Con gì ăn ít nói nhiều…
“Con gì ăn ít nói nhiều/Ra ngắm vào vuốt miệng kêu tiền tiền”. Lang thang trên mạng, vợ bắt gặp cuộc thi làm thơ định nghĩa về vợ (chính xác là nói xấu vợ). Hiếm hoi có bài hùng dũng ký tên (nhưng không để địa chỉ!), còn đa phần đều khuyết danh. Giải thưởng thuộc về tác giả bài đố vui gồm hai câu: “Con gì ăn ít nói nhiều/Ra ngắm vào vuốt miệng kêu tiền tiền”. Xin mở ngoặc thêm là nghe đâu tác giả không dám lộ diện để nhận giải…
Cuộc thi gọi là được tổ chức bí mật giữa một nửa dân số thế giới với nhau (ý là mang tính đúc kết những tâm sự thôi), nhưng thực ra các đấng phu quân đều mong cho một nửa thế giới còn lại biết rõ nội dung của nó (nếu không thì sao lại tổ chức thi trên blog?). Biết rõ để làm gì nhỉ? Để các “con vợ” trong đáp án câu đố trên phải khác đi, phải thay đổi ư?
Chồng ơi, thật ra hay thay đổi vốn là một trong những tố chất của vợ rồi mà. Và chính nhờ dám thay đổi, vợ đã góp phần làm cho cuộc sống phong phú và tiến bộ hơn rất nhiều. Một ví dụ nhỏ thôi: có vòng đeo tay và dây chuyền bằng bạch kim, bằng vàng rồi, nhưng cứ vậy hoài thì đơn điệu quá, một ngày kia vợ muốn đổi bạc vàng thành ngọc trai. Thoạt qua, ý muốn này có vẻ phù phiếm, nhưng nhìn sâu sắc thì rõ ràng là chính đòi hỏi thay đổi này đã khiến cho ngành trang sức khởi sắc, khơi dậy và bùng nổ ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc trai, bao ngư dân có thêm thu nhập và khiến cho ngành du lịch phát triển. Mà du lịch phát triển thì kéo theo bao ngành nghề khác, bởi vì… Thôi không nói nữa kẻo lại mang tiếng nói nhiều về những điều không cần nói ra thì chồng cũng đã hiểu.
Mà nói nhiều thì cũng bởi vì mình sinh ra phải làm kiếp vợ. Ví như ngày nào cũng phải cằn nhằn mãi để chồng chịu bứt mắt khỏi ti vi mà vào phụ bếp. Thành thật mà nói thì sự phụ bếp của chồng có khi chỉ khiến rối thêm thôi. Vậy thì tại sao? Để làm gương cho con trai. Thế thôi. Để con trai hiểu bố mà cũng phải vô bếp thì cớ sao mình dám nằm ườn ra xem ti vi hoặc chơi game mà không giúp một tay. Xa xôi hơn, con trai sau này sẽ biết chia sẻ việc nhà với vợ, chúng mình sẽ tránh được những cuộc khóc lóc kể lể của con dâu. Con cái êm ấm thì vợ chồng mình (lúc ấy đã già) cũng được yên ổn. Còn ngay trong thì hiện tại thì hình ảnh bố lăng xăng phụ bếp giúp mẹ sẽ khiến các con được tự hào về một gia đình đầm ấm. Phải không nào?
