Còn gần 28 nghìn tỉ đồng án dân sự chưa được thi hành
Luật thi hành án dân sự đã có hiệu lực gần 4 năm, tuy nhiên việc thi hành án dân sự vẫn còn những ách tắc gây khiếu kiện kéo dài. Thậm chí nhiều vụ thi hành phần dân sự của một vụ án lại làm nảy sinh nhiều vụ án hình sự khác. Mặc dù luật thi hành án dân sự ra đời là một bước tiến bộ, một công cụ điều chỉnh xã hội quan trọng, góp phần giải quyết nhiều tồn đọng trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên tại sao lại vẫn ách tắc.
Nhà xưởng không thể cưỡng chế tại khu công nghiệp (ảnh minh họa)
Tính từ 1-10-2011 đến 31-3-2012, các cơ quan thi hành án đã thi hành xong 148.389/274.231 vụ, việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 54,11% (thấp hơn 3,94% so với cùng kỳ năm 2011) và 29,73% về tiền (thấp hơn cùng kỳ 2011 là 10,30%) so với số có điều kiện thi hành. Kết quả thi hành án chung trong toàn quốc đều thấp và không đồng đều, đặc biệt ở một số địa phương như Tây Ninh, Ninh Thuận, Hưng Yên… tỉ lệ thi hành án rất thấp. Đây là những kết quả được công bố tại Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS) 6 tháng đầu năm 2012 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 8-5-2012.
Từ những vướng mắc được kiểm đếm
Theo ông Nguyễn Văn Luyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, số chuyển kỳ sau cả về việc và tiền phải thi hành năm 2012 đều tăng hơn so với năm 2011. Về việc tăng 3.319 việc, về tiền tăng hơn 4.068.183.560 nghìn đồng. Trong đó, đáng lưu ý việc tăng tập trung nhiều vào số hoãn thi hành án. Ngoài các trường hợp trên, thì công tác thi hành án hiện đang “vướng” vào trường hợp người phải thi hành án quá nghèo, khánh kiệt không có tài sản để thi hành. Các trường hợp này chủ yếu rơi vào các tội phạm tổ chức hút hoặc vận chuyển ma túy (mức thi hành án trên 20 triệu đồng) các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, tội xâm phạm tài nguyên rừng…
Theo ông Phạm Ngọc Nghinh, Cục trưởng Cục THADS Hải Phòng, mặc dù đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết triệt để trong công tác THADS nhưng năm nào cũng phải báo cáo tồn đọng và đẩy cái “khó” cho Chính phủ. Trung bình mỗi năm Hải Phòng phải thụ lý từ 15.000 đến 16.000 vụ việc, trong khi đó chỉ có vỏn vẹn 69 chấp hành viên.
Để xảy ra tình trạng tồn đọng từ năm cũ sang năm mới, theo ông Nguyễn Văn Luyện do văn bản, đề án nhất là những văn bản hướng dẫn Luật chậm được ban hành, một số quy định của pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án (về chuyển nhượng đất đai, tài sản, công chứng, đấu giá tài sản…) chưa thống nhất, còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về trình tự thủ tục thi hành án còn mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết việc thi hành án nhiều vụ việc phải thi hành theo định kỳ hàng tháng, quý, kéo dài nhiều năm không ít vụ việc không thể thi hành nhanh do phải áp dụng cưỡng chế thi hành án hoặc do quy định pháp luật liên quan phải kéo dài thời gian thi hành án…
“Khủng hoảng kinh tế cũng tác động rất lớn đến công tác thi hành án, điển hình như tài sản bán đấu giá để thi hành án không có người mua, phải giảm giá nhiều lần, nhiều trường hợp số thu không đủ số tiền phải thi hành án nhiều doanh nghiệp phá sản, không thanh toán được các khoản vay của tổ chức tín dụng, dẫn đến các vụ việc tăng đột biến vì thế việc xử lý các tài sản gặp phải khó khăn, kéo dài một số ngân hàng khi cho vay đã thẩm định giá không phù hợp với tài sản cho vay, nên khi xử lý xong tài sản thế chấp vẫn không thu đủ số tiền thi hành án” – ông Nguyễn Văn Luyện cho biết.
Cũng tại hội nghị, những vấn đề như định giá cổ phiếu chưa lên sàn, cho xuất cảnh đối với các phạm nhân người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù nhưng chưa thi hành xong nghĩa vụ dân sự… trong THADS được nhiều đại biểu nêu. Để giải quyết vướng mắc này, Tổng cục Thi hành án dân sự đã chủ động mở cuộc họp liên ngành để bàn biện pháp giải quyết. Song cũng chỉ áp dụng được trong một số trường hợp vì chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất về những trường hợp tương tự này. Do đó, cần bổ sung nội dung này trong các văn bản quy phạm pháp luật về THADS. Ngoài ra, Nhà nước cần có thêm các chính sách để hỗ trợ các phạm nhân có việc làm và thu nhập trong quá trình chấp hành hình phạt tù, để họ có thể thi hành được phần nào nghĩa vụ dân sự của mình, Tổng cục THADS kiến nghị.
