Cơn giận dữ của nông dân Pháp khi Trung Quốc thâu tóm đất nông nghiệp
Nông dân Pháp đã nỗ lực bảo vệ nguồn đất nông nghiệp của mình sau khi chứng kiến những vườn nho Bordeaux nổi tiếng dần rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc trong những năm gần đây.
Những người biểu tình phản đối sự thâu tóm đất nông nghiệp của cá c nhà đầu tư Trung Quốc ở Murs, Pháp (Ảnh: AFP)
Từ rất lâu trước khi xảy ra các cuộc bạo loạn bánh mì dẫn đến cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, những người dân nghèo ở Pháp đã gắn bó chặt chẽ với đời sống nông nghiệp. Sự gắn kết của họ đi kèm với bản sắc dân tộc và họ sẵn sàng “bùng nổ” bất kể khi nào môi trường canh tác của họ bị đe dọa.
Sau khi chứng kiến cảnh các nhà đầu tư Trung Quốc dần mua lại các vườn nho ở thành phố Bordeaux, “thủ đô” rượu vang nổi tiếng của Pháp, người dân Pháp đã nỗ lực chống lại “cuộc xâm chiếm” đất nông nghiệp từ Trung Quốc. Hàng loạt bài viết liên quan tới chủ đề này đã xuất hiện trên khắp các mặt báo trong những tháng gần đây khiến dư luận xôn xao.
Tiêu đề của các bài viết đã đề cập trực tiếp tới Trung Quốc như: “Cánh đồng Pháp trên đĩa thức ăn của Trung Quốc”, “Khi Trung Quốc phát động cuộc đua mua đất nông nghiệp Pháp”, “Trung Quốc xâm chiếm đất trồng trọt của Pháp”, “Các nhà đầu tư Trung Quốc đổ bộ vào đất nông nghiệp Pháp”.
Tham vọng của giới đầu tư Trung Quốc
Nhân viên làm việc trong cửa hàng bánh mì của tỷ phú Hu Keqin ở Bắc Kinh (Ảnh: AFP)
Từ vùng Indre ở miền trung Pháp cho tới vùng Normandy và Brittany ở phía tây, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ các hoạt động thâu tóm đất nông nghiệp Pháp của Trung Quốc, trong đó phải kể tới cuộc biểu tình quy mô lớn ở Indre vào cuối tháng 8 với vùng đất thuộc sở hữu của tập đoàn Reward Trung Quốc.
Video đang HOT
Thương vụ mua 1.700 hecta đất nông nghiệp của tập đoàn Reward để làm nơi trồng lúa mì, lúa mạch và hạt cải từng là chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận vào thời điểm năm 2016. Trên diện tích đất tại Pháp, tập đoàn đa quốc gia này đã sản xuất bột mì hữu cơ cung cấp cho thị trường Trung Quốc.
Đây là một phần trong kế hoạch của tỷ phú Trung Quốc Hu Keqin nhằm “chinh phục Trung Quốc bằng bánh mì baguette” – một biểu tượng ẩm thực của Pháp. Tập đoàn Reward của tỷ phú Hu hiện sở hữu gần 3.000 hecta đất nông nghiệp tại Pháp.
Mục tiêu của ông Hu là mở 1.500 cửa hàng bánh mì tại Trung Quốc trong vòng 5 năm tới với nguồn nguyên liệu nhập từ Pháp, nhà sản xuất bột mì lớn nhất châu Âu, đồng thời thúc đẩy an ninh lương thực tại Trung Quốc. Trên trang web chính thức, tập đoàn Reward cho biết đã “mua 8 nông trại lớn ở Pháp và liên kết với hiệp hội nông nghiệp lớn nhất của Pháp, thành lập một chuỗi công nghiệp hoàn thiện với các mối quan hệ hợp tác về nông nghiệp”.
Tất cả các hoạt động trên là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm giới thiệu hình ảnh và khẳng định sự hiện diện toàn cầu của Bắc Kinh ở nước ngoài. Theo tạp chí Challenges của Pháp, ngoài Reward Group, các tập đoàn lớn khác tại Trung Quốc cũng đang hào hứng “nhắm mục tiêu tới các vùng nông thôn tại Pháp để sản xuất bột mì với nhãn hiệu “Made in France” (Sản xuất tại Pháp)”.
Dưới sự dẫn dắt của Confédération paysanne, Hiệp hội Nông dân quy mô nhỏ của Pháp, phong trào phản đối sự thâu tóm đất nông nghiệp của Trung Quốc đã bùng nổ trên toàn nước Pháp. Phong trào này mang tên “Giành lại đất mẹ”.
“Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự tập trung ồ ạt của các phương thức sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sở hữu ruộng đất, trong tay của một vài người. Điều này đã gây tổn hại cho các cộng đồng nông nghiệp trong khu vực, ảnh hưởng tới kế sinh nhai của nông dân cũng như cảnh quan của Pháp”, Laurent Pinatel, một người chăn nuôi gia súc tại vùng Loire phía tây Pháp và là người phát ngôn của hiệp hội nông dân, cho biết.