Chồng sẽ bảo nói nhiều chẳng phải chỉ là cằn nhằn chồng, nhắc nhở con. Ừ, thì vợ công nhận vợ cũng hay tám với bạn bè. Nhưng thời buổi marketing lên ngôi này thì tám cũng là một cách thu thập thông tin đấy chồng ạ. Nhớ hồi mình lên đời xe máy, nhờ tám vợ mới biết có người đang tìm mua xe cũ, mình bán thẳng luôn không phải mất tiền trung gian. Cũng nhờ tám mà mới biết cửa hàng nọ giảm giá giờ vàng, mình mua được cho con cái laptop chỉ bằng nửa giá bình thường, chồng nhớ không? Cũng nhờ tám vợ mới biết trường chuẩn quốc gia còn suất tuyển sinh trái tuyến mà kịp nộp hồ sơ cho thằng út nhà mình…
Hãy hiểu lúc nào miệng vợ cũng nói tiền tiền chính là vì tình yêu mà thôi (Ảnh minh họa)
Và tám còn là cách xả xì trét hữu hiệu nữa. Chứng bệnh thời đại có tên trầm cảm chẳng phải có nguyên nhân từ âm ỉ không nói ra thành lời được đó sao? Đến nỗi báo chí đã có hẳn các mục “Nhỏ to tâm sự” hay “A lô bác sĩ tâm lý xin lắng nghe”… Thay vì tám với mấy mục ấy thì hội của vợ tám với nhau thôi mà. Chẳng phải có lời khuyên chí lý như là “trút ra hết cho nhẹ lòng” đó sao? Mà cái giá của tám giờ rẻ như cho vì thời cạnh tranh gọi nội mạng gần như miễn phí, hội bà tám của vợ ai cũng tiết kiệm bằng cách chỉ tốn tiền một lần để mua cái điện thoại giá rẻ gắn sim cùng mạng dành cho việc tám, là xong.
Video đang HOT
Thật lòng mà nói, tốn kém nhất chính là tốn thời gian cho việc tiết kiệm. Thay vì chủ nhật được nghỉ ngơi thì vợ phải có mặt ở cửa hàng giảm giá. Giảm giá thời buổi cạnh tranh khốc liệt này hoàn toàn không phải là bán rẻ những mặt hàng lỗi thời mà là giá của hàng xịn được bán trong giờ vàng như một kiểu xổ số mà thời gian xuất phiếu bán hàng chính là giải độc đắc. Chậm chạp mù mờ, giờ vàng trôi vèo qua. Thay vì thong dong mua sắm ở những cửa hàng mà nhân viên lễ độ cúi chào từ xa, vợ phải chen lấn ở những chốn “sale off” hòng tiết kiệm ngân sách cho gia đình, điều này có xứng đáng được ghi nhận không nhỉ?
Còn việc vợ ăn ít thì càng đỡ tốn cơm mà lại có dáng chuẩn, chồng than nỗi gì nhỉ? Còn vào ra ngắm vuốt đâu phải chỉ để được khen riêng mình xinh. Chẳng phải tiệc cưới con sếp, chính chồng dặn dò vợ chuẩn bị một bộ váy thật đặc biệt để chồng được tự hào sánh vai đó sao? Giàu vì bạn, sang vì vợ. Công danh sự nghiệp mà không có người vợ biết làm sang cho chồng thì coi như chỉ thành đạt một nửa thôi.
Chồng có còn muốn “con vợ” phải khác đi gì nữa không nhỉ? Chắc là có một khoản mà chồng ngại nói ra sợ mang tiếng chi li dù lòng vô cùng mong muốn, là vợ đừng có lúc nào cũng kiếm cớ hỏi tiền. Ai đó nói “giữ lửa” gia đình là thiên chức của phụ nữ, mà mấy cái “trụ cột gia đình” thời nay lại rất hay lấy cớ bàn bạc công việc để kéo nhau ra quán. Nơi chốn ấy đầy những lời mật ngọt mà đàn ông cũng có thể yêu bằng tai; nơi chốn ấy đồ ăn thì rất ngon mà đường đi đến trái tim đàn ông lại thông qua dạ dày! Vậy nên để giữ chồng cho mình, giữ bố cho con, giữ cho gia đình mình bên nhau mãi mãi, cách mà vợ nghĩ nên làm trước nhất là tìm lý do chính đáng quản chặt cái ví của chồng. Ra quán mà không đầy tiền để gọi đặc sản và mạnh tay “boa” thì chẳng cô nào mất công lúng liếng ngon ngọt làm chi. Chồng có thấu cho nỗi lòng của vợ không? Hãy hiểu lúc nào miệng vợ cũng nói tiền tiền chính là vì tình yêu mà thôi.
Theo 24h
Vợ "hổ mang"
Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ.
