Con gái thoát ế, ông bố hô lớn giữa đám cưới: “Con rể đúng là ân nhân”
Trong cuộc đời này, chẳng có ai yêu thương chúng ta giống như bố mẹ. Dù thế nào, họ cũng sẽ luôn đồng hành bên ta, cùng sẻ chia những khoảnh khắc vui buồn của cuộc đời.
Biết con lấy được chồng, người bố đã không ngần ngại cùng con ca hát, nhảy múa ăn mừng trong lễ cưới. Thậm chí, trước mặt đông đảo quan khách, ông còn không ngừng hô vang niềm phấn khích của mình.
Khoảnh khắc đáng yêu của hai bố con. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Được biết, hai nhân vật chính trong lễ cưới là cô dâu Thảo Vy và chú rể Thanh Đăng. Vì bản thân đã tìm được một người bạn đời ưng ý sau khoảng thời gian dài độc thân nên cô dâu vô cùng vui mừng. Ngay cả bố mẹ cô cũng không giấu nổi sự phấn khởi.
Trước mặt đông đảo quan khách, cô còn quay sang, tự hào khoe: “Bố ơi, con lấy được chồng rồi”. Thấy vậy, người bố cũng rất nhiệt tình phối hợp, không ngừng nhảy múa, hô vang: “Thoát ế, thoát ế, thoát ế”. Khoảnh khắc đáng yêu đó đã khiến người xem không khỏi bật cười.
Ai cũng ao ước có được một người bố yêu thương mình giống như cô dâu. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Hành động của hai bố con khiến nhiều người thích thú. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Không chỉ tưng bừng nhảy múa, người bố còn cảm ơn chú rể ngay tại lễ cưới. Ông nói: “Từ khi sinh ra đến nay, cháu Thảo Vy đã được sống trong tình yêu thương của gia đình. Tuy cháu không xinh đẹp nhưng dễ thương, tuy không quá giỏi giang nhưng rất hiểu chuyện. Cháu tuy hơi bướng bỉnh và lì nhưng rất yêu thương bố mẹ… Bố cũng rất cảm ơn con rể Đăng, con chính là ‘ân nhân’ của bố”.
Dù vui mừng là vậy, thế nhưng người bố này cũng rất yêu thương con gái. Chính cô dâu chia sẻ, trước khi cùng con nhảy múa, ông đã không kìm được niềm xúc động, rơi nước mắt ngay giữa lễ đường. Bản thân ông cũng hiểu được rằng từ nay trở đi mình sẽ không còn được tự tay chăm sóc, bao bọc con gái nữa.
Dù đang phát biểu, ông cũng cố gắng kìm nén giọt nước mắt hạnh phúc của mình. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Ánh mắt của ông chất chứa nhiều cảm xúc. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Bên cạnh đó, dân tình cũng rất xúc động khi chứng kiến người bố này dắt tay con gái tiến vào lễ đường. Ông còn không ngần ngại nói với chàng rể quý: ” Bố trao con gái cưng của bố cho con”. Ánh mắt ngập tràn hạnh phúc xen lẫn sự buồn lòng của ông đã khiến nhiều người nhớ đến bố mẹ của mình. Khoảnh khắc này, có lẽ ông cũng không nỡ, nhưng ông biết đây là điều hạnh phúc mà con gái mong đợi.
Video đang HOT
Về phía cô dâu, cô cũng rất buồn khi thấy bố mẹ rơi nước mắt trong ngày vui của mình. Cô bày tỏ: ” Là ngày vui của bản thân nên mình đã dặn lòng từ trước nhất định không được khóc. Trước ngày cưới, mình cũng đã chuẩn bị tinh thần rất nhiều. Nhưng cứ nhìn thấy bố mẹ là mình lại không thể nén được nước mắt. Mình biết phong ba bão táp của cuộc đời dù có khó khăn đến mấy cũng không bao giờ làm khó được bố mẹ. Nhưng nay là lần đầu tiên mình thấy bố mẹ khóc. Con nhất định sẽ thật hạnh phúc, bố mẹ yên tâm”.
