Con gái “trùm” khách sạn Hilton: Sinh ra trong nhà đại phú, chết vô thừa nhận
Người cô của nữ ca sĩ Paris Hilton sinh ra trong đế chế khách sạn thành công nhất mọi thời đại, nhưng chỉ được hưởng phú quý trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Bà dành cả đời chống lại mẹ ruột và bố dượng, cuối cùng nhận được một kết cục buồn thảm.
Francesca Gabor Hilton (trái) là con gái của ngôi sao Hollywood Zsa Zsa Gabor.
Thừa kế 100.000 USD
Sinh ra là con gái của ngôi sao Hollywood Zsa Zsa Gabor và nhà sáng lập “đế chế” khách sạn Hilton nổi tiếng Conrad Hilton, Francesca Gabor Hilton được nuôi dưỡng trong những tòa lâu đài, tham dự tiệc tùng cùng người nổi tiếng, đắm mình trong các cuộc đua ngựa, bay đến những kinh đô thời trang như Rome và Paris như “đi chợ”. Nhưng cuộc sống của bà không hào nhoáng như vẻ bề ngoài.
Zsa Zsa Gabor đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng Francesca là kết quả của một vụ hãm hiếp mà chồng bà, Conrad Hilton chính là thủ phạm. Hai người đã ly hôn trước khi Francesca chào đời. Francesca từng nói với phóng viên tờ Los Angeles Times rằng mình đã trải qua vài dịp Giáng sinh và dùng bữa chùng bố nhưng quan hệ của họ chưa bao giờ gần gũi.
Khi Conrad qua đời năm 1979, ông chỉ để lại cho con gái 100.000 USD trong khối gia sản kếch xù, phần còn lại đều được mang đi làm từ thiện. Khối tài sản của Conrad Hilton thời điểm đó trị giá khoảng 200 triệu USD, bao gồm cả cổ phiếu của khách sạn Hilton.
Francesca đã chứng kiến mẹ mình trải qua 8 cuộc hôn nhân nữa sau cha mình.
Francesca Hilton đã cố gắng thay đổi chúc thư này trước tòa nhưng bà thua cuộc. Em trai cùng cha khác mẹ của bà là Barron Hilton cũng bắt đầu cuộc chiến pháp lý đối với khối tài sản của người cha quá cố.
Sau gần 10 năm kiện tụng, Barron đã giành được quyền biểu quyết và quyền thu nhập đối với phần lớn cổ phần của Hilton Hotel. Khi là CEO của công ty, ông đã giúp cho giá trị và cổ phần của đế chế Hilton gia tăng đáng kể và trở thành tỷ phú xếp hạng 400 của Forbes trong quá trình này.
Năm 2007, Barron Hilton tuyên bố kế hoạch để lại phần lớn cổ phần của mình (cụ thể là 97% số tiền 2,3 tỷ USD) để làm từ thiện khi chết. Điều này đã khiến cháu gái ông, nữ ca sĩ Paris Hilton vô cùng thất vọng.
Video đang HOT
Không giống cô cháu gái nổi tiếng của mình, Francesca đã ngừng hưởng trợ cấp của cha mẹ giàu có từ nhiều năm trước. Bà tự kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau như đóng kịch, diễn hài và làm việc cho tổ chức từ thiện của cha mình.
Conrad Hilton 55 tuổi còn Zsa Zsa Gabor 25 tuổi khi kết hôn với nhau.
Mối thù con vợ – cha dượng
Francesca đã chứng kiến mẹ mình trải qua 7 đời chồng nữa trước khi “ổn định” với Prince Frederic von Anhalt vào năm 1986. Trong khi von Anhalt và Zsa Zsa đều lúng túng khi nhắc đến tuổi thật của mình, truyền thông thời đó đưa tin chênh lệch tuổi tác của cặp đôi ít nhất cũng 25 tuổi.
Theo nhiều tờ báo, cuộc hôn nhân này vì lợi ích hơn tình yêu mặc dù ông von Anhalt luôn khẳng định tình yêu với vợ. Nhưng đây lại là mối quan hệ lâu dài nhất trong tổng cộng 9 cuộc hôn nhân của Zsa Zsa. Thời gian họ ở bên nhau còn dài hơn cả 8 cuộc hôn nhân trước cộng lại.
Trong thời gian đó, bà Zsa Zsa cuối cùng cũng gặp vấn đề với tuổi tác, đặc biệt là sau vụ tai nạn xe năm 2002 khiến bà bị liệt một phần và phải ngồi xe lăn. Sau đó, Zsa Zsa còn trải qua nhiều cơn đột quỵ, phẫu thuật và những căn bệnh khác, bà bị mất khả năng nói và cắt cụt chân do nhiễm trùng.