Vợ "lông ngôn", chông đành "ngâm tăm"
Ngày cưới Long, chú rể được dịp "nở mày nở mặt" vì ai cũng khen cô dâu xinh. Quyên trắng trẻo, người dong dỏng cao, tính cô lại hay nói nên nhanh chóng gần gũi bạn bè, người thân của Long. Long lại chừng mực, ít nói nên riêng chuyện "đấu khẩu" với người yêu, lần nào anh cũng thua. Khốn khổ nhất là Quyên rất hay ghen bóng ghen gió đâu đâu. Mỗi lần có gì nghi ngờ, cô phải ngồi căn vặn, chửi rủa cho hả dạ mới thôi.
Vợ chồng người ta lỡ có "sứt mẻ" gì vẫn thường đóng cửa bảo nhau, đằng này hễ có việc gì dù bé bằng con kiến Quyên cứ oang oang ngay trước mặt con và hàng xóm. Đã nhiều lần Long góp ý, rồi nhắc nhở nhưng biết chồng không dám "lên lớp" khi có người ngoài đứng đó nên cô vẫn chứng nào tật ấy.
Cuối tuần vừa rồi, phòng Long tổ chức đi tham quan ở Ninh Bình trong một ngày. Đường xa, lại đi nhiều nơi nên hơn 11 giờ đêm cả đoàn mới về đến Hà Nội. Do không tiện đường nên các anh không thể đưa hết chị em về tận nhà. Thiết nghĩ là trưởng phòng, phải có trách nhiệm lo cho anh chị em đi đến nơi về đến chốn nên về nhà, Long nhắn tin lần lượt cho từng người hỏi xem đã về đến nhà chưa.
Trong lúc Long đi tắm, thấy điện thoại liên tục có chuông báo tin nhắn, Quyên tò mò mở ra đọc. Máu ghen trong Quyên bùng lên, cô vào lôi thốc hai đứa con ra và bắt đầu "bài ca": " Xem bố chúng mày kìa, bảo sao mà về muộn, sao mà sáng họp, tối họp, cả tuần cơ quan, cuối tuần lại cơ quan. Lại còn ngang nhiên nhắn tin trước mặt con này à, giỏi lắm. Thích thì đi luôn đi".
Giọng Quyên cứ lanh lảnh hướng về phía chồng, vừa nói, cô vừa cầm chiếc điện thoại chỉ chỏ. Long cứ cất tiếng thì cái giọng chua ngoa kia lại sa sả át đi. Thấy bố mẹ nói to, hai đứa trẻ sợ hãi, níu tay nhau định bước về phòng nhưng Quyên nhất định không cho: " Đi đâu, ở đây mà xem bộ mặt thật của bố chúng mày kia kìa. Đô đêu". Không những thê, cô còn văng những từ bây bạ ra đê chửi chông trước mặt con cái.
Long ấm ức lắm nhưng không muốn to tiếng trước mặt con. Anh vừa kịp lên giọng: "Để cho hai đứa ngủ mai còn đi học, khuya rồi" thì vợ càng được đà giữ chặt hai đứa lại.
Đây không phải lần đầu tiên Quyên làm thế. Chắc nắm được điểm yếu của chồng nên hễ cãi nhau, cô lại nhất quyết phải cho con chứng kiến. Một lần khác, hai vợ chông cãi nhau, các con đi học, cô mở tung cửa cất tiếng oang oang về phía nhà hàng xóm. Càng thấy có người, Quyên lại càng gào to hơn như thể được dịp bù lu bù loa cho người ngoài biết.
Long không thuộc dạng người hiền như đất để vợ lên mặt cũng đành im lặng trước thói "hô mang" của vợ - sẵn sàng giương giọng, ngoái cô chửi chông vì không muôn ảnh hưởng đên con và thêm lời dị nghị từ người ngoài. Còn Quyên, cô vân giữ thói cứ phải cho người ngoài cuộc biết thì mới hả dạ.
Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ (Ảnh minh họa)
Không cần đao to búa lớn
Nhìn vợ Tùng cơm nước, chăm sóc mẹ chồng ốm nằm viện, ai cũng trố mắt ngạc nhiên. Trước khi lấy chồng, Hoa vốn là tiểu thư con nhà giàu, việc gì trong nhà cũng có ôsin làm hết, đến luộc bắp cải còn phải gọi điện hỏi thái như thế nào cho vừa.