Video đang HOT
Vụ cưỡng chế thi hành án có nhiều uẩn khúc tại 194 phố Huế đang thu hút đông đảo
sự quan tâm của dư luận
Đến thực tế phiền muộn…
Theo quy định của Luật THADS, ngay sau khi Tòa án tuyên án, đương sự được thi hành án phải có đơn đề nghị thi hành án, trước đó đương sự phải tự xác minh khả năng thi hành án của người bị thi hành án. Nếu cơ quan thi hành án xác định người bị thi hành án không có khả năng thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ trả lại đơn và… chấm hết. Người bị thi hành án vô tư nợ và người được thi hành án đành chấp nhận mất tài sản và quan trọng hơn một quyết định của tòa án đương nhiên vô hiệu(?) Ngay khi xác định được khả năng thi hành án của người bị thi hành án, mọi việc cũng còn rất phức tạp. Trừ trường hợp người thi hành án tự nguyện thi hành án bằng tiền, các trường hợp phải phát tục thi hành án. Nguyên nhân không chỉ ở phía người thi hành án mà chủ yếu ở những thủ tục thi hành án đã giao cho cơ quan thi hành án quá nhiều quyền định đoạt giá trị tài sản cũng như thủ tục phát mại, chuyển tiền thi hành án…
Một ví dụ, tôi có cậu em quen biết có nợ một món tiền không thanh toán được. Tòa án xác định anh phải trả nợ 1,2 tỉ đồng. Tài sản của cậu em có một căn nhà giá thị trường lên đến 5 tỉ đồng, nhưng do thị trường đang khó khăn cậu không tự bán được, cơ quan thi hành án quyết định phát mại ngôi nhà để thi hành án. Để chủ động trong việc bán nhà, cậu tự chuyển nhà đi ở nơi khác. Chính cậu không hiểu tai sao, 3 tháng sau cậu nhận được thông báo nhà đã bán với giá 1,1 tỷ chưa đủ trả nợ, chưa kể cậu còn phải nộp tiền phí thi hành án… Trả lời mọi thắc mắc của cậu phía thi hành án đã đưa ra đủ các thông báo, giấy mời gửi cho cậu qua đường bưu điện… cậu không nhận, không tham gia các hoạt động phát mại tài sản là lỗi của cậu và bưu điện không liên quan đến cơ quan thi hành án và tóm lại là không liên quan đến ai cả. Và một cuộc khiếu kiện bắt đầu.
… và những ách tắc do chính cơ quan hành án
Sau khi xảy ra vụ án Epco – Minh Phụng, xét thấy diện tích đất mà Epco được phép sử dụng có đủ giấy tờ hợp lệ, bản án phúc thẩm số 05 đã tuyên giao cho Vietcombank quản lý, khai thác, phát mại thu hồi nợ. Phần còn lại của diện tích 10 ha là 56.684 m2, cấp phúc thẩm xét thấy không có cơ sở pháp lý nên đã không xác định là tài sản của Epco và đưa diện tích này vào danh mục tài sản thế chấp, đồng thời tuyên: “Giao cho Epco thu hồi số tiền của Liên Khui Thìn đầu tư vào diện tích đất nói trên, để trả nợ cho Vietcombank.
Trường hợp các hộ dân đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Epco từ năm 1992, đến xin nộp tiền nhận từ Epco cho cơ quan THA để lấy lại đất, thì chấp hành viên(CHV) phải thông báo ngay cho Epco hoặc báo cáo Thủ trưởng Cơ quan THA làm việc cụ thể, thống nhất với Epco để tiến hành xử lý”. Mãi đến năm 2005, do nhiều yếu tố khách quan, Epco mới tiến hành thực thi công việc theo phán quyết của bản án số 05 thì mới té ngửa khi nhận được Công văn số 3718 của UBND quận 2 cho biết, cơ quan THADS TP.HCM đã làm thay công việc này.
Theo kết luận của Cục THADS (Bộ Tư pháp), tổ công tác thuộc THADS TP.HCM được phân công để giải quyết vụ việc này gồm: CHV Hà Thái Dũng Minh, Bùi Liên Hiệp và Phạm Thị Thanh Loan. Trong hai năm 2001 và 2003, CHV Bùi Liên Hiệp đã thu của 5 hộ dân là Hồ Văn Được, Hồ Thị Mao, Hồ Thị Viễn, Nguyễn Thị Cúc, Tô Văn Thiệt, tổng số tiền 1,210 tỉ đồng (theo mức giá đền bù của Epco vào năm 1992 là 40.000 đồng/m2), đổi lại, những hộ dân này được sử dụng 30.028 m2 đất của Epco.
