Con gây tai nạn, tôi gọi chồng cũ nhưng anh từ chối nghĩa vụ
Con tôi gây ra tai nạn, tôi muốn chồng cũ cùng lo liệu, chịu trách nhiệm, nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn.
Hỏi: Tôi và chồng cũ ly hôn được 2 năm. Tôi đang trực tiếp nuôi con chung của hai vợ chồng, cháu được 16 tuổi. 27 tháng Chạp vừa qua cháu đi xe máy và gây tai nạn khiến một cậu bé bị chấn thương . Gia đình họ bắt bồi thường chi phí điều trị và phục hồi. Do khó khăn nên tôi đã gọi chồng cũ đề nghị anh cùng chịu trách nhiệm. Nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn, anh ấy cấp dưỡng là đã hoàn thành nghĩa vụ. Xin hỏi, tôi có quyền yêu cầu chồng cũ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân không?
Lê Thị Tuất (Quảng Trạch, Quảng Bình)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn,
Tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn khi đối mặt với sự việc không may xảy ra. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau, nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên khi ly hôn, nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định tại điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.
Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Video đang HOT
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Ảnh minh họa
Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại điều 586 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Trong trường hợp của bạn, sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, đây là nghĩa vụ, là quyền của cha mẹ.
Quan hệ cha mẹ và con cái tồn tại hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của hai bạn. Việc ly hôn của hai bạn không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung. Hơn nữa pháp luật theo hướng quy trách nhiệm của cha mẹ mà không quan tâm tới vai trò của họ trong việc giám sát, giáo dục con chưa thành niên.
Theo bạn thông tin, con bạn không có tài sản riêng. Như vậy, dù hai bạn đã ly hôn và chồng bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con thì anh ấy vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới và chịu phần tương ứng như bạn đối với thiệt hại do con gây ra cho người khác.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng)
Theo phunuonline.com.vn
Ly hôn xong mới biết có thai, tôi phải làm sao đây?
Ly hôn xong tôi mới biết mình có thai. Tôi yêu cầu chồng cũ tôi cấp dưỡng cho con trong bụng tôi nhưng anh không chịu vì cho rằng cái thai này không phải của anh ấy.
Hỏi: Tôi và chồng cũ đã ly hôn kể từ ngày nhận Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật (12/12/2018). Ngày 26/01/2019, khi bị ngất xỉu vì làm việc quá sức trong dịp cận tết tôi mới phát hiện mình đã có thai 3 tháng. Tôi yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho đứa con trong bụng, nhưng anh không chịu vì cho rằng cái thai này không phải của anh ấy, huống hồ chúng tôi đã ly hôn. Liệu tôi có quyền yêu cầu chồng cũ nhận con và cấp dưỡng cho con không?
Võ Thị Ý Nhân (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời của luật sư:
Chào bạn,
Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về xác định cha cho con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định tại điều 88 về xác định cha, mẹ:
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Trường hợp của bạn, bản án ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật ngày 12/12/2018 mà đến ngày 26/01/2019 bạn có thai 03 tháng nghĩa là bạn có thai trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của pháp luật, người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Vậy dù chồng cũ của bạn có thừa nhận hay không, về mặt pháp luật, con đang nằm trong bụng bạn là con chung của vợ chồng, trừ trường hợp chồng cũ của bạn có chứng cứ và được tòa án xác định là không phải con của chồng cũ bạn.
Đối với yêu cầu cấp dưỡng của bạn, đầu tiên cần phải biết cấp dưỡng là như thế nào thông qua khoản 24 điều 3 luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này."
Ả nh minh họa
Vậy trường hợp của bạn, đứa con trong bụng vẫn còn là thai nhi, chưa thành hình nên không được cấp dưỡng. Khi nào bạn sinh con ra lúc đó chồng cũ của bạn đương nhiên cấp dưỡng cho cháu theo điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình.
Nếu bạn thực sự khó khăn đến mức không thể nuôi mình hoặc quá khó khăn túng thiếu mà cần có kinh tế để nuôi con thì bạn nên xem xét quy định tại điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình."
Đối với trường hợp của bạn, việc nuôi con chung của vợ chồng là một lý do chính đáng để Tòa án xem xét buộc chồng cũ của bạn cấp dưỡng cho bạn theo khả năng của anh ấy để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.
Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Theo phunuonline.com.vn
Có thể ủy quyền yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con? Nếu sau khi ly hôn mà chồng cũ của tôi không tự nguyện thực hiện cấp dưỡng nuôi con thì tôi có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con được không? Hỏi: Tôi đang nộp đơn ra tòa án, xin giải quyết ly hôn. Xin hỏi luật sư, nếu sau khi ly hôn mà chồng...