Chiến lược của Trung Quốc
Người biểu tình Pháp mang theo khẩu hiệu “Đất của người dân” (Ảnh: AFP)
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang được hưởng lợi từ một lỗ hổng pháp lý tại Pháp, trong đó cho phép họ không cần thiết phải trực tiếp mua đất nông nghiệp tại Pháp mà chỉ cần mua 98% công ty sở hữu mảnh đất đó. Đây là kẽ hở mà ông Pinatel cho rằng phải được giải quyết bằng các chế tài pháp lý nghiêm ngặt hơn trong vấn đề sở hữu đất đai cũng như chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các nhà lập pháp Pháp dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề này trong những tháng sắp tới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 đã cam kết sẽ siết chặt quy định để ngăn chặn tình trạng thâu tóm đất nông nghiệp.
Theo nhật báo La Dépêche, thương vụ mua bán đất nông nghiệp đã đặt ra câu hỏi về “chủ quyền thực phẩm của Pháp về trung và dài hạn” trong bối cảnh mối đe dọa tài nguyên đất đai quốc gia đang mất dần vào tay nước ngoài.
“Bằng cách nào để có thể chống lại “món hời” trong lĩnh vực nông nghiệp trước tình trạng phá giá?”, báo Pháp đặt câu hỏi, đồng thời cho biết công ty Trung Quốc sẵn sàng trả cao gấp 2-3 lần so với giá thị trường trên mỗi hecta đất nông nghiệp để có quyền sở hữu mảnh đất họ muốn.
Các hãng truyền thông khác cho biết đất nông nghiệp tại Pháp đang được mua theo “giá vàng” vì cơ bản tiền sẽ quyết định tất cả.
“Trung Quốc có một lợi thế không thể chối cãi, đó là tiền. Người Trung Quốc thường trả giá cao ít nhất gấp đôi so với giá hiện hành”, một bản tin trên kênh truyền hình France 2 của Pháp cho biết.
Theo Yolain Gauthier, một người làm vườn từ vùng Tour phía tây Pháp, nỗi ám ảnh từ các hoạt động xâm chiếm đất nông nghiệp của Trung Quốc khiến tương lai của nông dân Pháp càng trở nên bất định hơn.
“Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi muốn tự thành lập một dự án nông nghiệp, nhưng chúng tôi không thể tìm được nguồn tài chính vì những người có tiền đã đầu cơ vào đất đai, bất động sản”, Yolain nói.
Không chỉ những người nông dân mà công chúng Pháp cũng quan tâm tới vấn đề này. Họ cho rằng đất nước đang bị đe dọa.
Theo nhà báo Anne-Laure Chouin, có nhiều lý do khiến Trung Quốc muốn thâu tóm đất nông nghiệp tại Pháp, trong đó có sự bùng nổ về dân số và vấn đề an toàn thực phẩm tại quốc gia này.
“Hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc sinh sống trên 8% đất canh tác của thế giới. Đất đai đang bị ô nhiễm. Tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng và họ là những người muốn tiêu thụ nhiều thịt và sữa hơn. Những vụ bê bối y tế gần đây cũng khiến người tiêu dùng lo ngại một số sản phẩm nội địa và tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Do vậy, Bắc Kinh đang chuyển hướng sử dụng sản phẩm từ nước ngoài. Trung Quốc mua những vùng đất rộng lớn, họ sản xuất đậu nành ở Brazil, dầu cọ ở Congo và muốn chiếm gần 1% đất canh tác tại Australia vào mùa xuân”, nhà báo Anne-Laure Chouin nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Canada đứng về phía kết luận của Anh về vụ Salisbury
Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Canada đồng ý với kết luận của London, các nghi phạm trong trường hợp ngộ độc của Sergey và Yulia Skripal tại Salisbury ở Anh là nhân viên của GRU, như nội dung tuyên bố chung do bộ phận báo chí của Chính phủ Đức công bố hôm thứ Năm.
Cảnh sát Anh tại Salisbury.
"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào đánh giá của Anh rằng hai nghi phạm là thành viên của tình báo quân sự Nga, còn được gọi là GRU, và hành động có khả năng bị xử phạt ở cấp chính phủ", tuyên bố cho biết.
Như đại diện thường trực của Anh ở LHQ Karen Pierce tuyên bố, Anh sẽ xem xét mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Nga trong mối liên hệ với dữ liệu mới trong trường hợp ngộ độc ở Salisbury.
Nga dự kiến sẽ nghe thấy một điều gì đó mới tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về "vụ Skripal", nhưng thay vào đó, đã nghe thấy một thứ "cocktail hỗn độn dối trá", đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzia đáp lại .
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".
Ngày 23 tháng 5 trong đoạn băng video do hãng tin Reuters thực hiện, cô Yulia Skripal cho biết cô hy vọng quay trở lại Nga. Cô cũng nhắc tới sự trợ giúp của Đại sứ quán Nga ở London, nhưng lưu ý rằng tại thời điểm hiện tại không muốn nhờ cơ quan này giúp đỡ.
Theo baonghean/vn.sputniknews.com
Pháp bỏ tù nhóm người đưa lậu người Việt sang Anh Một cựu đại tá hải quân 70 tuổi, và 2 người Anh khác bị tuyên án tù giam tại Pháp về tội tìm cách đưa lậu một nhóm người Việt vượt biển sang Anh bằng thuyền máy, theo AFP. Một trong những vụ bị trôi dạt khi vượt biển sang Anh, buộc giới hữu trách phải can thiệp AFP Nhờ vào tin mật...