Ánh mắt của người bố khiến nhiều người xem rơi nước mắt. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Cô dâu cũng rất vui khi được thấy bố mẹ tươi cười trong lễ cưới của mình. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Dù đã “thoát ế”, thế nhưng cô gái vẫn rất buồn vì phải xa gia đình. (Ảnh: TikTok scorpiele1993)
Chứng kiến khoảnh khắc con gái xuất giá, người bố trên là người vui nhất, nhưng có lẽ cũng là người buồn nhất. Mong rằng từ nay về sau, cô dâu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, để bố mẹ cô có thể an tâm, vui lòng.
Người làm sự kiện nói về trào lưu "No Kids Zone" trong đám cưới: Đó cũng là một cách bảo vệ trẻ em
Không mời trẻ em đến tham dự đám cưới đang là chủ đề khiến dân tình tranh cãi và dành nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.
Vừa qua, thiệp cưới của một nữ ca sĩ nổi tiếng đã thu hút sự chú ý của rất đông khán giả. Bên cạnh những bàn luận về chiếc thiệp xịn sò cỡ nào thì điều khiến công chúng quan tâm hơn cả lại là yêu cầu "tiệc người lớn nên không đính kèm trẻ em".
Quy định không đưa trẻ em đến lễ cưới gây ra nhiều tranh cãi
Trên thực tế, đây không phải đám cưới của người nổi tiếng đầu tiên đưa ra yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn luôn trở thành chủ đề gây tranh cãi. Người thì cho rằng việc cấm trẻ em đi dự đám cưới là quá khắt khe:
"Những bữa tiệc sang trọng như đám cưới, sinh nhật, ra mắt sản phẩm,... sẽ là những trải nghiệm rất hay với bọn trẻ. Chúng sẽ hiểu rõ hơn về các sự kiện xung quanh, vừa học hỏi vừa vui vẻ. Nên mình thấy cấm thì khắt khe quá".
Người lại cho rằng đó là sự văn minh và cũng vì muốn thoải mái cho người tham dự:
"Tôi hoàn toàn đồng ý với yêu cầu này vì đôi khi mang trẻ em theo, bố mẹ cũng không được dự tiệc trọn vẹn. Phải lo cho các con ăn uống. Mà trẻ em cũng không thể ngồi yên quá lâu nên đôi khi chúng sẽ chạy nhảy khắp nơi và dễ gây ra sự cố không ai mong muốn".
Khách được mời đến tham dự đám cưới thì 9 người 10 ý vậy còn những người trực tiếp lên kế hoạch, tổ chức sự kiện nói gì về vấn đề này?
Đám cưới là sự kiện mang tính cá nhân cao, chẳng phải nên tôn trọng ý kiến của chủ bữa tiệc sao?
Trào lưu "No Kids Zone" trong đám cưới vốn không hề mới nhưng ở Việt Nam giờ mới dần được nhiều người biết đến hơn. Và ở nhiều nơi trên thế giới, trào lưu này vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều do mỗi người sẽ có một quan điểm, góc nhìn khác nhau cũng như do phong tục, văn hoá của mỗi châu lục, quốc gia. Tuy nhiên dù ở bất kì đâu, chủ nhân bữa tiệc là cô dâu và chú rể vẫn có vai trò quan trọng nhất và có quyền quyết định về ngày vui, sự kiện cá nhân của mình.
Chị Hiền Thảo - Founder của The Sisters Planner cho hay: "Trên phương diện là một wedding planner mình tán thành với việc chủ nhân của bữa tiệc đưa ra một thông điệp rõ ràng tới với các vị khách mời. Bởi lễ cưới là một sự kiện mang tính cá nhân rất cao, do vậy trong trường hợp nếu cô dâu chú rể đã đưa ra quyết định này cho lễ cưới, hãy tôn trọng họ".
Cũng đồng ý với quan điểm trên, chị Hương Nguyễn - Lead wedding planner tại MHs Planner nói: "Mình có 10 năm kinh nghiệm, đã từng tổ chức nhiều tiệc cưới lớn nhỏ cho các đối tượng khách hàng khác nhau thì đúng là việc trẻ em theo bố mẹ đến dự tiệc cưới là khá phổ biến. Tuy nhiên theo mình, việc có nên mang theo trẻ em hay không còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ bữa tiệc và người được mời cũng như quan điểm riêng của cô dâu, chú rể.
