“Con ghét bố!” – một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân
Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: “Con ghét bố!” để tỏ thái độ phản đối kịch kiệt. Chị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy.
Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm.
Cha mẹ là những người gần gũi nhất với mỗi đứa trẻ. Thế nhưng, vì một số nguyên nhân, người cha dần khiến con mình nảy sinh “thất vọng” và “xa lánh”. Trong rất nhiều gia đình, cha mẹ thường chỉ nghe thấy trẻ nói những câu đại loại như: “Con muốn mẹ đi cùng”, “Mẹ ôm con đi!”, “Mẹ chơi cùng con!”… “Bố” không hề tồn tại trong suy nghĩ và lời nói của trẻ.
Chị Hoàng Lan (33 tuổi, Hà Nội) khổ sở chia sẻ, thậm chí khi chị có việc phải ra ngoài, giao con cho chồng trông, cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: “Con ghét bố!” để tỏ thái độ phản đối kịch kiệt . Chị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy. Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm.
Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: “Con ghét bố!”. (Ảnh minh họa)
Tại sao trẻ thường thích mẹ hơn?
Đặc điểm tính cách của người cha
Người bố chăm sóc con cái thường không được tinh tế, tỉ mỉ và ôn hòa như người mẹ. Trẻ nhỏ lại thích được nựng nịu, vỗ về, dỗ dành, thành ra chúng rất khó gắn bó thân thiết với bố. Chưa nói, một số ông bố vốn tính ít nói, hay có vẻ ngoài dữ tợn, hoặc ăn to nói lớn, khiến cho những đứa trẻ với sự mẫn cảm rất lớn khó mà thân thiết với bố.
Bố = Người vô hình
Video đang HOT
Thật sự mà nói, tình yêu của bố dành cho con chẳng hề kém so với người mẹ. Có điều họ không biết biểu đạt như thế nào mà thôi, hoặc cách người bố thể hiện tình cảm của mình lại không hợp “thị hiếu” của trẻ.
Cũng có một bộ phận người cha lười biếng, không muốn bỏ công sức và thời gian để chăm sóc trẻ, bồi dưỡng cảm tình cha con. Họ tự vỗ ngực cho rằng mình ra ngoài kiếm tiền nuôi sống cả gia đình đã đủ, việc nhà và con cái là của người vợ. Chuyện nuôi con, chơi với con họ chẳng tham gia chút xíu gọi là có. Từ ấy, họ trở thành “người vô hình” trong mắt các con của mình.
Nếu người cha đã nhận ra sai lầm của mình và muốn đền bù cho con, khi ấy ứng xử của người mẹ là rất quan trọng.
Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên. (Ảnh minh họa)
Những điều một người mẹ khôn ngoan sẽ làm
Giúp con “nhìn” thấy bố
Có một câu chuyện như này: người cha vì mải mê với điện thoại di động, không chơi cùng con gái, đến giờ ăn cơm hoặc con làm sai gì đó, người cha luôn to tiếng quát mắng con. Dần dà, con gái không còn muốn nghe cha nói chuyện, thậm chí trong tiềm thức không hề tồn tại hình bóng người cha.
Khi người cha ý thức được sự việc, người mẹ đã ra tay tương trợ. Cô bày trò chơi trốn tìm, người cha là người bịt mắt, mong hóa giải mối quan hệ giữa chồng và con gái. Trò chơi ấy giúp con gái của họ nhìn thấy bố theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
“Sang tay” việc chăm con khi người cha về nhà
Khi người cha tan sở về nhà, người mẹ hãy tìm một cớ thích hợp để tách ra khỏi con, giao cho người cha cùng chơi với con. Người bố có thể chạy bộ, xem tivi, nói chuyện phiếm với con. Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên.
Trong giai đoạn ấu thơ của mỗi đứa trẻ, sự hiện hữu của người cha là vô cùng quan trọng. Nhu cầu được người cha chăm sóc, chơi đùa trong trẻ rất mãnh liệt, chính vì vậy hy vọng mỗi người bố sẽ nghiêm túc và dành nhiều tâm sức hơn đối với những đứa con của mình, đừng bao giờ biến thành người vô hình trong mắt chúng.
Theo Helino
Không thể tùy tiện trừng phạt học sinh
Ngay cả với đối tượng vi phạm là người lớn, thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng không thể áp dụng hình thức xử lý là bắt đọc bản kiểm điểm và quay clip để phát đi trên mạng xã hội.
Nam sinh lớp 8 đọc kiểm điểm trước trường - Ảnh từ clip
Phòng GD&ĐT quận Tân Bình, TP.HCM, vừa yêu cầu trường THCS Ngô Quyền kiểm điểm từng cá nhân trong vụ kỷ luật nam sinh lớp 8 xúc phạm nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc.
Trước đó, nhà trường đã kỷ luật học sinh này bằng cách yêu cầu em phải đọc bản kiểm điểm trước toàn trường, sau đó quay clip và đăng tải trên mạng xã hội. Ngay khi clip này xuất hiện, đã gây ra một sự bất ngờ và quan tâm rất lớn.
