chỉ ậm ừ rồi quên. Những lần mẹ vợ nấu ăn là tôi không thể nào nuốt được: bữa mặn, bữa nhạt... Thấy tôi không thoải mái, nên về sau mẹ vợ ít lên nữa. Một năm, tôi chỉ cho hai con về quê chơi với bà ngoại dịp hè với Tết.
Bất ngờ một hôm, mẹ vợ gọi báo cho vợ chồng tôi là sắp lên chơi. Lâu lắm mẹ không ở quê lên nên vợ tôi mừng ra mặt. Còn riêng tôi thì ậm ừ vì cũng không thích lắm. Hôm đó là cuối tuần nên vợ chồng tôi đều ở nhà. Vợ tôi dậy sớm ra đón mẹ ở bến xe. Khi thấy bà, mấy đứa con nhà tôi ùa ra. Riêng tôi thì vẫn không cảm thấy thoải mái, thầm nghĩ: "Có khi nào mẹ vợ lên đây để xin thêm tiền?". Tưởng mẹ lên chơi một hôm rồi về nhưng ai ngờ bà nói lâu không lên nên lần này sẽ ở chơi một thời gian.
Thấy mẹ ở chơi lâu, tôi cũng "đá thúng đụng nia" để đánh động nhưng hình như bà không hiểu. Một lần, biết mẹ vợ ở phía sau nên tôi cố tình nói to với vợ: "Em mua đồ ăn tiết kiệm thôi. Nhà có thêm một miệng ăn chứ có phải có khách khứa gì quan trọng đâu mà hôm nào cũng nấu như tổ chức tiệc. Thế này thì bao giờ mới mua được nhà".
Tối hôm đó, mẹ vợ gọi hai vợ chồng chúng tôi lại nói chuyện. Tôi nghĩ chắc bà đã hiểu ý mình và chuẩn bị khăn gói về quê. Hôm đó, mẹ vợ nói rất nhiều là đã làm phiền hai vợ chồng và hiểu nổi vất vả của hai con. Và tin mừng là bà không cần hai vợ chồng gửi tiền trợ cấp hàng tháng nữa. Vợ tôi thấy vậy thì cầm tay mẹ khuyên: "Mẹ giờ già yếu rồi, làm gì ra. Vợ chồng con không có thật nhưng cũng không để như vậy được".
Đến lúc này, mẹ vợ mới nói mình mới trúng số. Cả tôi và vợ đều không tin vào tai mình khi bà nói ra số tiền lớn ấy. Mẹ vợ cho biết đã để riêng một khoản dưỡng già và lo hậu sự sau này. Còn phần lớn còn lại sẽ chia cho con cháu. Mẹ đi vào phòng, lôi bọc đen trong túi đồ đưa ra cho hai vợ chồng. Bà nói số tiền này đủ để mua một căn hộ rộng rãi. Tôi không ngờ trước hành động bất hiếu của mình mà mẹ vẫn cho khoản tiền lớn thế.
Lần đầu tiên tôi khóc vì hối hận. Mẹ vợ lúc đó chỉ nói một câu duy nhất: "Mẹ biết con vì lo cho các cháu nên mới tính đếm như vậy". Chính sự bao dung của mẹ vợ đã khiến tôi thức tỉnh. Có lẽ, khi đã là cha mẹ thì ai cũng yêu thương con cháu. Mọi người đừng quá tính đếm với bậc sinh thành để rơi vào sai lầm giống tôi.
Theo blogtamsu
Nghẹn đắng chồng và nhà chồng trả giá 200 triệu để vợ kí đơn ly hôn Hôm sau, mẹ chồng biết chuyện cô khăng khăng không chịu ly hôn thì tới thủ thỉ thân tình: "Con ơi, chồng con nó đã ngần ấy tuổi, con bắt nó đợi tới bao giờ mới được làm bố nữa?" Cô và anh lấy nhau đã 3 năm nhưng mãi chưa có tin vui vì cô mắc hội chứng buồng trứng đa nang....