Nếu mối quan hệ đủ thân (bạn bè thân, họ hàng, người nhà) và chủ bữa tiệc không ghi chú gì thì việc mang theo trẻ em đến dự tiệc là không có gì phải bàn cãi. Nếu một trong 2 điều kiện trên không được đáp ứng thì người được mời thực sự sẽ cần cân nhắc là mình có nên mang theo trẻ em hay không, hay bản thân mình có muốn tham dự một bữa tiệc có quy định không mang theo trẻ em, mặc dù mình rất thân với cô dâu chú rể?
Ngoài ra, điều này hoàn toàn là quyết định của chủ nhân bữa tiệc. Nói cho cùng thì đám cưới là một bữa tiệc cá nhân rất đặc biệt, chẳng phải chúng ta nên tôn trọng ý muốn của người chủ bữa tiệc đặc biệt ấy sao? Với tư cách người được mời, nếu bạn cảm thấy việc không được mang trẻ em theo là quá khắt khe, bạn vẫn có thể chọn cách khác để chúc phúc cho chủ nhân bữa tiệc mà không cần phải có mặt tại bữa tiệc".
Chị Hiền Thảo - Founder của The Sisters Planner
"No Kids Zone": Khắt khe nhưng cũng là cách để bảo vệ trẻ em
Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, cả chị Hiền Thảo và chị Hương Nguyễn đều từng tổ chức nhiều đám cưới có sự tham dự của các bạn nhỏ. Trong một vài buổi tiệc, nhiều trường hợp khách mời đưa theo trẻ em nhưng không báo trước, khiến chủ nhân bữa tiệc cũng như bên tổ chức bị thụ động trong khâu sắp xếp chỗ ngồi.
Ngoài ra, các bạn nhỏ cũng thường tò mò và hiếu động, phấn khích khi thấy đồ trang trí hay khi cô dâu, chú rể tiến vào sân khấu làm lễ cưới. Do vậy, không chỉ gia đình mà những người tổ chức sự kiện cũng phải bố trí người giám sát tại các vị trí quan trọng để đảm bảo các bé không gặp sự cố cũng như không gây ảnh hưởng tới chương trình.
"Một chương trình lễ cưới theo phong cách phương Tây, hiện đại sẽ có rất nhiều phần, từ đón tiếp, cho tới cử hành lễ, rồi phần giao lưu trước tiệc tối, cho tới tiệc tối và nhảy kết thúc tiệc. Với một lễ cưới dài như vậy, việc tham gia lễ của các bé sẽ cần sự giám sát của ba mẹ hoặc người thân, chưa kể tới việc bé nào nghe lời người lớn, bé nào không. Trong một số khoảnh khắc rất trang trọng của buổi lễ, nếu cha mẹ hoặc người thân không kịp để mắt, có thể khiến các bé xuất hiện trong khung hình, hoặc trên sân khấu ngoài ý muốn, khiến chủ nhân bữa tiệc khá bối rối.
Yêu cầu không đưa theo trẻ em đôi khi cũng là cách để bảo vệ chúng (Ảnh minh hoạ)
Một số ví dụ có thể kể ra như: bé lên sân khấu khi cô dâu chú rể đang trao lời thề nguyện, mè nheo khóc lóc giữa lễ, bé tò mò và nếm thử bánh cưới khiến bánh biến dạng, các bé nhổ hoa trang trí, nghịch bàn tiệc... Các sự việc này thực ra không thuộc lỗi của ai cả, vì các bé chỉ đơn giản là còn nhỏ và tò mò, còn cha mẹ đôi khi cũng khó mà kiểm soát được tất cả; còn người "chịu trận" lại là cô dâu chú rể hoặc đội ngũ điều phối chương trình.