Prince Frederic von Anhalt, người chồng cuối cùng và cũng là lâu nhất của Zsa Zsa Gabor.
von Anhalt vẫn ở bên và dành toàn thời gian chăm sóc bà mặc dù có nhiều vấn đề nảy sinh. Ông này từng vạch ra kế hoạch kỳ quái khiến Zsa Zsa trở thành mẹ ở tuổi 94 nhờ trứng hiến tặng và người mang thai hộ. von Anhalt cũng tuyên bố mình ngoại tình và gặp khó khăn về tài chính.
Francesca đã khởi kiện von Anhalt khi ông ta không làm tốt việc chăm sóc và quản lý tài sản của bà Zsa Zsa đồng thời không để Francesca đến thăm mẹ. von Anhalt phủ nhận những cáo buộc này. Cuối cùng, 2 người đạt được thỏa thuận ngoài tòa án. Vụ kiện chấm dứt, von Anhalt sẽ phải báo cáo tình hình của bà Zsa Zsa cho luật sư của Francesca Hilton hàng tháng, và bà sẽ được đến thăm mẹ 1 lần/tuần.
Mối thù của cha dượng con vợ này không phải bây giờ mới bắt đầu. Vào năm 2005, von Anhalt đã đại diện cho bà Zsa Zsa cáo buộc Francesca tội lừa đảo và giả mạo để có giấy phép của mẹ tài trợ tiền cho biệt thự Bel Air.
von Anhalt nói Francesca Hilton đã làm vậy để chiếm đoạt tài sản của mẹ mình. Nhưng bà Francesca khẳng định đã được mẹ cho phép cấp tiền cứu căn biệt thự không bị tịch thu. Cuối cùng, vụ kiện này bị hủy do bà Zsa Zsa không đến tòa, cũng không ký biên bản tuyên thệ tham gia vụ án chống lại con gái.
Francesca có mối thâm thù đại hận với von Anhalt.
Mặc dù không còn vụ kiện nào nữa nhưng đến tận lúc Francesca qua đời ngày 6.1.2015, bạn bè của bà nói rằng bà vẫn phải nếm trải đắng cay. Không lâu trước khi mất, Francesca nói: “Mẹ tôi muốn làm công chúa nên bà ấy đã kết hôn với một ông hoàng ác độc”. Bà rất hận người cha dượng cuối cùng này và thách thức ông ta kiện mình. Chỉ vài tuần trước khi chết, Francesca cháy túi, phải luân phiên sống trong ô tô và một tòa chung cư rẻ mạt vì không đủ tiền thuê nhà hàng tuần.
Mọi thứ còn tồi tệ đến nỗi khi Francesca đột ngột qua đời, không ai đến nhận thi thể bà. Francesca đã phải nằm trong nhà xác suốt nhiều ngày.
Vậy thì ai là người đứng ra lo tang sự cho bà? Không ai khác ngoài Prince Frederic von Anhalt. Ông tuyên bố đã nhận được những tin nhắn dọa tự tử của Francesca và kêu gọi một cuộc điều tra về cái chết của bà. Tuy nhiên, người đại diện của Francesca thì nói rằng bà ấy sẽ rất buồn nếu von Anhalt lo chôn cất cho mình. Người đại diện này còn đổ lỗi cho von Anhalt về cái chết của bà.
Cuối cùng, các nhà chức trách đã ra lệnh khám nghiệm tử thi và không cho phép von Anhalt tới nhận xác Francesca. Một người anh em cùng cha khác mẹ của Francesca, Stephen đã đến nhận xác và để bạn bè bà an táng theo cách bà mong muốn.
Đây thực sự là bi kịch dành cho tiểu thư nhà Hilton – đế chế khách sạn thành công nhất mọi thời đại. Francesca đã dành tất cả thời gian, tiền bạc và năng lượng cho cuộc chiến chống lại mẹ mình và cha dượng để đến cuối đời, bà trở thành một cái xác vô thừa nhận.
Theo Danviet
Khối bất động sản khổng lồ của Trung Quốc ở nước ngoài
Sau khi đã bán kỷ lục hơn 12 tỷ USD trong năm nay, người Trung Quốc vẫn còn nắm rất nhiều bất động sản hấp dẫn của thế giới.
Trong 2 năm 2016 và 2017, các công ty Trung Quốc đã chi tới 89 tỷ USD mua bất động sản nước ngoài. Tuy nhiên, Bắc Kinh đặt dấu chấm hết cho "bữa tiệc" này từ giữa năm 2017. Khi đó, 4 công ty tư nhân lớn nhất nước này - HNA Group, Anbang Insurance, Fosun International và Dalian Wanda Group bị cảnh báo đã đi vay quá nhiều. Chiến dịch giảm nợ trong nền kinh tế của giới chức Trung Quốc đã khiến các công ty này buộc phải bán bớt tài sản ở nước ngoài.