Việc tiếp tay của người đứng đầu cơ quan THA TPHCM đã gây thiệt hại cho Epco gần 3 tỉ đồng và Vietcombank gần 6 tỉ đồng.
Tại vụ án TAMEXCO với 4 án tử hình và nghĩa vụ THADS lên đến hàng trăm tỷ đồng, có trường hợp theo án văn, ông Nguyễn Văn Quyết phải nộp tiền thi hành án gần 1 tỉ đồng, sau khi đương sự nộp xong gần 6 năm, không hiểu vì lý do gì, cơ quan thi hành án mời ông lên nhận lại. Kết luận mới nhất của Đoàn kiểm tra liên ngành là cơ quan thi hành án làm trái thẩm quyền, phải thu hồi số tiền đó lại. Rất có thể một phiên tòa lại được mở và lại có một cuộc cưỡng chế thi hành án nữa được tiến hành. Sáng 15-6-2012, tại trụ sở Viện KSND TP Cần Thơ, Cục Điều tra Viện KSND tối cao đã công bố quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Tuấn Kiệt, Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ông Kiệt bị bắt do có nhiều sai phạm trong việc thi hành án sai quy định tại một bản án dân sự vừa qua trên địa bàn quận Bình Thủy, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, CQĐT Viện KSND Tối cao đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can đối với ông Nguyễn Long Vân (SN 1960) – nguyên Phó Trưởng Chi cục THADS TP Đà Lạt (Lâm Đồng), về hành vi ra quyết định trái pháp luật. Theo kết luận điều tra, cuối năm 2008, ông Nguyễn Long Vân được phân công nhiệm vụ thi hành 2 bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND TP Đà Lạt, trong đó có liên quan đến tài sản tại số nhà 357 Phan Đình Phùng (phường 2, TP Đà Lạt)… Trong quá trình thực hiện hai bản án nói trên, ông Vân đã ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản không đúng pháp luật, dẫn đến việc định giá không khách quan, gây thiệt hại hơn 6,5 tỉ đồng cho đương sự.
Và trên địa bàn Hà Nội, ngày 3-11-2011, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã có Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” xảy ra tại Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, sau đó khởi tố bị can nhiều lãnh đạo và cán bộ Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội trong vụ thi hành án tại ngôi nhà 194 phố Huế.
Theo Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: “Ngày 21-12-2010, Toà án Nhân dân Tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20-12-2007 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã ra quyết định số 18/KDTM-GĐT hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20-12-2007 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân TP Hà Nội để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã có thông báo việc thụ lý lại vụ án số 517/TB- TLVA ngày 23-6-2011, nhưng Chấp hành viên – Chi cục trưởng Chi Cục THADS quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội vẫn ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐ-THA ngày 28-6-2011, đồng thời ngày 7-7-2011 đã tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội cho người mua trúng đấu giá là trái pháp luật THADS, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bên đương sự.
Nhà xưởng không thể cưỡng chế tại khu công nghiệp (ảnh minh họa)
Nguyên nhân của ách tắc
Trong tất cả các hội nghị tổng kết công tác thi hành án, những vấn đề bất cập trong thi hành án luôn được nêu ra, tuy nhiên việc khắc phục những bất cập này vẫn không được giải quyết.
Một trong những nguyên nhân án tồn đọng ngày càng lớn dồn từ năm này qua năm khác là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, chưa phù hợp thực tế công tác quản lý Nhà nước còn có những yếu kém, sai phạm, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Trong nhiều trường hợp khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi lại đất nhưng thiếu cơ chế, chính sách để giải quyết thỏa đáng. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm. Quá trình thực hiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và trong một số trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ chưa đủ để người dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn. Có một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại.
Ngay trong Luật THADS đã có hiệu lực từ năm 2009 cũng có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn cần có sự điều chỉnh kịp thời. Ví dụ dễ thấy nhất là việc đương sự phải có đơn thi hành án và tự đi xác minh khả năng thi hành án của người bị thi hành án. Luật THADS 2009 đã có hiệu lực đã được hơn 3 năm nhưng vẫn có nhiều trường hợp đơn yêu cầu thi hành án của đương sự bị trả lại hoặc đơn được nhận nhưng Cơ quan THADS vẫn không ra Quyết định thi hành án. Lý do của việc này là đơn yêu cầu chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật. Thực tế, để một Bản án, Quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế thì Cơ quan THADS sự phải ra Quyết định thi hành án và tổ chức thi hành quyết định đó. Theo quy định tại Điều 36 Luật THADS thì ngoài các trường hợp Thủ trưởng Cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định được quy định tại Khoản 1 thì Thủ trưởng Cơ quan THADS chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Đồng thời về quyền hạn cũng như khả năng có thể nói người được thi hành án không có đủ khả năng cũng như quyền hạn để điều tra.