Học sinh đang trong quá trình hình thành phát triển cả về thể chất, trí tuệ cũng như hình thành tính cách, quan điểm sống. Chính vì vậy đôi lúc nếu các em có những va vấp sai lầm cũng là chuyện có thể hiểu được.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc lan truyền những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đang có lợi thế lớn. Chỉ trong vài nút bấm trên điện thoại hay trên máy tính, một bài hát một bản nhạc có thể được tải được nghe thậm chí là được share với tốc độ chóng mặt.
Và khi những hiện tượng xã hội xuất hiện, lẽ tất yếu sẽ có người yêu thích và ngược lại là những người không thấy phù hợp với sở thích của chính mình. Tất nhiên ở một lứa tuổi trưởng thành và chín chắn hơn, mỗi người sẽ biết cách hành xử hợp lý, với đa số các trường hợp nếu không thích, họ sẽ bỏ qua và hướng sự quan tâm đến những gì phù hợp, cần thiết với bản thân mình.
Thế nhưng trong câu chuyện này, một học sinh lớp 8 đã có lời lẽ không đúng mực khi nói về một ban nhạc.
Xét cho đến cùng, chuyện yêu ghét một ngôi sao, một diễn viên một ca sĩ hay một ban nhạc cũng chỉ là những câu chuyện bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, mỗi người cả khi thể hiện sự yêu ghét đó cũng cần đúng pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức.
Ngược lại, ngay cả khi cộng đồng những người hâm mộ ban nhạc có những yêu cầu học sinh này phải gỡ bỏ những gì cậu bé đã viết, cũng là chuyện hết sức bình thường. Song, yêu cầu này cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cách xử lý của nhà trường lại đem đến những điều bất thường.
Với lứa tuổi học sinh cấp 2, có nhiều em năng động mạnh dạn nhưng chắc chắn cũng sẽ có không ít những em, thậm chí còn có khó khăn khi đứng trước đám đông, đứng trước toàn trường để đọc bản thành tích chứ chưa nói đến việc phải đọc một bản kiểm điểm, bản xin lỗi.
Nhà trường với trách nhiệm của mình cũng chỉ có quyền nhắc nhở uốn nắn, thậm chí khi thì hành kỷ luật cũng chỉ có thể căn cứ vào những quy định hiện hành. Ngay cả với người lớn, thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng không thể áp dụng một hình thức xử lý như vậy, vì pháp luật không cho phép.
Việc bắt buộc một học sinh phải đứng trước toàn trường đọc bản kiểm điểm rồi quay clip tung mạng xã hội dường như là một hình phạt rất tùy hứng mà những người đứng đầu nhà trường đã đưa ra trong khi bị ảnh hưởng của cộng đồng những người hâm mộ ban nhạc.
Cùng với sự phát triển của xã hội văn minh loài người, ngay cả trong luật pháp, những chế tài cũng dịch chuyển dần từ mục đích ban đầu là trừng trị sang khắc phục và phòng ngừa.
Cả ở phương Đông và phương Tây những biện pháp giáo dục cũng nhanh chóng thay đổi theo hướng loại bỏ yếu tố mang tính trừng phạt, hướng đến việc nhắc nhở và trên hết là thu hút học sinh hướng về những xu hướng đúng đắn lành mạnh.
Dường như những lãnh đạo nhà trường có vẻ đã rất nhạy bén với những xu hướng mới của giới trẻ kể cả mạng xã hội song lại chưa thoát ly và loại bỏ những yếu tố cũ không còn phù hợp trong cách giáo dục con người.
Hình phạt của nhà trường chắc chắn sẽ còn khắc sâu vào em học sinh, như một hình phạt mà các em không đáng phải nhận. Hơn thế nữa, ngay cả với những em cùng trường trực tiếp "chứng kiến" bạn mình đọc kiểm kiểm, và cả với những em ngồi trước màn hình máy tính để xem qua mạng xã hội, câu chuyện cũng để lại những tác động không hề tích cực.
Khi học sinh sai trái, giáo viên và nhà trường có hình thức xử lý hợp tình hợp lý sẽ giúp các em nhìn nhận được sai lầm và sửa chữa, đồng thời giúp các em học sinh khác rút ra được bài học về cách hành xử đúng mực. Nhưng nếu hình phạt tùy tiện và bất hợp lý, học sinh sẽ bị tổn thương và hình phạt sẽ trở nên phản giáo dục.
Suy cho cùng, các hình thức xử lý phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm cho mỗi học sinh, mỗi con người đều trở nên hướng thiện và bao dung hơn với đồng loại, với người bên cạnh, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người, chứ không phải để khắc sâu tâm lý đối đầu hay thù nghịch.
Quang Lê
Theo baochinhphu
Đi gửi đồ cho xe khách, hai mẹ con lạc nhau được Cảnh sát giao thông giúp đỡ Trong chiều nhập nhoạng tối, một cháu bé khóc lạc mẹ trên đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã được Đại úy Nguyễn Tuấn Dương, Đội CSGT số 14, Phòng CSGT, CATP Hà Nội phát hiện, giúp tìm thấy mẹ. Chiều muộn ngày 22-10, theo kế hoạch được Ban chỉ huy đơn vị phân công, Đại úy Phạm Tuấn Dương, Đội...