Vẫn giày cao gót, vẫn váy ngắn, áo bó, mỗi bước cô đi cả hành lang bệnh viện đều phải nhìn theo. Vào đến giường mẹ chồng nằm, cô vội vã bỏ túi đồ, lấy cháo, gọt cam, đợi mẹ ăn xong lại bê hết bát đũa đi rửa. Rồi cả đống quần áo trút dưới gầm giường từ hôm trước, loáng một cái cô cũng giặt xong tinh tươm mới về đi làm. Bác bệnh nhân nằm giường bên cứ tấm tắc: " Con dâu bà được cả người lẫn nết, làm gì cũng nhanh".
Tùng nhiều bạn bè, thích tụ tập nhưng hiếm khi nhậu ngoài quán. Có hôm 7 giờ tối, Hoa đã cơm nước tinh tươm thì Tùng mới kéo 5, 6 người bạn về. Thế là cô lại phải đảo ra chợ, mua vội ít đồ ăn sẵn cho các anh ngồi uống rượu trước, rồi làm thêm ít rau và vài món mang ra sau. Đám bạn Tùng cũng thích cà kê ở nhà anh bởi dù đến muộn hay đến sớm, báo trước hay không báo trước thì chỉ ra khỏi nhà vài phút, Hoa đã xoay được đủ món cho các anh lai rai cả tối.
Bạn Tùng cứ thắc mắc, sao nhà Hoa giàu có mà chả có vẻ tiểu thư, làm gì cũng thoăn thoắt. Lúc này, Tùng mới được dịp ra oai: " Phải dạy cả đấy. Các ông không biết à, không dạy có mà vợ nó cưỡi lên đầu". Nghe thế, đám bạn chẳng ai tin, cứ ngỡ Tùng chỉ giỏi "chém".
Có chứng kiến hành trình "dạy vợ" của Tùng, nhiều người mới nể thật. Ngày Hoa về ra mắt, mẹ Tùng đi chợ mua đủ thứ lỉnh kỉnh về nhưng phải trông cháu nên không thể vào bếp. Hoa định ngồi dăm câu ba điều rồi chào về nhưng người yêu không cho, bắt ở lại nấu cơm. Thế là lần đầu tiên trong đời một mình Hoa phải xắn tay nấu bữa một mình. Có con cá to không biết loay hoay ra sao, Tùng phải làm giúp. Còn lại, làm đến đâu Tùng lại chỉ đến đấy, cái gì anh không biết thì bắt Hoa vào hỏi mẹ. Không có món nào trong bữa hôm đó thật vừa gia vị, nhưng mẹ Tùng dễ tính cũng chẳng để ý mấy. Từ sau lần ấy, hễ đến chơi, Tùng lại giục Hoa xuống bếp phụ mẹ cơm nước.
Tùng kể, từ chuyện quà cáp Hoa cũng chẳng biết gì. Đến nhà ai, mua quà gì ban đầu Tùng đều phải nhắc hết. Cứ thế, đến lúc kết hôn có cả trăm thứ việc Hoa không biết gì, hoặc Tùng làm cùng, hoặc anh chỉ cho vợ cách làm. Sau một thời gian "huấn luyện" giờ Hoa đã khá hơn nhiều, dẫu chẳng đảm đang, khéo léo lắm nhưng bù lại, Hoa làm gì cũng nhanh thoăn thoắt.
Theo 24h
5 kiểu tình yêu dễ gây mệt mỏi Khi quen nhau, cả hai đều có cách riêng để xây dựng và nuôi dưỡng tình yêu lâu bền. Nhưng cũng có những kiểu rất dễ gây cho đối phương sự mệt mỏi và nhàm chán, điển hình là: Dạng 1: Như vợ chồng sắp cưới! Biểu hiện: Ngày nào cũng gặp nhau, cùng đi ăn, cùng đi lòng vòng dạo phố. Khi...