Việc thi hành khoản thu cho ngân sách nhà nước không thể thi hành được – Cần một giải pháp mạnh
THADS là một hoạt động quan trọng nhằm hiện thực hóa kết quả của quá trình tố tụng và giải quyết tranh chấp trong thực tiễn. Do đó, tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật THADS được ban hành, công tác THADS đã có những chuyển biến tích cực, kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước.
Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, mặc dù số lượng việc phát sinh mới hàng năm không ngừng tăng lên, nhưng dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tư pháp và sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ của toàn thể chấp hành viên, thẩm tra viên, cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, kết quả thi hành xong về việc, về tiền nói chung, số việc, tiền thu cho ngân sách Nhà nước nói riêng so với số việc, số tiền có điều kiện thi hành hàng năm luôn vượt chỉ tiêu giao (năm 2009 kết quả về việc đạt 78,72%, về tiền đạt 67,08% năm 2010 kết quả về việc đạt 86,35%, về tiền đạt 80,1% năm 2011 kết quả về việc đạt 87,96%, về tiền đạt 76,1%).
Tuy nhiên, trong thực tế mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm, các cơ quan Thi hành án dân sự tích cực tổ chức thi hành bản án, quyết định nhưng kết quả thực tế việc thi hành án vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội, số lượng bản án chưa được thi hành hàng năm vẫn chiếm một tỉ lệ lớn trong số phải thi hành nhưng chưa được thi hành dứt điểm. Theo báo cáo của các Cơ quan THADS địa phượng, hiện nay trong toàn quốc còn 289.399 việc với 27.959.050.258 nghìn đồng chưa tổ chức thi hành xong (bao gồm cả việc thi hành cho công dân, cơ quan, tổ chức và thu cho ngân sách Nhà nước).
Theo ANTD
Cục trưởng 'thiếu chính trực' với nữ nhân viên bị kỷ luật
Vì bổ nhiệm, tuyển dụng 38 cán bộ không đủ trình độ thiếu chính trực trong quan hệ với nữ thuộc cấp... Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang Huỳnh Văn Tam bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.
Quyết định này được Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Kiên Giang gửi Tổng cục Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp) kèm công văn đề nghị kỷ luật ông Tam về mặt chính quyền. Ông Tam bị kỷ luật do "thực hiện chưa đúng quy định về phát triển Đảng viên và bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ không đúng quy trình". Trong 38 công chức không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được vào ngành thi hành án có con ông Tam mới học hết lớp 12 đã được làm việc tại Chi cục Thi hành án huyện An Biên.
Khẩu rulo ông Tam giữ làm kỷ niệm khi tham gia tiếp quản Rạch Sỏi bị Lâm Quốc Đô trộm cách nay hai năm. Ảnh: H.C.
Ngoài ra, Cục trưởng Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang còn để xảy ra sai phạm về tài chính trên 180 triệu đồng. Trong quan hệ ứng xử với nữ thuộc cấp, ông Tam bị cho là "thiếu chính trực" làm nhiều người gửi đơn tố cáo.
Không chỉ vậy, ông Tam còn tàng trữ một khẩu súng trái phép cùng 8 viên đạn được lấy từ kho quân khí của chế độ cũ. Khi tham gia đoàn tiếp quản Rạch Sỏi (Rạch Giá, Kiên Giang), thấy súng đẹp, ông Tam giữ lại làm kỷ niệm rồi báo mất vào tháng 10/2010, sau đó cất tại nhà riêng ở phường An Hòa (TP Rạch Giá).
Qua điều tra, công an Kiên Giang xác định, giữa tháng 5/2010, Lâm Quốc Đô lẻn vào nhà ông Tam trộm tài sản khi nhà vắng người. Sau khi lục tung giường tủ, Đô không thấy tiền vàng chỉ có khẩu súng rulo cùng với 8 viên đạn đồng và 3 viên đạn cao su nên Đô thử bóp cò khiến một viên đạn nổ. Đô đút súng vào túi trốn về quê ở Long An.
Liên quan đến sai phạm tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang, hai Cục phó là ông Nguyễn Văn Vũ và bà Huỳnh Ánh Nguyệt cùng bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng.
Theo VNE
Cô gái ngồi xe lăn thắng kiện Sau nhiều năm tháng phải nương náu nơi cửa chùa và ôm đơn đi kêu cầu khắp nơi, cuối cùng Phạm Thị Ánh Nguyệt (SN 1980, trú ở phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) cũng đã lấy lại được những gì đáng được hưởng. Mẹ con Phạm Thị Ánh Nguyệt (bên trái, hàng đầu) cùng đại diện bị đơn tại tòa Cực...