Tuy vậy, sau khi đã bán số lượng kỷ lục, người Trung Quốc vẫn còn nắm trong tay rất nhiều bất động sản hấp dẫn của thế giới, như tòa nhà 245 Park Ave tại Manhattan, khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng của New York, Vista Tower của Chicago - đang xây dựng nhưng hứa hẹn sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới.
Khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng của New York
HNA là cái tên mua sắm tích cực nhất, từ cổ phần các hãng hàng không, công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, phân phối hàng công nghệ, khách sạn, quản lý tài sản đến dịch vụ ngoại hối. Wanda thì mua rạp phim và hiện là công ty điều hành rạp phim lớn nhất thế giới. Fosun - được điều hành bởi Warren Buffett Trung Quốc - Guo Guangchang - mua Club Med và cổ phần trong nhiều hãng thời trang.
Anbang cũng vung tiền rất hào phóng, nhưng nhận về kết cục không mấy tốt đẹp. Hồi tháng 2, đại gia bảo hiểm này đã bị chính phủ Trung Quốc tiếp quản. Cựu chủ tịch Wu Xiaohui hồi tháng 5 bị kết án 18 năm tù vì lừa đảo huy động vốn và biển thủ tiền.
HNA thì đã thực hiện một vài sửa đổi. Kết thúc năm 2018, họ dẫn đầu về số thương vụ bán tài sản trong nhóm 4 công ty trên. Dù vậy, các công ty con của họ vẫn chậm trả nợ suốt nhiều tháng qua, cho thấy HNA cần nhiều tiền mặt hơn nữa để vượt thách thức về thanh khoản.
"Trung Quốc sẽ không thể là lực đẩy chính trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của châu Á", Stephanie Yang - Giám đốc các thị trường vốn toàn cầu tại CBRE cho biết. Người mua từ các nước như Singapore hay Hàn Quốc đã thế chân Trung Quốc tại các thị trường như Mỹ và châu Âu.
Khi kinh tế trong nước tăng trưởng chững lại, Bắc Kinh được kỳ vọng siết kiểm soát dòng vốn đổ ra nước ngoài. Việc này có thể khiến hoạt động bán bất động sản ở nước ngoài tiếp tục lập kỷ lục năm 2019.
Năm 2018, các biện pháp giảm nợ của Trung Quốc mới bắt đầu thực sự có hiệu quả. Tổng giá trị các thương vụ bán bất động sản của công ty Trung Quốc đã vọt lên 12,3 tỷ USD kể từ tháng 1. Con số này cùng kỳ năm ngoái chỉ là 5,3 tỷ USD, theo số liệu của Real Capital Analytics.
"Xu hướng giảm nợ sẽ còn tiếp tục trong nửa đầu năm sau", James Shepherd - Giám đốc điều hành phụ trách khu vực Trung Quốc tại Cushman & Wakefield nhận định. Ông cho biết nhà đầu tư Trung Quốc thường dựa vào các ngân hàng địa phương để hỗ trợ việc mua sắm. Khi nguồn tiền này bị cắt, và áp lực tái cấp vốn tăng, việc bán tài sản là không thể tránh khỏi.
Việc bán tài sản "một phần do Chính phủ Trung Quốc thúc giục, để kiềm chế những người mua quá điên cuồng, nhưng cũng là biện pháp để giảm nợ trong nền kinh tế", Jeffrey Langbaum - nhà phân tích bất động sản thương mại tại Bloomberg Intelligence cho biết.
Dĩ nhiên có nhiều người vẫn sẵn sàng mua. Một nhóm nhà đầu tư, trong đó có Ping An Real Estate, China Life Insurance đã bán một tòa nhà 13 tầng ở Boston với giá 450 triệu USD hồi tháng 8. Đây là con số kỷ lục cho một giao dịch tòa nhà văn phòng ở thành phố này.
"Bất ổn kéo dài vì xung đột thương mại sẽ gây sức ép lên dự trữ ngoại hối và giá đồng Nhân dân tệ. Vì thế, các biện pháp kiểm soát vốn có thể còn tiếp tục trong năm 2019", Tom Moffat - giám đốc các thị trường vốn châu Á tại CBRE Hong Kong nhận định. Điều này cũng có nghĩa "nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tiếp tục chọn lọc tài sản để bán, để củng cố bảng cân đối kế toán hoặc chốt lời".
Nguồn: VnExpress
4 người Việt trộm quần áo bị tuyên án tù ở Singapore Singapore đã tuyên án tù đối với 4 người Việt trộm áo quần hàng hiệu từ nhiều cửa hàng khác nhau tại đảo quốc này. Số quần áo mất cắp được thu hồi CHỤP MÀN HÌNH CHANNEL NEWSASIA Van Tu Nguyen (30 tuổi), Duong Tuan Dat (27 tuổi) và Nguyen Thi Thu Huong (31 tuổi) mỗi người lãnh 23 tháng tù giam. Còn...