Bên cạnh đó, đôi khi một số lễ cưới sẽ được lên chương trình theo hướng "người lớn", xuất hiện các hình ảnh nhạy cảm hoặc nằm ở các khu vực nguy hiểm như gần vách núi, nơi có sông, hồ, suối...; ở những lễ cưới như vậy, việc mang trẻ nhỏ theo cũng là điều rất đáng cân nhắc, mà đôi khi chỉ người tổ chức ra chương trình mới nắm được, nên việc không đưa theo trẻ em lúc này cũng đóng vai trò để bảo vệ các bé nữa", chị Hiền Thảo phân tích thêm.
Nhiều người cho rằng, việc cho trẻ tới tham dự lễ cưới sẽ tăng trải nghiệm cuộc sống cho trẻ, vậy nên "No Kids Zone" là một điều nên bài trừ. Tuy nhiên, chị Hiền Thảo lại nghĩ khác. Bởi số đông các cặp cô dâu, chú rể hiện nay vẫn yêu thích lựa chọn tổ cưới theo hướng truyền thống và không có bất cứ yêu cầu nào về việc này. Do đó, các bạn nhỏ dù ít hay nhiều, chắc chắn vẫn sẽ có cơ hội trải nghiệm lễ cưới và các lễ nghi kèm theo. Cùng với đó, trong nhiều đám cưới, trẻ em còn trở thành nhân vật chính khi tung cánh hoa hồng hay mang nhẫn lên cho cô dâu, chú rể. Điều đó cũng rất đáng yêu đối với nhiều người.
Giải pháp nào cho cô dâu, chú rể để vừa hợp tình vừa hợp lý?
Theo kinh nghiệm của mình, chị Hương Nguyễn chia sẻ: "Cũng đã có rất nhiều khách hàng của mình lăn tăn về việc nên hay không nên quy định "No Kids Zone" trong đám cưới của họ. Trong những trường hợp này, mình thường đưa ra gợi ý tạo một góc vui chơi dành riêng cho trẻ em kèm theo một vài hoạt động như chú hề, vặn bóng, tô tượng,... Hoặc nếu ngân sách và không gian thoải mái hơn nữa, có thể làm thêm khu vực ăn uống tự chọn cho trẻ em với menu riêng. Sau một vài lần xử lý theo cách trên thì mình thấy cả chủ nhân bữa tiệc, cả khách mời và đặc biệt là các em bé đầu rất vui vẻ".
Cô dâu chú rể có thể tổ chức 2 buổi tiệc riêng hoặc có thêm một khu dành riêng cho trẻ em (Ảnh minh hoạ)
Đồng tình với ý kiến trên, chị Hiền Thảo bổ sung: "Với lễ cưới của người nổi tiếng hoặc những cặp đôi Việt có khả năng tài chính dư dả, có lẽ họ thường chọn tổ chức tiệc thân mật và tiệc truyền thống cho lễ cưới của mình.
Trong tiệc thân mật sẽ giới hạn khách mời thân thiết nhất và mang tính cá nhân cao. Những buổi tiệc như vậy thường sẽ là thời gian gần gũi, thậm chí "nổi loạn" và thăng hoa nhất của cặp đôi trước khi về chung nhà. Do đó, họ cũng muốn khách mời tham dự được thoải mái, không vướng bận con nhỏ, và đó cũng có thể là lý do khiến họ quyết định áp dụng yêu cầu người lớn không đính kèm trẻ em. Ngược lại, bữa tiệc truyền thống sẽ là nơi diễn ra các nghi thức thông thường và bữa tiệc này do mang tính "an toàn" nên sẽ rộng mở cho mọi đối tượng khách mời".
Cô dâu đẩy xe lăn đưa chú rể không còn khả năng đi lại vào lễ đường Trong đám cưới, cô dâu thường được chú rể dắt tay vào lễ đường thực hiện các nghi thức đánh dấu ngày trọng đại. Thế nhưng không phải cặp đôi nào cũng vậy, cách đây không lâu Weibo chia sẻ video ngắn ghi lại đám cưới đặc biệt ở Hồ Nam, Trung Quốc. Cô dâu đẩy xe lăn đưa chú rể vào lễ...